【tỷ số bóng đá vô địch quốc gia đức】Linh động dạy
(CMO) Phó giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Lê Thanh Liêm cho biết, đến thời điểm này, tất cả các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức rà soát, tinh giản chương trình, kế hoạch dạy học, nhất là cấp THPT; vừa đảm bảo nội dung, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đảm bảo kết thúc năm học 2019-2020 trước ngày 15/7 theo khung kế hoạch điều chỉnh của Bộ GD&ĐT.
Theo đó, hình thức dạy học linh động trong thời điểm học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 là dạy - học trực tuyến.
Nâng chất và lượng
Hiện nay, nhiều đơn vị, trường học đã sử dụng phần mềm để tổ chức ôn tập, giao bài cho học sinh như: Phần mềm VNPT-E Learning của VNPT Cà Mau (đã tập huấn, triển khai được 59 trường học, tạo được 2.515 khoá học với 3.045 học sinh tham gia học tập); phần mềm ViettelStudy của Viettel Cà Mau (đã triển khai được 32 trường học, tạo được 1.222 tài khoản cho giáo viên và 16.674 tài khoản cho học sinh, có 6.270 lượt học sinh tham gia học tập); phần mềm Trí Việt E-Learning; phần mềm Zoom Cloud Meetings trên PC, Android và IOS. Ngoài ra, phần lớn giáo viên các trường đều sử dụng Zalo, Facebook… theo nhóm để giao bài, hướng dẫn học sinh ôn tập, làm bài kiểm tra.
Lớp học trực tuyến tiếng Anh của thầy Trần Quốc Khái, Trường THCS-THPT Khánh An, huyện U Minh được tổ chức theo khung giờ cố định. |
Ông Lê Thanh Liêm nhận định, hình thức học trực tuyến sẽ góp phần tích cực, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, mở ra nhận thức mới cho phụ huynh và học sinh, chấn chỉnh việc học thêm và dạy thêm.
Theo đó, mỗi học sinh có một tài khoản và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả bài tập của học sinh được thể hiện trên tài khoản, giúp giáo viên dễ dàng kiểm tra. Giáo viên vẫn có thể theo dõi, đánh giá chất lượng học tập cũng như quản lý thời lượng “lên lớp” của từng học sinh. Qua việc dạy học trên phần mềm, học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi trên máy vi tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động...
“Dạy học trực tuyến có vai trò tích cực trong việc hướng dẫn học sinh tự học, vì thầy và trò có thể tương tác ở bất cứ thời điểm, không gian nào với điều kiện có kết nối mạng Internet”, ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh.
Khắc phục mọi khó khăn
Thực tế, cơ sở vật chất của các trường phổ thông chưa thật sự đồng bộ. Có những trường hiện nay phòng máy khá lạc hậu, thiếu máy tính, nhiều nơi không có Internet, 3G, 4G yếu, nhất là các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, học sinh không có điều kiện học tập trực tuyến, đặc biệt là học sinh ở vùng sâu từ cấp THCS trở xuống, các em không có máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị thông minh để hỗ trợ học trực tuyến. Còn ở thành thị, nhiều em lợi dụng việc học trực tuyến để làm việc riêng, giáo viên và phụ huynh không kiểm soát được.
Theo ông Lê Thanh Liêm, các trường học cần có trách nhiệm thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho các đối tượng học sinh không có điều kiện tham gia học tập trực tuyến ở các trường vùng sâu được bổ sung nội dung kiến thức mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian dạy học trực tuyến. Các cơ sở giáo dục phải hướng dẫn, yêu cầu giáo viên từng lớp, từng môn cùng tham dự giờ học trên đài truyền hình với học sinh, sau đó hướng dẫn học sinh của mình thực hiện nhiệm vụ đặt ra trong các giờ học được tổ chức, đồng thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, chấm chữa bài tập cho các em…
“Việc phối hợp với gia đình cũng rất quan trọng để gia đình quản lý được việc học từ xa của con, tránh tâm lý lo ngại không biết con ngồi trước “màn hình” thì có học được gì không. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy và học trực tuyến tại các đơn vị, trường học để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn hoặc xử lý các đơn vị, trường học không thực hiện nghiêm túc", ông Liên khẳng định.
Ông Lê Thanh Liêm cho rằng, Bộ GD&ĐT nên tổ chức xây dựng bài giảng điện tử, trực tuyến dùng chung nhằm khuyến khích đa dạng phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp với điều kiện dịch bệnh và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đồng thời, kiến nghị phối hợp với các địa phương, cơ sở giáo dục rà soát những khó khăn, vướng mắc, thiệt hại trong ngành giáo dục, giúp đỡ các địa phương, nhất là các tỉnh vùng sâu, vùng xa./.
Nhằm giúp học sinh lớp 9 và lớp 12 trên địa bàn tỉnh ôn tập, củng cố kiến thức, bắt đầu từ ngày 8/4, Sở GD&ĐT Cà Mau phối hợp Sở TT&TT, Đài PT-TH Cà Mau phát sóng chương trình dạy học trên truyền hình theo khung giờ phù hợp. Theo đó, sẽ xây dựng các chuyên đề học tập theo hướng dẫn tinh giản nội dung được Bộ GD&ĐT ban hành. Cụ thể, khối 9 học các môn: Toán, Ngữ văn và tiếng Anh; khối 12 học Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh và Giáo dục công dân. |
Băng Thanh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Việt Nam trong top 3 quốc gia thích đi du lịch cùng gia đình nhiều thế hệ
- ·Quán xôi pate rán nức tiếng phố cổ, bán hết vèo vài trăm suất trong hai tiếng
- ·Trứng vịt lộn um bầu vừa ngon vừa bổ, được mệnh danh là món ăn thần dược ở Huế
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Thời báo Mỹ nổi tiếng xếp Hà Giang là điểm đến hấp dẫn nhất thế giới 2023
- ·Chi 55 tỷ đồng chấm dứt du lịch cưỡi voi tại Đắk Lắk
- ·Mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân năm 2016
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Mèo béo đăm chiêu trở thành tâm điểm hút khách hàng đầu thành phố ở Ba Lan
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ
- ·FBI chất vấn bà Hillary Clinton về việc sử dụng các email cá nhân
- ·Nữ du khách Sài Gòn đưa cún cưng du lịch châu Âu 3 tháng, phượt xe máy nhiều nơi
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Bà Hillary Clinton gây ấn tượng trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên
- ·Thủ tướng Campuchia Hun Sen từ chối lời mời thăm Triều Tiên
- ·Kinh tế thế giới đối mặt với 4 hình thái mất cân bằng nghiêm trọng
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Donald Trump chính thức được đề cử làm ứng viên Tổng thống Mỹ