【bdkq truc tiep】HSBC: Nền kinh tế Số của Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN
Nền kinh tế Số của Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN. (Ảnh: Vietnam+)
Trong bài viết “Nhận định nền kinh tế Số ASEAN” các chuyên gia của HSBC cho biết nền kinh tế Số ASEAN đang bước vào một giai đoạn tươi sáng mới,ềnkinhtếSốcủaViệtNamtăngtrưởngnhanhnhấbdkq truc tiep trong đó Việt Nam đã trở thành thị trường đi đầu trong ngành công nghiệp Số đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
60% doanh nghiệp dự định đầu tư vào công nghệ Số
Bà Amanda Murphy - Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á Thái Bình Dương cho biết nền kinh tế Số của Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN vào năm 2022, 2023 và dự kiến sẽ duy trì vị trí này cho đến năm 2025.
Việt Nam cũng được dự báo sẽ sở hữu 67,3 triệu người dùng điện thoại thông minh vào năm 2026, chiếm 96,9% người dùng internet. Việt Nam đã trở thành thị trường đi đầu trong ngành công nghiệp Số đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cũng theo bà Amanda Murphy, sự phát triển của nền kinh tế Số của Việt Nam tiếp tục gây ấn tượng, năm 2023 lĩnh vực này đã đóng góp 16,5% vào GDP, với hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ Số Việt Nam ghi nhận doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022.
Trong khảo sát gần đây của HSBC, 60% doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cho biết họ dự định đầu tư vào công nghệ và Số hóa cho hoạt động kinh doanh hiện tại, với trọng tâm là thanh toán Số, thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo. Những công ty này tin rằng việc ứng dụng và nâng cao dịch vụ Số sẽ giúp họ đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng về sự tiện lợi và cải thiện hiệu quả hoạt động.
Trong bối cảnh này, nguồn vốn đã trở thành huyết mạch đối với các công ty đổi mới. Do đó, HSBC đã tăng cường các dịch vụ của mình dành cho các công ty kinh tế Số thông qua việc ra mắt Quỹ Tăng trưởng ASEAN trị giá 1 tỷ USD. Quỹ có mục đích hỗ trợ tài chính cho các công ty kinh tế Số có khả năng sinh dòng tiền bền vững, kể cả khi không đạt được các chỉ số tài chính truyền thống.
HSBC dự báo sẽ có 67,3 triệu người Việt Nam dùng điện thoại thông minh vào năm 2026. (Ảnh: Vietnam+)
“Chúng tôi hiểu rằng lợi nhuận không phải lúc nào cũng phản ánh tiềm năng của một doanh nghiệp ở giai đoạn đầu, do vậy, chúng tôi chọn cách tiếp cận dài hạn khi đánh giá tiềm năng tăng trưởng của các công ty thông qua các chỉ số hoạt động chính, kế hoạch tăng trưởng và chiến lược thu hút khách hàng,” bà Amanda Murphy nhấn mạnh.
Thị trường số đang nở rộ tại ASEAN
Đánh giá về tiềm năng của ASEAN, lãnh đạo HSBC nhận định, mặc dù đang trong giai đoạn được xem là ”mùa Đông gọi vốn,” Đông Nam Á vẫn là nơi có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới với nền kinh tế Số của khu vực đã gia tăng 12% vào năm ngoái và dự kiến sẽ ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 16%, đạt giá trị gần 1.000 tỷ USD cho đến năm 2030. Tiềm năng này được thúc đẩy một phần nhờ dân số 700 triệu người của ASEAN, phần đông là dân số trẻ, có giáo dục và am hiểu công nghệ, và tập người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng.
“Thông qua các cuộc thảo luận với khách hàng, gần đây nhất là tại Hội nghị Đầu tư Toàn cầu do HSBC tổ chức trong tháng Tư, chúng tôi cũng nhận thấy thị trường ASEAN trở nên ngày càng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Nhận định này cũng được phản ánh qua kết quả khảo sát gần đây HSBC thực hiện với các doanh nghiệp hoạt động tại ASEAN, 74% trong số họ có ý định tăng cường đầu tư vào khu vực này trong năm 2024,” bà Amanda Murphy cho biết.
