【tỷ số bóng đá úc】Thủy sản trước hội nhập: Nhiều cơ hội, lắm gian nan
Ảnh minh họa |
Để làm rõ thêm những cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Năm 2015, ngành thủy sản không đạt mục tiêu xuất khẩu 8 tỉ USD như đã đưa ra. Theo ông, nguyên nhân do đâu?
Ông Nguyễn Hoài Nam: Có thể thấy năm 2014, xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh (16,5%) nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng vọt, nguồn nguyên liệu giảm, giá thủy sản nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, năm 2015, xu hướng này đảo ngược khi các yếu tố cung cầu không còn thuận lợi.
Nguồn cung tôm của các nước Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan hồi phục, giá nhập khẩu trung bình giảm, áp lực cạnh tranh và đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác khiến nhu cầu nhập khẩu của các thị trường giảm. Mục tiêu 8 tỉ USD xuất khẩu trong năm 2015 đã không thể đạt được. Ước tính, xuất khẩu thủy sản năm 2015 đạt khoảng 6,7 tỉ USD, xuất khẩu tới 164 thị trường, giảm 14,5% so với năm 2014.
Thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm 25-30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá biển (tăng 5%), xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3-25%. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường đều giảm (3-27%) so với cùng kỳ năm ngoái, trừ ASEAN (tăng 8%).
Các yếu tố bất lợi của năm 2015 có thể sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản, ít nhất là trong nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, từ năm 2016, xuất khẩu thủy sản sẽ được mở rộng cửa hơn nhờ việc Việt Nam tham gia một số hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Xin ông cho biết thêm về việc ngành thủy sản được “mở rộng cửa hơn” trong năm tới?
Ông Nguyễn Hoài Nam:Từ năm 2016, việc tham gia cộng đồng ASEAN cũng như một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ được ký kết hoặc bắt đầu có hiệu lực, điều này có những tác động tích cực đến ngành hàng thủy sản trong việc gia tăng đầu tư, mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng hàm lượng chế biến và có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Ngoại trừ surimi, cá ngừ đóng hộp, thăn cá ngừ và cua là những mặt hàng hoặc phải có hạn ngạch (trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU - EVFTA), hoặc lộ trình giảm thuế dài từ 7-10 năm, còn lại hầu hết các mặt hàng đều sẽ có mức thuế bằng 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc có lộ trình ngắn chỉ 3-5 năm.
Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc được ký kết sẽ giúp nâng khả năng cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc, Thái Lan và Ecuador (đang phải chịu thuế 20%). Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn tôm cho Việt Nam trong năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất nhập khẩu 0%. Hạn ngạch này có hiệu lực vào đầu năm 2016, trong khi cả ASEAN cũng chỉ có chung hạn ngạch 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước.
Riêng mặt hàng tôm được cắt giảm 7 dòng thuế bao gồm cả tôm nguyên liệu và tôm chế biến. Mặt hàng cá ngừ và thủy sản khác quy trình cắt giảm theo lộ trình 3-10 năm. Mặt hàng cá tra và mực, bạch tuộc hầu như về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan (gồm Nga, Belarus và Kazakhstan) (VCUFTA) đi vào thực thi, thủy sản sẽ là nhóm hàng được hưởng ưu đãi thuế ngay lập tức. Hầu hết các sản phẩm thủy sản đều được bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Nga hiện là đối tác truyền thống đối với sản phẩm cá tra Việt Nam. Trong khi Nga đang áp dụng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây và một số nước khác, Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản để bù đắp thiếu hụt tại thị trường này.
11 nước thành viên tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Mexico, Malaysia, New Zealand, Chile, Peru và Brunei đều là những đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam. Năm 2015, ước tính tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang 11 thị trường này đạt gần khoảng 3 tỉ USD, chiếm 46% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Với hai thị trường lớn là Nhật Bản và Hoa Kỳ thì sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Hoài Nam:Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, với Nhật Bản, tất cả các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh sẽ có thuế 0%, trong khi đó, mặt hàng này đang chịu mức thuế 10%, còn tôm chế biến bị loại trừ khỏi danh mục giảm thuế. Việc này sẽ giúp Việt Nam có lợi thế hơn Argentina, Ecuador và Ấn Độ vì 3 nước này không có FTA với Nhật Bản.
Cùng với việc ký TPP thì ta sẽ có lợi thế hơn các nước Thái Lan, Philippines và Indonesia, dù 3 nước này đã có cả FTA song phương và đa phương với Nhật Bản.
