【bondawap】Ngõ nhỏ không tên
Đậu xe ở cổng làng, anh dắt vợ con đi một quãng đường để vào làng. Con đường không quá xa, tiết trời sang xuân đương ấm áp, anh muốn họ tận hưởng khí trời thanh trong, mát mẻ ấy. Triền đê rộng, gió thổi mát rượi, dưới cánh đồng vẫn còn vài bóng hình lom khom đương buổi gặt cuối, nhác thấy bóng người, sự thân quen khiến họ hơi khựng lại:
- Trời, thằng Linh có phải không? Thằng Linh con ông Huynh nè.
- Dạ, cháu! Bác… Đinh, bác Coi có phải không?
Tiếng cười len lỏi vào từng khoảng trời làm dậy lên những nỗi niềm quen thuộc, vợ anh khẽ mỉm cười gật đầu và cúi chào từng người mình đi ngang qua sau tiếng giới thiệu của chồng. Căn nhà nhỏ quen thuộc dần hiện ra trước mắt, ông bà nghe cháu về đã đứng đón từ sớm, cũng đòi ra tận cổng làng nhưng anh nhất quyết không cho. Mái nhà vẫn khoác lên vẻ rêu phong vốn có, vài con gà thấy bóng người lạ cất vội tiếng gáy sai giờ. Đứa nhỏ đã ngủ trưa vì đi đường xa thấm mệt, anh đứng trước hiên nhà hút thuốc. Bên nhà hàng xóm có bóng hình một người phụ nữ cũng đang đứng nhìn bóng nắng trải đều trước ngõ nhỏ như anh…
***Anh và cô cùng lớn lên tại con ngõ nhỏ không tên này, không chỉ là hàng xóm mà còn là đôi bạn thân cùng tuổi. Thời còn bé, ngày Tết vui hơn bây giờ nhiều, đám trẻ chưa hiểu được thế nào là sự sum họp nhưng lại luôn nhớ thời gian đó sẽ được lì xì. Ở đầu ngõ có một ngôi chùa nhỏ nằm yên tĩnh bên mé sông, phía trước là một khoảng đất rộng và rồi tới cánh đồng lúa. Chùa chỉ có một người sư già nên khi Tết đến, đám nhỏ trong làng thường tụ tập lên để giúp dọn dẹp chùa. Đến mồng một lại xúng xính áo mới cùng ông bà lên lễ chùa ngày đầu năm.
Những kỷ niệm thuở ấu thơ vang vọng cả một góc trời. Những đứa trẻ thường không biết được tương lai như thế nào, chúng thường tận hưởng hiện tại một cách thuần khiết nhất. Tết ở quê không như thành phố, không có thức tới giao thừa để xem pháo hoa, vẫn ngủ rất sớm để mai thậm chí còn dậy sớm nếu cuối năm chưa kịp thu hoạch. Mọi thứ của không khí Tết vẫn xen lẫn vào những đời thường của cuộc sống thường nhật. Giữa ruộng lúa thẳng cánh cò bay có một đoạn cầu ngắn bắc ngang qua một mương nước để dẫn nước ra ruộng. Đám trẻ thường sẽ tụ tập để chơi ở đó sau khi nhận đủ lì xì ở nhà.
Những đứa trẻ lớn lên cùng nhau không thể ngờ được lại đi những tương lai khác hẳn nhau. Lên cấp ba, trong khi cô bắt đầu được học trường chuyên trên phố và ở hẳn nội trú thì anh và đám bạn vẫn còn học trường cấp ba dưới quê theo quy trình. Chỉ mỗi cuối tuần anh lại vượt cả tiếng đồng hồ để đạp xe lên phố thăm cô hoặc chở cô về lại quê để hòa mình cùng đám bạn. Mùa Tết năm cả hai bước vào lớp mười một, anh lần đầu tiên nói rõ lòng mình với cô. Khi ấy, cô không trả lời. Chỉ có lúc giao thừa anh nhận được một dòng tin nhắn ngắn gọn: “Hãy nói lại điều ông muốn nói đi, vì mọi thứ nói vào mồng Một sẽ ứng nghiệm cho cả năm đấy”. Lời hẹn ước đêm giao thừa nghe nồng nàn tuổi thanh xuân đến lạ.
Tình cảm thanh xuân ấy trôi qua một cách nhẹ nhàng vì khoảng cách cũng không hẳn là quá xa và sự trân trọng dành cho nhau vẫn chưa vươn dần đến mức chiếm hữu. Cho tới khi cả hai đến tuổi thi đại học: Anh nghỉ học vì điều kiện kinh tế gia đình và anh cũng thấy mình không đủ sức học tiếp, còn cô sau khi tốt nghiệp trường chuyên được tuyển thẳng vào một trường kinh tế ở Sài Gòn. Thời gian đầu, hai nguời vẫn cố gắng duy trì tình cảm, cô cũng không giấu mình có người yêu đang đợi ở quê, ở con ngõ nhỏ không tên hai người cùng lớn lên ai cũng biết hai người từ lâu đã là một. Việc học những năm sau của cô trở nên căng thẳng, còn anh sau khi tốt nghiệp cấp ba cũng bắt đầu đi làm ở xưởng trong làng, công việc khá nặng nên nhiều khi làm xong đợi lúc cô kết thúc việc bài vở thì anh cũng đã nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt mỏi.
