【bxh vdqg anh】Thương binh Hoàng Văn Toàn: Xưa thắng giặc nay thắng nghèo
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt,ươngbinhHoàngVănToànXưathắnggiặcnaythắngnghèbxh vdqg anh nghe theo lời kêu gọi của Tổ quốc, ông đã xung phong lên đường và hy sinh một phần thân thể cho độc lập tự do của dân tộc. Trở về đời thường, dù mang trên mình thương tật, song với tinh thần “Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo”, phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, ông lại vượt qua muôn vàn khó khăn tiếp tục xung phong trên mặt trận phát triển kinh tế. Đó là ông Hoàng Văn Toàn, thương binh hạng 4/4 ở ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên.
Thương binh Hoàng Văn Toàn là tấm gương sáng về sự gương mẫu và truyền cảm hứng yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình đến thế hệ sau
Chúng tôi tìm về ấp Cây Dừng để gặp người cựu chiến binh (CCB) Hoàng Văn Toàn vào những ngày tháng 7 hào hùng. Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp ông đó là một người thương binh với nét mặt hiền lành, giản dị đậm chất người lính Cụ Hồ. Ở cái tuổi 65, ông vẫn còn nhớ như in những tháng ngày trong quân ngũ cũng như quá trình tham gia chiến đấu đầy khốc liệt và gian khổ. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Hà Nam, tròn 20 tuổi nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông xung phong nhập ngũ ở Sư đoàn 10 thuộc Quân đoàn 3 và tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia.
Vừa trò chuyện ông vừa cho chúng tôi xem những vết sẹo trên người như là minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh. CCB Hoàng Văn Toàn nhớ lại, năm 1977, sau khi nhập ngũ và được huấn luyện hơn 1 tháng tại Đắk Nông, ông cùng đồng đội lập tức lên đường tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia đoạn ở ngã ba Đông Dương. Từng nhiều lần giáp mặt, vào sinh ra tử với quân thù, ông bị thương tới 3 lần trong các trận đánh với địch do mảnh đạn pháo văng vào. “3 lần đó là bị nặng, bị mảnh pháo găm vào đầu, lưng và chân. Còn những lần bị nhẹ thì nhiều không nhớ hết. Hiện tại vẫn còn vài mảnh đạn nằm trong người tôi chưa được lấy ra. Đến nay khi tuổi đã cao, mỗi khi trái gió trở trời vết thương lại đau nhức, ảnh hưởng tới cuộc sống rất nhiều”, ông Toàn chia sẻ thêm.
Năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trở về quê nhà với hai bàn tay trắng, cuộc sống mưu sinh thuở ban đầu của anh lính trẻ với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua được. Sau khi lấy vợ thì gánh nặng lại thêm nhiều hơn. “Bản thân tôi lúc đó cũng chỉ biết vắt hết sức mình làm dăm ba sào ruộng ở quê, thế nên cái nghèo cái khó vẫn cứ đeo bám đằng đẵng. Lúc bấy giờ, tôi luôn trăn trở làm thế nào để gia đình thoát khỏi cái nghèo cái khó, con cái có điều kiện học hành đàng hoàng”, ông Toàn nhớ lại.
Nói về cơ duyên đến với mảnh đất Hiếu Liêm, ông Toàn vui vẻ nói: “Trong một lần vào thăm em gái ở đây, tôi nhận thấy người dân trong này làm kinh tế khác so với người dân ngoài quê nên tôi muốn thay đổi để chuyển hóa cuộc sống khó khăn của bản thân mình. Nghĩ là làm, năm 1992, tôi một mình khăn gói vào Hiếu Liêm để bắt đầu làm quen với môi trường mới. Đến năm 1995, tôi đưa cả vợ con vào và chính thức gắn bó với mảnh đất Hiếu Liêm đến bây giờ”.
Lúc mới vào được bao nhiêu vốn liếng, vợ chồng ông gom góp mua ít đất trồng mía bán cho nhà máy đường Bình Dương. Sau đó, gia đình ông chuyển sang trồng cây cao su và cây điều. Khoảng 3 năm trở lại đây, được địa phương hỗ trợ kỹ thuật, ông đã tiến hành chuyển đổi một phần đất sang trồng cây ăn trái có múi như cam, quýt, bưởi… Hiện tại ông có khoảng 3ha trồng cao su, 3ha trồng điều và 2ha trồng cây ăn trái. Tất cả đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hàng năm hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ vươn lên phát triển kinh tế, thương binh Hoàng Văn Toàn còn là một công dân kiểu mẫu gương mẫu đi đầu khi luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia phát triển các phong trào tại địa phương. Với vai trò là người chồng, người cha trong gia đình, ông luôn khuyên nhủ, dạy bảo các con phải cố gắng học tập trở thành người tốt, người hữu ích cho xã hội.
Người thương binh Hoàng Văn Toàn dù mang trong mình nhiều thương tích, nhưng với tinh thần không khuất phục cái khó vẫn hăng say lao động, phát triển kinh tế gia đình và xây dựng đất nước. Ông tỏa sáng trong thời bình bằng vốn sống, sự gương mẫu và truyền cảm hứng yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình đến thế hệ sau.
HỒNG PHƯƠNG - PHƯƠNG THANH
(责任编辑:Thể thao)
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Malaysia cấm người nước ngoài mua nhà ở dự án đô thị sinh thái lớn
- ·Trợ lực xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trường cho ngành cơ khí
- ·IMF cảnh báo nguy cơ cuộc chiến thương mại ngày càng trầm trọng
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Cô gái bỏ nhà đến sống ở nghĩa trang suốt 4 năm để trốn tránh hôn nhân sắp đặt
- ·Khan hiếm người mang thai hộ ở Mỹ
- ·Anh sẵn sàng đóng góp tài chính cho nghiên cứu khoa học với EU
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Iran điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ Rial nhằm ngăn đà lao dốc
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Thâm hụt ngân sách Mỹ có thể vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2020
- ·Samsung bị buộc trả 539 triệu USD cho Apple vì vi phạm bản quyền
- ·'Hòn đảo chết' ở Nhật Bản có nhà hàng đầu tiên
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Phương pháp thặng dư phù hợp định giá những khu đất có tiềm năng phát triển
- ·Chính phủ Mỹ áp thuế 60 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc
- ·Ngày của Mẹ 2022 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày của Mẹ
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Chàng trai Mỹ bỏ việc lương cao về Việt Nam theo đuổi cô nhân viên ngân hàng