【ketquabongsa】Thúc đẩy phát triển KT
Điện về nông thôn
Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện được lập tại từng giai đoạn cộng với sự phối hợp,đẩyphaacutettriểketquabongsa quan tâm của ngành điện, nhiều công trình đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng. Trong 5 năm trở lại đây, tỉnh phối hợp với Công ty Điện lực Bình Phước huy động mọi nguồn lực để triển khai hàng trăm dự án, công trình cấp điện đến các xã vùng sâu, xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
Với 253 hộ dân thôn 6, xã Long Tân, huyện Phú Riềng, từ năm 2017 được sử dụng điện lưới quốc gia, đời sống người dân đã có sự thay đổi rõ rệt. Có điện, các hộ mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt, đời sống vật chất, tinh thần nâng cao. Bà Thị Xiêm ngụ thôn 6 nói: “Được Đảng và Nhà nước quan tâm kéo điện lưới, bà con dân tộc thiểu số nơi đây vui lắm. Nay có điện, mấy đứa nhỏ tối học được bài và cuộc sống đỡ cơ cực hơn”.
Trước đây, mỗi khi cần tưới cây trồng thì gia đình ông Nguyễn Đình Khiếu cùng ngụ thôn 6, xã Long Tân phải sử dụng máy nổ. Tuổi cao sức yếu nên việc quay máy nổ bơm nước đối với ông là rất nhọc nhằn. Từ khi có điện lưới quốc gia từ tiểu dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Bình Phước sử dụng vốn ngân sách Trung ương, giai đoạn 2013-2020” đến nay, việc tưới cây trồng cũng nhẹ nhàng hơn, cuộc sống sinh hoạt gia đình không còn khó khăn vì thiếu điện.
Thành lập ngày 15-5-2015, huyện Phú Riềng đã dồn mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp, hạ tầng lưới điện đáp ứng nhu cầu phục vụ doanh nghiệp, người dân. Đối với trung tâm hành chính huyện, hệ thống hạ tầng điện được đầu tư đồng bộ, hiện đại từ nguồn vốn vay ODA, từ đó tạo mỹ quan cho đô thị mới năng động. Ông Trần Trung Việt, Phó giám đốc Điện lực Phú Riềng cho biết: “Khoảng thời gian từ 2016-2020, Điện lực Phú Riềng đã dùng nguồn vốn khoảng 48 tỷ đồng để đầu tư lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Đến nay, huyện đã nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,71%”.
Đầu tư trạm biến áp 110kV cho Nhà máy chế biến thức ăn gia súc CP, Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước, huyện Chơn Thành
Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, thời gian qua, tỉnh Bình Phước luôn xác định phát triển hệ thống cung cấp điện là một trong những động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) cũng như đảm bảo quốc phòng - an ninh địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư hệ thống lưới điện nông thôn ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc ít người. Đến tháng 6-2020, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đã đạt 98,9% và đến cuối năm 2020 sẽ có 99% hộ dân sử dụng điện, ngành đạt chỉ tiêu Đảng bộ tỉnh đã giao.
Đồng bộ lưới điện phục vụ phát triển sản xuất
Công ty Điện lực Bình Phước đang quản lý, vận hành ổn định và an toàn 15 tuyến đường dây 110kV có tổng chiều dài gần 389km và 9 trạm biến áp 110kV với tổng dung lượng 586MVA. Trước tình hình nhu cầu sử dụng điện tăng cao, ngành điện lực đã huy động hàng trăm tỷ đồng thực hiện các công trình lưới điện phân phối, đường dây trung và hạ thế... Cùng với đó là nâng cấp các công trình, đường dây hiện hữu nhằm nâng công suất truyền tải. Đặc biệt, tập trung mọi nguồn lực hạ tầng lưới điện phục vụ sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung cấp đủ điện, ổn định hướng tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
Thi công lưới điện trung thế cấp cho Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước, huyện Chơn Thành
Phó giám đốc Công ty Điện lực Bình Phước Đặng Xuân Trường cho biết: Những năm qua, công ty đã bám sát nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương để tham mưu tổng công ty triển khai các công trình đáp ứng nhu cầu cấp điện cho tỉnh. Đặc biệt là đầu tư hạ tầng hệ thống điện đến các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Những tháng đầu năm 2020, công ty đã và đang đầu tư lưới điện trung thế 3 pha cấp điện áp 220kV dài khoảng 63km, lưới hạ áp khoảng 96km và các trạm biến áp khoảng 16.900kVA với tổng kinh phí khoảng 183 tỷ đồng. Các công trình trạm biến áp 110kV như: Becamex Bình Phước, Hoa Lư, Bù Gia Mập, Phú Riềng sẽ được khởi công trong thời gian tới. Đơn vị cũng đang khảo sát đầu tư tiếp 7 trạm biến áp 110kV cho những năm tiếp theo.