Cũng theo chuyên gia HSBC, quá trình tăng tốc Số hóa trong khu vực đã được thúc đẩy và hỗ trợ nhờ các chương trình của Chính phủ, từ Singapore đến Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Malaysia. Một quỹ tài trợ mới của Chính phủ trị giá 1,3 tỷ USD đã được công bố trong Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia tại Melbourne vào đầu tháng Ba. Quỹ này sẽ cung cấp các khoản vay, bảo đảm tài chính, vốn và bảo hiểm cho các dự án thúc đẩy hành lang thương mại ASEAN-Australia.
Bà Amanda Murphy - Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á Thái Bình Dương. (Ảnh: Vietnam+)
Tất cả các yếu tố trên tạo nên những cơ hội cho các doanh nghiệp kinh tế Số. Đó là những triển vọng đặc biệt dành cho thương mại điện tử, dịch vụ tài chính Số, công nghệ y tế, công nghệ Xanh, hệ sinh thái xe sử dụng năng lượng sạch và trí tuệ nhân tạo.
Chuyên gia HSBC cho rằng để duy trì sự tăng trưởng, các công ty kinh tế Số sẽ cần tập trung vào việc kiểm soát chi phí và tăng doanh thu. Các công ty này cũng phải xem xét lại cách tiếp cận của mình với việc gọi vốn để quản lý chi phí vốn và đảm bảo sẽ trụ vững lâu dài.
Ngoài ra các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với những đối tác ở các thị trường khác cũng cho phép doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động xuyên biên giới hoặc phát triển năng lực mà không cần phải tự mình đầu tư một khoản lớn. Lựa chọn đối tác phù hợp cũng có thể tăng cường uy tín cho doanh nghiệp, gia tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng và đặc biệt liên quan trong bối cảnh hiện tại khiến doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư tiềm năng.
Khi nền kinh tế Số của ASEAN mở rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới cũng sẽ tạo ra cơ hội tăng trưởng cho cả các doanh nghiệp kinh tế mới lẫn truyền thống. Việc giúp khách hàng dễ dàng thanh toán thông qua các nền tảng Số của doanh nghiệp có thể là một yếu tố quan trọng tạo ra doanh thu trong những năm tới.
“Hai năm vừa qua đã chứng kiến nhiều thử thách trong hoạt động tìm kiếm nguồn vốn cho các doanh nghiệp kinh tế Số, nhưng chúng ta có nhiều lý do để lạc quan hơn vào năm 2024. Các phương pháp tiếp cận tài chính tiên tiến và những điều kiện cơ bản mạnh mẽ của khu vực sẽ giúp thúc đẩy tham vọng phát triển của các doanh nghiệp tại ASEAN. Và Việt Nam, với vai trò là một trong những thành viên của khối, chắc chắn sẽ được hưởng lợi,” bà Amanda Murphy khẳng định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Hà Nội lập hội đồng ‘chấm điểm’ chuyển đổi số các sở ngành, quận huyện
- ·Tài xế ô tô Land Cruiser bị dừng xe ở trạm thu phí, lộ việc gắn biển 80B giả
- ·Tình huống giấy phép lái xe bản cứng hết giá trị, hàng triệu tài xế chưa biết?
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·Vụ án mạng ở quán cà phê tại TPHCM: Nhân chứng kể nghi phạm 'đội mưa' đi mua dao
- ·TPHCM: Dự án mở rộng đường dang dở sau gần 20 năm thi công
- ·Xe con nổ lốp, lao vào làn khẩn cấp, đâm ô tô khác ở cao tốc Hà Nội
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Khởi tố, bắt giam tài xế xe đầu kéo đi ngược chiều gây tai nạn chết người
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·TPHCM: Dự án mở rộng đường dang dở sau gần 20 năm thi công
- ·Bờ sông Đà sạt lở hàng trăm mét, nhiều hộ dân đứng ngồi không yên
- ·Bờ sông Đà sạt lở hàng trăm mét, nhiều hộ dân đứng ngồi không yên
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Tài xế ô tô Land Cruiser bị dừng xe ở trạm thu phí, lộ việc gắn biển 80B giả
- ·Sập bẫy kẻ lừa đảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng
- ·Ông Trịnh Văn Quyết đưa ra yêu cầu đặc biệt với luật sư trong phiên tòa sắp tới
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·TPHCM: 297m đường Tên Lửa sắp hoàn thành sau 4 năm trì trệ