Đây cũng là tín hiệu tích cực cho các DN xuất khẩu hải sản, đặc biệt là DN xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản - thị trường đối tác lớn thứ 2 (sau Mỹ) trong 11 nước tham gia TPP bởi trong nhiều năm trước đây, thuế suất của Việt Nam đang cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN. Theo đúng lộ trình của TPP, Nhật Bản sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với sản phẩm cá ngừ, cá hồi và mở cửa cho các nước thành viên.
Với Hoa Kỳ, các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh đã có thuế 0%, sản phẩm tôm chế biến có lộ trình 5 năm đưa thuế về 0%. Tuy nhiên, khi TPP khi có hiệu lực thì tôm Việt Nam sẽ có lợi thế hơn so với 6 nước cạnh tranh chính là Argentina, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Indonesia khi 6 nước này không có FTA với Hoa Kỳ.
Chúng ta đã nói nhiều về những thách thức khi hội nhập, vậy theo ông, thách thức nào là khó khăn nhất với thủy sản?
Ông Nguyễn Hoài Nam:Một trong những vấn đề căn bản để tận dụng được sự ưu đãi về thuế quan sau khi kí các hiệp định FTA và TPP đó là ta phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt. Vì hầu hết các dòng sản phẩm nguyên liệu đều được đưa về 0% ngay khi các hiệp định có hiệu lực, trong khi các dòng sản phẩm GTGT (chương 16) đều phải có lộ trình.
Thực tế, nguồn nguyên liệu hiện nay không ổn định do đầu vào sản xuất nguyên liệu như thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn cung nước ngoài, các cơ quan quản lý chưa hoặc không kiểm soát được, dẫn đến dịch bệnh, chất lượng kém. Chi phí sản xuất cao hơn so với các nước khác khiến cho giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.
Hiện các DN Việt Nam mới chỉ tận dụng được 30% ưu đãi từ FTA vì tính phức tạp và số lượng lớn quy tắc, trong đó có quy tắc xuất xứ khiến các DN ngần ngại. Bên cạnh đó, với lợi thế về thuế quan, sẽ xảy ra tình trạng các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu nhằm tận dụng nguồn lực và ưu đãi thuế quan tại các thị trường, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Một yếu tố gây trở ngại với thủy sản, đó là mặc dù chúng ta có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh… đang và sẽ được tăng cường áp dụng. Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy hải sản.
Việc tham gia vào các hiệp định thương mại đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào tất cả các thị trường. Mặc dù chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay đổi nhằm tạo cơ hội và điều kiện tối đa cho DN nhưng việc tái cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính cần thời gian. Đây cũng chính là những rào cản không nhỏ làm giảm sức cạnh tranh của các DN xuất khẩu thủy sản.
Trong thời gian tới, ngành thủy sản cần sự hỗ trợ gì từ cơ quan quản lý để tiếp tục phát huy thế mạnh là một trong những ngành hàng chủ lực xuất khẩu?
Ông Nguyễn Hoài Nam: Một trong những vấn đề đang gây khó khăn cho các DN xuất khẩu thủy sản đó là Thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (quy định tại Chương 2, NĐ 38/2012).
Quy định công bố hợp quy hợp chuẩn này áp dụng cho cả hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước vẫn phải công bố hợp chuẩn hợp quy. Thực tế, để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, DN phải mất rất nhiều thời gian (thường là khoảng một tháng) với nhiều loại giấy tờ kèm theo và phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi, thậm chí có thể làm mất cơ hội kinh doanh của DN.
Vì thế, chúng tôi kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất lên Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/2012, với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu sản xuất tiếp thì không cần phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Có gì đặc biệt ở Eschuri Vung Bau Golf
- ·Nhận định bóng đá Bình Dương vs HAGL: HLV Vũ Tiến Thành vẫn bất bại?
- ·HLV mới của Man Utd khiến Man City thảm bại
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Bỏ tuyển Malaysia về nước, đồng hương ông Park Hang Seo vô địch Hàn Quốc
- ·Lần đầu tiên tổ chức giải bóng đá nữ 7 người cấp quốc gia
- ·Ngoại binh tỏa sáng, CLB Nam Định đánh bại Hải Phòng
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Man Utd công bố tân HLV trưởng Ruben Amorim
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Bóng đá Việt Nam thua Thái Lan ở giải thưởng AFC
- ·Cựu danh thủ Indonesia tin đội nhà giành quyền dự World Cup
- ·Kết quả Ngoại Hạng Anh: Man City thua sốc, Liverpool đòi lại ngôi đầu
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Bóng đá nữ Triều Tiên vô địch World Cup 2 lần trong 2 tháng
- ·Hooligan Brazil cho nổ tung xe bus chở CĐV đối thủ, 1 người chết cháy
- ·HLV Shin Tae
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Công Phượng lập cú đúp, Bình Phước thắng trận đầu tiên ở giải hạng Nhất