【ty le keo ngay mai】Phương pháp dự phòng hiệu quả lây nhiễm HIV
(CMO) Hiện nay, đối với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS, người nhiễm HIV không còn nguy hiểm và tỷ lệ tử vong thấp so với nhiều năm trước đó. Họ vẫn sinh hoạt và có cuộc sống bình thường nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, thậm chí kéo dài tuổi thọ. Ðặc biệt, đối với những đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm hoàn toàn có thể yên tâm vì có thể điều trị dự phòng hiệu quả trước phơi nhiễm bằng PrEP.
Đối với tất cả người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao và chưa nhiễm HIV đều có thể sử dụng được thuốc PrEP để dự phòng. Cụ thể, những nhóm đối tượng: nam có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ, người bán dâm, người tiêm chích ma tuý; người có quan hệ tình dục khác giới có nguy cơ cao không sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn; bạn tình âm tính của người nhiễm HIV hoặc người nhiễm HIV chưa điều trị ARV (hoặc điều trị ARV) có tải lượng HIV chưa đạt ức chế vi-rút trên 200 bản sao/ml máu. Những người đã điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV nhưng tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV cũng nên dùng thuốc PrEP.
Khách hàng đang sử dụng PrEP cứ định kỳ 3 tháng sẽ đến phòng khám PrEP xét nghiệm lại tải lượng vi-rút và nhận thuốc miễn phí. Ðây là một trong những bước tiến giúp công tác can thiệp số người nhiễm mới HIV trong cộng đồng đạt hiệu quả. |
Bác sĩ CKI Trương Kim Út, Phó trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cho biết, hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của người sử dụng PrEP. Trong quá trình dùng PrEP, khách hàng buộc phải uống hàng ngày, mỗi ngày 1 viên, có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Lưu ý, nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo thói quen uống thuốc đều đặn, nếu quên liều, cần uống khi nhớ ra. Tuy nhiên, không được uống quá 2 liều cùng 1 ngày.
PrEP rất an toàn, không tương tác với đa số các thuốc khác nên người dùng có thể uống cùng nhau. Số ít người thời gian đầu dùng PrEP sẽ xuất hiện tình trạng như đau dạ dày, đau đầu nhẹ, tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ giảm và mất sau 1-2 tuần.
Hiện tại, thuốc PrEP đang được cung cấp tại 2 cơ sở điều trị PrEP trong tỉnh, gồm: Khoa Phòng chống HIV/AIDS thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Phường 6, TP Cà Mau) và Trung tâm Y tế TP Cà Mau.
Bắt đầu từ tháng 4/2020, Phòng Tư vấn - Khám PrEP được thành lập (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) với đường dây nóng là 0949606151, trực tiếp tư vấn các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Hoặc truy cập vào tài khoản Facebook Phòng khám PrEP Cà Mau. Ðây là kênh thông tin hữu hiệu, đáng tin cậy để cung cấp các dịch vụ uống PrEP, cùng đó là phổ cập các kiến thức liên quan, kiểm tra sức khoẻ định kỳ và trao đổi thông tin cần thiết.
Anh P.H.T (ngụ Phường 8, TP Cà Mau) là một trong những khách hàng dùng PrEP đều đặn 2 năm qua. Anh T chia sẻ: “Trong một lần người yêu của tôi tham gia hiến máu thì được các bác sĩ khuyến khích nên đi kiểm tra, kết quả xét nghiệm cho thấy nhiễm HIV. Sau đó tôi được giới thiệu đến phòng khám PrEP và kiên trì dùng thuốc, đến nay sức khoẻ tôi vẫn bình thường, 3 tháng sẽ tiến hành xét nghiệm lại, đồng thời nhận thuốc uống. Cuộc sống tôi vẫn diễn ra bình thường, xem như là một trải nghiệm để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, khi cần thiết có thể giúp đỡ nhiều người khác”.
Thời gian đầu khi được bạn tình thông tin nhiễm HIV, anh T khá hoang mang, nhưng với sự hiểu biết và tìm hiểu thêm nhiều thông tin trên mạng Internet và bác sĩ phòng khám PrEP, anh dần an tâm hơn và bắt đầu có sự liên kết, giới thiệu thêm nhiều người khác, bạn bè khi gặp sự cố để hỗ trợ về mọi mặt.
Dù đã thành lập hơn 2 năm nhưng Phòng Tư vấn - Khám PrEP vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định, như thời gian hoạt động của phòng khám vào khung giờ hành chính mà đa số khách hàng đều có công việc ổn định, do đó việc đi lại để được thăm khám, tư vấn vẫn còn giới hạn, nhất là các khách hàng tuyến huyện. Tâm lý phần đông khách hàng rất e ngại khi tiếp xúc với các cơ sở y tế công lập, mong muốn có phòng khám PrEP tư để dễ dàng tiếp nhận dùng thuốc hơn. Hiện nay, công tác truyền thông các vấn đề liên quan đến PrEP, hay rộng ra là HIV/AIDS vào học đường vẫn còn giới hạn... Ðây là những rào cản dẫn đến công tác can thiệp và điều trị HIV/AIDS chưa mang lại hiệu quả như mong muốn./.
Nhi Ngô
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất đến năm 2030
- ·Bí quyết thành công của các cửa hàng tiện lợi trên thế giới
- ·Thời trang hút ống kính của Thư Kỳ ở tuổi 49 tại LHP Venice
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Đồng Nai: Tái bổ nhiệm ông Lê Hoàng Tuấn Anh làm Phó phòng Tài nguyên môi trường TP Biên Hoà
- ·Cuộc chiến không giới tuyến tập 1: Trung bị phản đối dù mới nhận chức
- ·TP Hà Nội tiếp tục chi 37 tỷ đồng hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Ông Phan Văn Bình được bầu làm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Sự thật Chi Dân quỳ gối cầu hôn cô gái bí ẩn tại Nhật Bản
- ·Ngày 4/4: Giá gạo tiếp đà tăng nhẹ, lúa giảm 100
- ·Bộ Tài chính đã tích hợp 157 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Đại hội Đảng bộ Tổng cục Thuế: Ngành Thuế đang đứng trước thời cơ và vận hội mới
- ·Ngày 15/3: Giá heo hơi tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, thịt heo chững giá
- ·Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Nhà đầu tư chứng khoán nên cân nhắc chốt lời nếu đã giải ngân thăm dò