【xếp hạng ngoại hạng ý】Hợp tác kinh tế với khu vực Trung Đông – châu Phi: Nhiều dấu hiệu khởi sắc
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo,ợptáckinhtếvớikhuvựcTrungĐông–châuPhiNhiềudấuhiệukhởisắxếp hạng ngoại hạng ý Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước Trung Đông - châu Phi. Mối quan hệ chính trị tốt đẹp này chính là nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, vì sự thịnh vượng chung của các nước.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông, 52/55 quốc gia Châu Phi và đang tích cực thúc đẩy để sớm ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao với ba nước Châu Phi còn lại (Malawi, Liberia và Nam Sudan). Hiện Việt Nam đã có 17 cơ quan đại diện ngoại giao tại khu vực và 19 nước khu vực đã mở cơ quan đại diện tại Hà Nội. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện pháp lý hợp tác quan trọng, đồng thời, tích cực trao đổi đoàn các cấp nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Theo ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương, trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông - Châu Phi đã tăng gấp 8 lần, từ 2 tỷ USD năm 2005 lên 15,7 tỷ USD năm 2014. Tính đến tháng 9/2015, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước ước đạt khoảng 9,2 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu ước đạt 6,87 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,32 tỷ USD.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước Trung Đông có tính chất bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông các mặt hàng như: điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, hải sản, sản phẩm điện- điện tử, nông sản, sắt thép, sản phẩm gỗ, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ…Nhập khẩu từ Trung Đông các mặt hàng như: dầu thô, dầu diezen, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo kim loại …
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, tính đến hết tháng 8/2015, đã có 10 nước Trung Đông có dự án đầu tư trực tiếp đăng ký tại Việt Nam với tổng số 58 dự án và vốn đăng ký gần 950 triệu USD. Trong đó, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng cũng đã có một số bước phát triển tích cực. Một số dự án hợp tác dầu khí tiêu biểu nhất có thể kể đến như: Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Dầu khí Cô-oét; Dự án hợp tác dầu khí giữa PVN và Tập đoàn Dầu khí Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với một số hợp đồng dầu khí tại một số lô ngoài khơi Việt Nam…. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư Việt Nam thành công đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư tại khu vực như: dự án liên doanh thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tại Algeria; các dự án viễn thông của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel tại Mozambique, Cameroon và mới đây nhất là Tanzania. Bên cạnh đó, hợp tác xuất khẩu lao động với các nước Trung Đông, hợp tác chuyên gia y tế, nông nghiệp, giáo dục… với các nước châu Phi cũng là những mảng sáng trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Châu Phi.
Mặc dù hợp tác giữa Việt Nam và khu vực này đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng nhìn chung còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng tiềm năng và nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa các nước . Nhất là, việc Việt Nam hoàn tất ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong thời gian gần đây, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu và việc hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của các nước khu vực có thêm cơ hội lớn trong tiếp cận thị trường của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam cam kết luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các nước khu vực Trung Đông – Châu Phi nói riêng trong việc đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam mong muốn các nước Trung Đông - Châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác, đầu tư tại khu vực, địa bàn có vị trí địa chiến lược quan trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích rộng trên 36 triệu km2, dân số gần 1,5 tỷ người, một thị trường đầy tiềm năng trong hợp tác, đầu tư và cùng nhau phát triển”.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Đấu thầu dự án cao tốc Bắc – Nam: Sẽ loại “nhà đầu tư 0 đồng”
- ·Mắc bệnh hiếm, sau sốt nhẹ 3 ngày bé 7 tuổi liệt tứ chi, không thở được
- · Lạm phát nửa đầu năm được kiểm soát ở mức 2,64%
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Người mẹ nghèo và hai đứa trẻ bại não ở phiên chợ Tết đặc biệt
- ·Tưởng bị bệnh trĩ nhưng nhận kết quả mắc ung thư khi có máu đỏ lẫn trong phân
- ·Tận dụng CPTPP: “Đừng bỏ rơi nông dân”
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng mạnh gần 1 tỷ USD
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Hút thuốc lá nhiều, người đàn ông phải cấp cứu vì căn bệnh gây đột tử
- ·Nguy cơ ung thư từ việc ăn các loại hạt bị mốc ngày Tết
- ·Nước lọc giúp ngăn ngừa say rượu như thế nào?
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·2 người ở Hà Nội có phổi đông đặc, nhiều ổ cặn nghi do di chứng Covid
- ·Người bệnh ung thư suy kiệt vì chỉ ăn muối mè, uống nước lã
- ·Ăn nhiều hạt hướng dương vào dịp Tết có tốt không?
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Người đàn ông 36 tuổi nguy kịch do dao đâm xuyên bụng ngày mùng 1 Tết