Phát triển năng lượng điện sạch
Bên cạnh hoàn thiện hệ thống điện lưới, kế hoạch phát triển năng lượng của tỉnh đặt ra nhiệm vụ phát triển nguồn năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, đảm bảo tính tin cậy và bền vững, đặc biệt là các dự án điện tái tạo sạch nhằm bảo vệ môi trường.
Bình Phước có tiềm năng rất lớn để phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời với gần 2.500 giờ chiếu sáng/năm và bức xạ nhiệt từ 4.5 đến 5kW/m2/ngày. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển lĩnh vực này nên đã có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín quan tâm tìm hiểu để đầu tư các dự án điện năng lượng mặt trời tại tỉnh. Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Quốc Dũng nói: “Đến nay đã có 40 dự án cấp phép đầu tư điện năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh. Trong đó, phải nói đến 5 dự án điện năng lượng mặt trời ở Lộc Ninh có tổng công suất 850MW và dự án của Công ty thủy điện Thác Mơ 50MW sẽ hoàn thành và phát điện thương mại vào cuối năm 2020. Tổng công suất điện mặt trời trên mặt đất của tỉnh hiện nay tương ứng khoảng 4.500MW”.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Dũng, bên cạnh các dự án điện năng lượng trên mặt đất thì còn có 10 dự án điện năng lượng mặt trời nổi trên các hồ chứa nước mặt của thủy điện cũng như thủy lợi. Bình Phước đã đầu tư hệ thống truyền tải điện hấp thụ tất cả công suất của điện năng lượng mặt trời được đầu tư trên địa bàn tỉnh, cụ thể như đường truyền tải 220kV từ Lộc Ninh về trạm biến áp của Bình Long...
Việc tập trung mọi nguồn lực để đầu tư đồng bộ hạ tầng điện lưới có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, để đảm bảo nguồn năng lượng cho phát triển, tới đây tỉnh sẽ cơ cấu lại các lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ điện năng cao, đặc biệt là khu vực sản xuất công nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Cùng với những kế hoạch, giải pháp của tỉnh, ngành điện lực Bình Phước sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để triển khai đầu tư hạ tầng lưới điện và hy vọng trong thời gian không xa 100% hộ dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia.
(责任编辑:World Cup)
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Phương pháp đặc biệt giúp phát hiện tình trạng chấn thương sọ não ở người
- ·Doanh nghiệp Việt ứng phó thế nào với nguy cơ bị điều tra về gian lận xuất xứ?
- ·Thủ thuật khắc phục lỗi màn hình điện thoại Samsung bị ám đỏ
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Thủ thuật khắc phục tình trạng sóng 3G yếu và hiển thị chữ E
- ·Năng suất chất lượng kinh tế lâm nghiệp cần được đẩy mạnh
- ·Áp dụng công cụ quản lý và cải tiến năng suất: Giải pháp then chốt của ngành thép
- ·Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
- ·Ngành KH&CN đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất sau dịch Covid
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Tân Phó tổng giám đốc của hãng bay Bamboo Airways là ai?
- ·Rò rỉ thiết kế iPhone 12 và 12 Pro 5G với ứng dụng cảm biến LiDAR siêu to
- ·Kinh nghiệm áp dụng ISO 9001:2008 của Công ty Vận tải biển Container Vinalines
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Áp dụng mô hình quản lý chất lượng dịch vụ tại Công ty TNHH Khách sạn Vincent Hạ Long
- ·EVN chủ động triển khai Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ
- ·Học sinh nghỉ học vì Covid, bút bi Thiên Long lần đầu tiên lỗ nặng 20 tỷ đồng
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ vừa hoàn tất thương vụ giá hơn 16 tỷ tiền mặt