【kèo thụy điển】Giữ nghề truyền thống
(CMO) Dù đã bước qua tuổi thất tuần nhưng bà Trần Mỹ Tiên ở Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau vẫn chưa có ý định bỏ nghề dệt chiếu. Gắn đời mình với nghề dệt chiếu từ khi hơn 10 tuổi, bà Tiên là một trong những người lớn tuổi nhất vùng còn bám nghề truyền thống với quan niệm “còn sức là còn ngồi dệt chiếu”.
Người dệt cũng thưa thớt dần vì không ai nối nghề, bà Tiên và nhiều hộ khác ở làng nghề dệt chiếu luôn nỗ lực bám trụ. Ðối với bà, dệt chiếu không còn là thói quen mà trở thành nghề nuôi sống cả gia đình bà qua nhiều thế hệ.
Làng chiếu Tân Thành dần mai một vì thợ dệt ngày một lớn tuổi và ít người nối nghiệp. |
Bà Tiên trải lòng: “Từng công đoạn làm ra chiếc chiếu rất kỳ công, người dệt phải thật tỉ mỉ mới có thể làm ra sản phẩm đẹp, bền. Giá trị ở chỗ người dệt nâng niu từng sợi lác đã được nhuộm đúng màu. Nói thế thôi chứ giờ chỉ còn những người già như chúng tôi làm, lớp trẻ khó mà gắn với nghề này lắm”.
Bà Tiên và con gái mình vẫn miệt mài dệt chiếu quanh năm. Nếu làm chăm chỉ, một ngày được 1 đôi chiếu, còn bận công việc khác thì 2 hay 3 ngày sẽ hoàn thành. Nhà bà Tiên thường dệt chiếu có kích thước từ 1,2-1,6 m, giá dao động 400.000-600.000 đồng/đôi, tuỳ vào loại chiếu hàng hay chiếu đặt. Giá có cao nhưng chất lượng, mỗi đôi chiếu lác dệt thủ công có thể sử dụng trên 3 năm.
“Năm nay, trúng mùa lác nên nhà tôi dệt cả năm gần 40 đôi, chưa kể những ngày gần Tết dệt thêm vài đôi nữa. Nói thì nói trúng vậy chứ số lượng này chỉ bằng một phần ba số lượng trước đây. Hồi đó, chỉ riêng mùa cận Tết là nhà tôi dệt cả trăm đôi chiếu. Thương cái nghề gắn bó với tôi mấy chục năm, tôi còn sức thì còn dệt. Nhờ có đứa con gái, chứ mình tôi cũng khó mà níu kéo nghề này”, bà Tiên phân trần.
Thời gian làm từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, lúc đó lác đủ già và cao đúng như thước tấc đôi chiếu. Từng công đoạn chẻ lác, nhuộm màu, phơi lác, se dây bố, dệt… đều cần những người thợ lành nghề.
Chị Hà Lê Huỳnh, 46 tuổi, con gái bà Tiên, tâm sự: “Hồi đó, tôi không làm nghề này nên mẹ thường dệt chiếu vần công cho bà con hàng xóm. Sau này thấy mẹ cực quá nên tôi làm chiếu với mẹ. Nhà khó khăn, thiếu thốn nên mẹ con tôi tiếp tục bám nghề dệt chiếu. Sản phẩm làm ra ngày một ít vì khách mua thưa dần, nhưng 2 mẹ con cứ thủ thỉ cùng nhau, hễ có khách đặt là nghề mình còn. Thế là nghề dệt chiếu cứ gắn bó suốt mấy chục năm, không biết thế hệ sau này còn ai làm nghề này nữa”.
Bà Phạm Thị Cương, 62 tuổi, ở Ấp 5, xã Tân Thành cũng là người thợ giỏi nổi tiếng nhất nhì làng chiếu Tân Thành. Không chỉ nổi tiếng về số lượng dệt mà chiếu nhà bà Cương còn nổi tiếng về chất lượng.