Mùa Tết năm thứ hai cô không về vì thực tập tại một công ty, đến khi định về thì tàu xe đều không còn vé, cô đành ở lại phố năm đó, đó cũng là năm đầu tiên Tết của anh thiếu vắng hình bóng cô. Lần đầu tiên anh hiểu được thì ra con ngõ cũng biết buồn. Dù ở xa nhưng anh chưa bao giờ trách cứ vì cô để lỡ cơ hội hiếm hoi được nghỉ học để về, mùa hè năm đó, anh còn cố gắng ra bến xe thật sớm chỉ để đón cô về nghỉ hè dù chỉ độ được non tuần cô đã phải lên xe về lại phố để tiếp tục việc học. Tết năm sau, cô cũng không về được, chàng trai bằng tình yêu tuổi hai mươi lấy con xe cà tàng đi hơn mười hai tiếng lên phố chỉ để có thể được ăn Tết cùng cô. Anh dường như quen thuộc với dãy nhà trọ của cô vì chính anh là người cùng cô đi tìm nhà trọ và cũng vì một năm mỗi khi rảnh rỗi anh lại lên phố thăm cô mấy lần, và ở nhờ ở phòng trọ của anh cùng khu vốn ở một mình. Nhưng đón cô cùng với bó hoa nhỏ anh nhờ người mua lại là hình bóng cô được đưa về bởi một chàng trai khác.
Anh vẫn ở lại đón giao thừa cùng cô và vài người trong khu trọ nhưng dường như mọi thứ bắt đầu đổi thay, anh định ở lại phố vài hôm để đưa cô đón Tết trên phố, nhưng anh đã về vào hôm sau. Anh chọn cách không nhắc tới mỗi khi cô định giải thích, còn cô sau khi thấy anh không muốn nói về cũng đành im lặng. Anh đã nghĩ nếu mình cố không nhắc tới thời gian đẹp sẽ còn mãi mà không biết được khi đã có mâu thuẫn không được giải quyết, hiểu lầm sẽ nối tiếp những hiểu lầm. Anh bắt đầu đánh mất đi mình thời niên thiếu, đánh mất luôn cả niềm tin của tuổi hai mươi. Sau khi tốt nghiệp cô ở lại phố làm việc, anh lúc này cũng là tổ trưởng trong tổ lao động ở xưởng, hai người bắt đầu đi những hướng xa nhau. Họ nảy sinh những mâu thuẫn khi cô không về quê cùng anh như đã hứa và anh cũng không rời xa quê nhà để tới với cô.
Tết năm ấy cô không về vì ở lại công ty trực Tết, theo lịch phân bổ thì sau Tết cô sẽ được về quê. Tết năm ấy anh vẫn lên thăm cô, nhưng hai người lại cãi nhau to vì những hiểu lầm mà thậm chí không nhớ nổi tên nữa. Năm ấy hai người bước vào tuổi hai mươi bốn, họ chia tay và trả lại nhau một thời thanh xuân giờ đã là của riêng cả hai. Ít năm sau cô cưới, cô vẫn mời anh như lời hẹn thời niên thiếu sẽ cùng đi lễ đường với nhau, dù không phải là với nhau. Tất nhiên đó không phải là người đàn ông năm ấy, hai năm sau khi chia tay anh, cô mới mở lòng yêu một người khác. Anh cũng gác lại tình yêu tuổi thanh xuân, năm ba mươi tuổi cũng nên duyên với người vợ bây giờ, người đã đưa anh ra khỏi nỗi đau và sự hối hận của tình yêu năm ấy.
Người phụ nữ hàng xóm dường như cũng về thăm quê nhân dịp Tết, khẽ nhoẻn cười khi thấy anh, đứa bé gái ra gọi mẹ và người chồng nhẹ nhàng gọi cô vào ăn cơm. Cô khẽ gật đầu chào anh rồi bước vào nhà. Vợ anh cũng đương nhìn theo hình bóng ấy và hỏi nhỏ anh: “Cô ấy hả?”, anh gật đầu và xiết chặt lấy tay vợ. Vợ anh không ghen vì anh đã từng kể về cô như một người mình đã mắc sai lầm tuổi trẻ vì ghen tuông và từ đó đối xử với vợ tốt hơn. Quan trọng là sau đó anh thực sự đã yêu vợ bằng tất cả sự trưởng thành của người đàn ông lúc ấy.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Nguyên Phó Thống đốc – bị cáo Đặng Thanh Bình tự đến hầu tòa
- ·Đất chiếm hơn 64% tổng giá trị tài sản nhà nước
- ·Cơ chế giá dịch vụ BOT mang lại lợi ích cho người dân
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Kiểm toán Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
- ·Thực hiện Nghị quyết 19
- ·Hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng được miễn thuế VAT
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Trường ngoài công lập gánh quá tải giáo dục
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·HĐND tỉnh quyết định thanh lý tài sản thuộc địa phương quản lý
- ·Gần 200 con bò thuần chủng A2 về Việt Nam bằng máy bay chuyên dụng
- ·Đề nghị thi hành kỷ luật hai ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Người được điều động trong hoạt động kiểm ngư được hỗ trợ tiền khám, chữa bệnh
- ·Mưa lũ khu vực Tây Bắc gây thiệt hại nặng về đường bộ
- ·Thanh Hóa: Có 47 điểm thu ngân sách nhà nước
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Hà Nội mở lại làn đường dành riêng cho xe buýt: "Không khả thi"!