【tyle tructuyen bong da】Bí mật cá nhân
Quyền riêng tư và bí mật cá nhân,tyle tructuyen bong da bí mật gia đình
Trước hết xin giải thích đôi điều về ngữ nghĩa của cụm từ “bí mật cá nhân”. Đây là cụm từ được ghép bởi hai thành tố “bí mật” và “cá nhân”, nên trong từ điển tiếng Việt không giải nghĩa cụm từ này, mà chỉ giải nghĩa theo cách chiết tự từng thành tố riêng. Cụ thể, theo từ điển tiếng Việt do các tác giả Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh, Quỳnh Tâm biên soạn, Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2000, thì bí mật là: điều giữ rất kín, không lộ ra bên ngoài. Ví dụ việc được giữ rất kín như: Bí mật quân sự (trang 83). Còn cá nhân là người riêng biệt, từng người riêng biệt: cá nhân một người biết suy nghĩ và cụ thể. Như vậy, nếu ghép nghĩa của hai cụm từ này thì bí mật cá nhân được hiểu là một quyền nhân thân gắn với cá nhân được cá nhân đó giữ kín, không muốn bộc lộ công khai và những thông tin, tư liệu này nếu được công khai sẽ gây bất lợi cho cá nhân đó.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) quy định như sau: Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm. Như vậy, quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự quyết đối với đời sống của mình mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quanh khác. Với quyền này, cá nhân được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động bởi bất kỳ chủ thể nào khác.
Còn “bí mật cá nhân, bí mật gia đình” là những thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Nói tóm lại, có thể hiểu cơ bản bí mật cá nhân là một quyền nhân thân gắn với cá nhân được cá nhân đó giữ kín, không muốn bộc lộ công khai và những thông tin, tư liệu này nếu được công khai sẽ gây bất lợi cho cá nhân đó.
Thông tin về điểm thi, sức khỏe là bí mật cá nhân
Từ nội hàm về bí mật cá nhân được phân tích ở trên cho thấy, điểm thi hay kết quả học tập của học sinh là bí mật cá nhân. Hơn nữa, pháp luật hiện hành cũng quy định rõ về vấn đề này. Cụ thể, Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em quy định: Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Như vậy, quy định nêu trên đã khẳng định kết quả học tập, cụ thể là điểm thi của trẻ em là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Trong khi đó, Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Do đó, có thể khẳng định đối với những thí sinh dưới 16 tuổi thì điểm thi hay kết quả học tập được coi là bí mật cá nhân, đời sống riêng tư. Còn đối với những thí sinh trên 16 tuổi thì pháp luật chưa quy định điểm thi hay kết quả học tập có là thông tin bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không. Mặc dù pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng là vậy, nhưng từ nhiều năm nay, cả Bộ GD&ĐT đến các trường tiểu học, THCS và không ít cơ quan báo chí vẫn công khai kết quả học tập, điểm thi vào lớp 10 hoặc điểm thi học sinh giỏi của học sinh bậc tiểu học và THCS.
Và không chỉ có điểm thi của học sinh, mà thông tin về sức khỏe cũng là quyền bí mật cá nhân. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc ai đó là F1 hay F0 là thông tin bí mật cá nhân. Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Khám bệnh chữa bệnh thì chỉ có 3 nhóm chủ thể được quyền tiếp cận thông tin về sức khỏe của người bệnh, nhưng phải sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh.
Những kẽ hở về pháp luật
Theo dõi cho thấy, trên các phương tiện thông tin đại chúng, lâu nay chúng ta vẫn thường bắt gặp tờ báo in hay báo điện tử cho biết về ‘‘Những người giàu nhất Việt Nam’’. Vậy các thông tin liên quan đến tổng tài sản của cá nhân và hành vi công khai thông tin này có bị coi là xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không? Có quan điểm cho rằng, pháp luật không buộc cá nhân phải công khai tài sản của mình trừ khi được sự đồng ý của họ, ngoại trừ một số trường hợp cá nhân phải công khai tài sản theo quy định của pháp luật hoặc buộc chứng minh nguồn gốc tài chính.
Bên cạnh đó, cũng có quan điểm khác cho rằng, tổng tài sản của những người giàu nhất Việt Nam hay những ông chủ doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã được thể hiện công khai thông qua những thông tin dữ liệu được công khai, như: tổng số cổ phiếu niêm yết tại sàn chứng khoán, tổng số bất động sản góp vốn vào công ty… Do đó, tổng tài sản của những người này được phép công khai mà không cần xin phép họ. Trong khi đó ai cũng biết, tài sản cá nhân là bí mật riêng tư của mỗi người, thậm chí ngay cả những người thân trong một gia đình cũng không thể biết. Tuy nhiên, vấn đề này chưa có chế tài điều chỉnh, nên mới xảy ra tình trạng trên.
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình không những được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền con người, mà ngày nay đã được 150 quốc gia trên thế giới quy định trong Hiến pháp, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, hiện đã nhiều quốc gia cụ thể hóa quyền hiến định này thành đạo luật riêng. Hiện nay, Việt Nam chưa có đạo luật riêng về bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nhưng quyền hiến định này đã được quy định trong các đạo luật chuyên ngành và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, giữa những quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tế cuộc sống về vấn đề này đã và đang tồn tại độ vênh khá lớn. |
Một vấn đề nữa đã và đang gây bức xúc trong dư luận hiện nay là quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền tự do báo chí chưa có ranh giới rõ ràng. Ví như việc đăng tải hình ảnh của người khác hoặc cá nhân phạm tội lên báo chí hay những trang mạng xã hội có bị xem là xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh hay không? Và cũng chính vì chưa có chế tài cụ thể nên thời gian qua, không ít video, clip quay cảnh học trò đánh nhau hay cảnh đánh ghen được tung lên mạng. Thậm chí có tờ báo in, báo điện tử còn công khai cả bệnh án của người khác với mục đích làm tăng thêm tính chính xác của thông tin.
Để khắc phục triệt để những kẽ hở của pháp luật cũng như độ vênh giữa các văn bản quy phạm pháp luật về bí mật cá nhân với đời sống thực, đã đến lúc Việt Nam cần có đạo luật riêng về vấn đề này. Và, trong khi chờ đợi, trước hết mỗi cá nhân cần tôn trọng quyền riêng tư của người khác, đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·An toàn vận tải hành khách trong dịp lễ
- ·Trễ 5 giờ sẽ được hoàn trả tiền vé chuyến bay
- ·Bình Long thêm 1 tổ chức công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Thẩm định xã điểm nông thôn mới Thạnh Phú
- ·VTV nói gì trước thanh tra về sai phạm của “Điều ước thứ 7”?
- ·Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2.700
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Chồng chéo trong hướng dẫn thi hành luật
- ·Mưu sinh vùng biển cạn Gò Công
- ·Hủy nổ gần một vạn quả bom, mìn và vật liệu nổ
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Sẽ luân chuyển giáo viên bị kỷ luật của trường Tiểu học Trí Phải Tây vào học kỳ 2
- ·Vuốt râu dê...
- ·Tháng 1
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·TP. Cà Mau: mới mưa một trận đã ngập