Nếu ai tinh ý dạo một vòng làng chiếu, hễ nhà nào làm nghề dệt chiếu sẽ thấy thêm một căn nhỏ kế bên căn nhà lớn. Ngầm ý của gia chủ là ngôi nhà này chỉ để dành cho dệt chiếu. Bà Cương lý giải, khung dệt chiếm nhiều diện tích, sợ ảnh hưởng sinh hoạt, diện tích ngôi nhà chính, nên phải cất riêng căn kế bên để dệt. Không gian dệt riêng biệt, yên tĩnh nên người thợ thoả sức chăm chút, sáng tạo.
“Dệt chiếu muốn bền, đẹp phải tập trung lắm. Mỗi sợi lác phải được chẻ ngay ngắn, chiều dài đảm bảo, rồi màu sắc cũng phải lên cho đúng thì đôi chiếu làm ra mới chất lượng. Nếu muốn làm chiếu lẫy bông, lẫy chữ thì tuỳ vào độ khéo léo, ăn ý của người chùi và người dệt. Thấy nói đơn giản chứ thợ không thạo nghề cũng khó lòng thực hiện. Giờ tuổi cao, sức khoẻ tôi giảm nên dệt cầm chừng. Năm nay, đám lác lên xanh tốt nên bỏ sợ uổng, vậy là thuê nhân công làm phụ vài công đoạn để tiếp tục dệt chiếu”, bà Cương bày tỏ.
Nguyên liệu lác nhà trồng, lấy công làm lời, sau khi trừ chi phí mỗi đôi chiếu bà Cương bỏ túi gần 300.000 đồng. Không tính toán lời hay lỗ, miễn sao dệt chiếu thấy vui và có đồng vô đồng ra phụ chi phí sinh hoạt hàng ngày. Bà Cương và những bạn đồng nghiệp khác trong làng chiếu vẫn động viên nhau bám trụ để tìm niềm vui trong cuộc sống lúc nông nhàn.
Tuổi nghề ngày một tăng nhưng sản lượng ngày một giảm, vậy mà những người dệt vẫn muốn bám trụ nghề. Một năm sắp trôi qua mang bao lo toan nhọc nhằn nhưng cũng đầy ắp niềm hy vọng về mọi điều tốt đẹp trong năm mới. Mong rằng những người thợ dệt chiếu sức khoẻ dồi dào, dẻo dai trên chặng đường làm nghề, để mỗi dịp giáp Tết, làng chiếu Tân Thành vẫn rộn ràng.
Nghề làm chiếu ở xã Tân Thành tập trung ở các ấp: 4, 5, 6. Vài năm trước có hơn 62 hộ làm nhưng giờ chỉ còn chưa tới 40 hộ. “Thời gian trước, có tổ hợp tác dệt chiếu nhưng sau này hoạt động không hiệu quả nên các cô tự dệt tại nhà là chính. Mặc dù Hội Phụ nữ phối hợp cùng các ban, ngành có nhiều chính sách hỗ trợ các hộ dệt chiếu để vực dậy nghề truyền thống này, nhưng đến nay vẫn dần mai một. Nghề khó, cần người tỉ mỉ nên người giữ nghề đa số đều lớn tuổi”, chị Trần Như Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thành, TP Cà Mau, thông tin.
Lê Hằng My
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam
- ·Cần đánh giá kỹ tác động của dự thảo về giá dịch vụ hàng hải
- ·VEC cần 330 ngày để xử lý sụt lún trên vòng xoay cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Cách ứng phó với cơn đau đầu mùa nắng nóng
- ·Tư thế ngủ có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bạn?
- ·ADB hỗ trợ 100 triệu USD cho Việt Nam nhằm phát triển lĩnh vực tài chính
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Cục Quản lý Dược cảnh báo loại thuốc giảm đau, hạ sốt bị làm giả
- ·Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- ·Đánh răng trước hay sau khi ăn sáng vệ sinh răng miệng tốt nhất?
- ·6 người tử vong vì sốt xuất huyết bùng phát trở lại
- ·Bộ NN&PTNT "thúc" xây dựng chỉ đẫn địa lý, thương hiệu nông sản
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Cơ hội đầu tư vào cảng biển du lịch chuyên dụng
- ·Vùng có nhiều người sống thọ ưa chuộng những thực phẩm gì?
- ·Ăn đồ ngọt có thực sự giảm stress?
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng tốc