【tỷ lệ cược ngoại hạng anh】Ngân hàng Phát triển Việt Nam vững vàng phát triển
Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Công trình giao thông trọng điểm quốc gia đưa vào vận hành năm 2015. Ảnh: Trịnh Hải |
Cung ứng cho nền kinh tế một lượng vốn lớn
Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, VDB luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan trung ương và địa phương, sự đồng hành của các doanh nghiệp. VDB đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao với vai trò là ngân hàng chính sách của Chính phủ.
Từ khi thành lập đến nay, VDB đã cung ứng cho nền kinh tế một lượng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tương đối lớn, đáp ứng một phần quan trọng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế. Phần lớn những dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn kéo dài.
Trong 17 năm hoạt động, VDB đã cho vay gần 200 dự án trọng điểm (nhóm A) trên phạm vi cả nước, trong đó hầu hết các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp cơ bản (xi măng, thép, điện, giấy, phân bón, chế biến cao su, cơ khí, vệ tinh viễn thông) với tổng số vốn vay chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư, tác động tích cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền và cả nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. |
Việc tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước giúp chủ đầu tư đủ sức thực hiện nhiều dự án lớn, quan trọng như: Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Ninh Bình, Vệ tinh Vinasat 1 và 2, Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy sữa TH, Nhà máy Khí điện đạm Cà Mau… và nhiều dự án thuộc các chương trình kinh tế trọng điểm và các chương trình mang tính xã hội khác như: xây mới, mở rộng cơ sở khám chữa bệnh của 18 bệnh viện công; kiên cố hoá kênh mương, tôn nền vượt lũ, giao thông nông thôn...
Bên cạnh đó, thông qua nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, VDB đã cho hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuộc đối tượng vay vốn để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… đến các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi.
Với doanh số cho vay xuất khẩu lên đến trên 142 nghìn tỷ đồng, VDB đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới và tiềm năng, góp phần hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược, tình hữu nghị với các nước trên thế giới (xuất khẩu sang Cuba, Iraq...) theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ trong hợp tác kinh tế và quan hệ giữa Việt Nam và các nước.
Cùng với việc thực thi chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu Nhà nước, VDB còn thực hiện nhiệm vụ cho vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Trong 17 năm hoạt động, VDB đã quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA với 374 dự án cho vay theo Hiệp định của Chính phủ với tổng số vốn cam kết hơn 14 tỷ USD và dư nợ (quy đổi) gần 160 nghìn tỷ đồng. Thông qua việc hỗ trợ kịp thời nguồn vốn ODA cho vay lại giúp các dự án phát huy được hiệu quả về kinh tế - xã hội, uy tín của VDB đối với các nhà tài trợ quốc tế không ngừng được nâng cao, góp phần khẳng định vị thế cơ quan cho vay lại ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam.
Thời cơ và định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chặng đường phát triển của VDB cũng chứng kiến nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ cả những vướng mắc về cơ chế chính sách, sự thiếu hụt về nguồn lực... Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, VDB sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm khắc phục những hạn chế đang gặp phải hiện nay.
Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Chính phủ, sự ủng hộ của các bộ, ngành, chủ trương tiếp tục cơ cấu lại VDB giai đoạn 2023 - 2027 đã được Bộ Chính trị thông qua. Theo đó, trong giai đoạn 2023 - 2027, VDB sẽ tiếp tục củng cố và phát triển mô hình hoạt động của một ngân hàng chính sách, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao khả năng tự chủ để phát triển hiệu quả và bền vững, góp phần ngày càng lớn hơn vào việc hỗ trợ hoạt động đầu tư phát triển của nền kinh tế.
Một số giải pháp trọng tâm Cụ thể, VDB sẽ tập trung triển khai có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Một là, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hoàn thiện phương án cơ cấu lại và định hướng hoạt động của VDB giai đoạn 2023 - 2027, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Hai là, tích cực làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của VDB, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành. Ba là, báo cáo các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ phí quản lý của VDB cũng như thanh toán các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho VDB (bổ sung vốn điều lệ, cấp bù lãi suất, phí quản lý…). Bốn là, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình và văn bản quản trị nội bộ để sẵn sàng đưa vào thực hiện ngay khi các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của VDB được ban hành. Năm là, rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy tại trụ sở chính cũng như các chi nhánh, sở giao dịch và có những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành. Sáu là, làm tốt công tác tuyển dụng cũng như đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới. Bảy là, đầu tư xứng đáng cho việc nâng cao năng lực của cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thông tin, nhằm hỗ trợ tốt cho việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ theo mô hình của một ngân hàng hiện đại. Tám là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý và thu hồi nợ nhằm giảm nhanh quy mô và tỷ lệ nợ xấu, lành mạnh hoá danh mục cho vay và từng bước đưa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của VDB tiến dần đến chuẩn mực chung về hoạt động ngân hàng. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Sinh viên đi xe buýt sẽ được cộng điểm rèn luyện
- ·Ai là hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử Việt Nam?
- ·Câu hỏi từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia phải chào thua
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Vị vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Dùng dằng' hay 'dùng giằng'?
- ·Từng nản lòng trước việc học, 10X lội ngược dòng thành thủ khoa ĐH Luật Hà Nội
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Nhiều trường đại học chật vật tuyển bổ sung
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Ứng phó áp thấp nhiệt đới, Quảng Nam cho học sinh nghỉ học từ ngày 19/9
- ·Ấn tượng Hội thi Tay nghề Dầu khí lần thứ VIII
- ·Một quận ở Hà Nội cần tuyển 19 hiệu phó, 210 giáo viên biên chế
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Câu hỏi về tiền từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia bối rối
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
- ·Bài toán đơn giản của học sinh nhưng nhiều người vẫn phải 'chào thua'
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Nhiều tỉnh miền Trung cho học sinh nghỉ học tránh bão số 4