会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch đá bóng ngày mai】Từ vụ học sinh bị ép ăn đất: Đã răn đe sao bạo lực học đường vẫn nhiều?!

【lịch đá bóng ngày mai】Từ vụ học sinh bị ép ăn đất: Đã răn đe sao bạo lực học đường vẫn nhiều?

时间:2025-01-10 16:48:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:621次

Từ vụ học sinh bị ép ăn đất: Đã răn đe sao bạo lực học đường vẫn nhiều?ừvụhọcsinhbịépănđấtĐãrănđesaobạolựchọcđườngvẫnnhiềlịch đá bóng ngày mai

PVPV

(Dân trí) - Dù nhà trường có những biện pháp kỷ luật nhưng do tâm sinh lý lứa tuổi, sự giáo dục của gia đình, môi trường tác động… mà bạo lực học đường vẫn liên tiếp xảy ra.

Mới đây, một học sinh THCS ở tỉnh Nghệ An bị ép ăn đất, nuốt khói thuốc gây bức xúc cho nhiều người. Trong đoạn clip dài hai phút, nam sinh này ngồi ven đường, bốc từng nắm đất bỏ vào miệng. Sau khi ăn hết nắm đất đầu tiên, em bị đe dọa bắt ăn tiếp, bắt thè lưỡi ra để kiểm tra. 

Đây chỉ là một trong số những vụ bạo lực học đường xảy ra thời gian gần đây. Tính từ đầu năm tới nay, liên tiếp các vụ đánh nhau, đánh hội đồng… khiến học sinh phải nhập viện điều trị, để lại những chấn thương nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần.

Điều này khiến nhiều người tự hỏi vì sao nhà trường đã răn đe, xã hội đã lên án nhưng bạo lực học đường vẫn xảy ra?

Về vấn đề này, giáo viên một trường THPT công lập ở TPHCM cho biết, việc kỷ luật sẽ có nhiều hình thức từ nhắc nhở, hạ hạnh kiểm, đình chỉ học tập hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như tâm sinh lý lứa tuổi, sự giáo dục của gia đình, tiếp xúc với văn hóa phẩm bạo lực... nên chưa thể ngăn chặn dứt điểm tình trạng trên.

Mặt khác, theo giáo viên này, những hình thức răn đe chỉ tập trung vào xử lý sau khi sự việc xảy ra mà chưa đặt trọng tâm vào việc phòng ngừa, hỗ trợ tâm lý cho học sinh.

Dưới góc độ tâm lý, các nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường cho thấy, việc này cũng xuất phát từ tâm lý bị tổn thương.

Những học sinh có xu hướng bắt nạt người khác thường là những người cảm thấy không an toàn hoặc đã từng là nạn nhân của bạo lực. Các em tìm cách khẳng định bản thân bằng việc áp đặt sức mạnh lên người khác. Về phía nạn nhân, các em thường cảm thấy bị cô lập, thiếu sự hỗ trợ từ người khác nên mặc cảm, khó lên tiếng hay tìm cách tự bảo vệ mình.

Từ vụ học sinh bị ép ăn đất: Đã răn đe sao bạo lực học đường vẫn nhiều? - 1

Nam sinh bị ép ăn đất khiến nhiều người bức xúc (Ảnh: cắt từ clip)

TS Phan Thị Thanh Hương, Phó trưởng khoa Giáo dục, Trường Đại học Sài Gòn chia sẻ, bạo lực học đường luôn là chủ đề nóng, không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý mà còn tác động đến tương lai, sự phát triển, hình thành tính cách, phẩm chất của các em.

Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra, những học sinh bị bạo lực học đường sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm, sống khép kín, không dám hòa nhập và có thể bị ám ảnh suốt đời. Người chứng kiến bạo lực có thể thay đổi về tâm tính, góc nhìn về những mặt tốt - xấu trong xã hội.

Vì thế, TS Hương khẳng định, từ các trường hợp thực tế, các em cần nhận thức lỗi sai, hậu quả có thể ảnh hưởng đến chính mình cũng như người khác để sửa đổi, không tái phạm.

"Học sinh tiểu học, THCS với lứa tuổi nhỏ nên tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ giáo viên, gia đình khi xảy ra bạo lực học đường. Học sinh THPT trở lên nên nhận thức rõ về các quy định của pháp luật và cần chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật", bà Hương nhấn mạnh.

Theo bà Hương, bạo lực học đường chỉ chấm dứt khi nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm và có những biện pháp giáo dục đúng đắn. 

Nhà trường cần tăng cường những tiết học về tâm lý, lồng ghép chủ đề bạo lực học đường nhằm giáo dục học sinh, hướng dẫn các em xử lý tình huống khi xảy ra mâu thuẫn, học cách sử dụng mạng xã hội an toàn.

Ví dụ, trong chương trình mới, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ tăng việc rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục thái độ, phẩm chất để học sinh phát triển toàn diện về năng lực và nhân cách.

Các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến sức khỏe, tâm lý của các con để kịp thời hỗ trợ, tránh cho con tiếp xúc với văn hóa phẩm bạo lực, gây méo mó tâm lý, làm gương để các con không dùng nắm đấm giải quyết khi xảy ra xung đột.

Hơn hết, học sinh cũng cần nhận thức rõ hậu quả từ các trường hợp thực tế, biết cách bao dung, hòa đồng, yêu thương bạn bè, hướng đến môi trường học đường văn minh, lành mạnh.

"Khi lộ trình này được phối hợp đồng bộ, bạo lực học đường sẽ ít xảy ra, tránh những sự việc đau lòng để lại vết sẹo tâm lý cho các em. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài, học sinh đến trường có thật sự là một ngày vui hay không còn nhờ vào sự giáo dục, giám sát và hỗ trợ của toàn xã hội", bà Hương phân tích thêm. 

Kỷ Hương

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
  • Bộ trưởng GD&ĐT: Thách thức lớn nhất của thầy cô là đổi mới, vượt lên chính mình
  • Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của hơn 60 trường đại học
  • Bộ trưởng GD&ĐT: Thách thức lớn nhất của thầy cô là đổi mới, vượt lên chính mình
  • Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
  • Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư 2024
  • ĐH Trà Vinh trao học bổng khuyến khích học tập hơn 3,5 tỷ đồng
  • Nam sinh Việt lọt top thí sinh có điểm thi tiếng Anh cao nhất thế giới
推荐内容
  • Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
  • Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
  • Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
  • Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Huế đạo 12 trang luận án tiến sĩ
  • Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
  • Trả lời nhanh như chớp, 10X trường Quốc học Huế giành vòng nguyệt quế Olympia