【soi kèo santos laguna】Sinh kế cho phụ nữ ven biển
(CMO) Cải thiện chất lượng cuộc sống cư dân ven biển nói chung, đời sống phụ nữ ven biển nói riêng thông qua các mô hình kinh tế bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế, là điều mà các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Qua đó góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho chị em.
Chị Trần Thị Kiều Yến, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, nhất là hội viên phụ nữ vùng ven biển, là đối tượng yếu thế, gián tiếp chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhiều thiệt thòi khác. Vì lẽ đó, đã qua hội ưu tiên triển khai nhiều dự án sinh kế, dự án giảm tác hại biến đổi khí hậu vùng ven biển, kịp thời hỗ trợ chị em vươn lên trong cuộc sống”.
Tổ hợp tác (THT) đan lưới tại ấp Tân Ðiền, xã Tân Hải, huyện Phú Tân do phụ nữ ấp đăng ký thực hiện. Tổ hiện có 8 thành viên, duy trì hiệu quả hoạt động hơn 10 năm qua. Thông qua hoạt động của tổ đã giúp nhiều chị em nhàn rỗi ở địa phương học nghề, có thêm thu nhập trang trải sinh hoạt, ổn định cuộc sống.
Chị Huỳnh A Ly, thành viên THT, cho biết: “Nhờ tham gia THT, chị em học được nghề đan lưới, sau đó tự nhận lưới về nhà, tranh thủ thời gian rảnh ráp. Ngoài bán tạp hoá, thời gian rảnh tôi ráp lưới và thuê thêm 3 nhân công nữ làm lưới, trả cho mỗi chị 100.000-200.000 đồng/ngày. Riêng tôi thu nhập 7-8 triệu/tháng. Nghề này rất phù hợp với chị em, vừa tranh thủ kiếm tiền vừa có thời gian chăm sóc gia đình”.
Chị Huỳnh A Ly (người đứng), thành viên Tổ đan lưới ấp Tân Điền, thu nhập 7-8 triệu đồng/tháng từ nghề ráp lưới.
Tại cửa biển Hố Gùi, ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi ,có 70 hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt hội. Trước đây, đời sống chị em hết sức bấp bênh hoặc chỉ ở nhà chăm sóc con cái, chi phí phụ thuộc vào nghề đi biển, làm thuê của chồng. Tận dụng nguồn cá biển, chị em tập tành với nghề làm mắm cá mào gà, các loại khô biển... nhưng đa phần làm nhỏ lẻ, bán tại địa phương. Ðến năm 2021, với sự quan tâm, động viên từ chính quyền địa phương và các cấp Hội LHPN, Hợp tác xã (HTX) mắm cá mào gà được thành lập với 10 thành viên chính thức, đa phần là hội viên phụ nữ. Hàng năm HTX thu về lợi nhuận 240 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao động tại địa phương, giúp chị em tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Chị Phạm Thị Thắm Tươi, Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Huân, chia sẻ: “Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh, huyện và đơn vị đã kết nối hỗ trợ vốn cho chị em ven biển, nơi chịu ảnh hưởng nhiều từ biến đổi khí hậu, để chị em có điều kiện đầu tư khởi nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể. Từ đó, đời sống chị em được nâng lên về mọi mặt. Toàn xã hiện có 2.102 hội viên, các chị đều năng động, sáng tạo, phát huy năng lực vốn có để tăng thu nhập, nâng cao vị thế trong xã hội và chất lượng cuộc sống gia đình”.
Chúng tôi có dịp đến thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần văn Thời, xuống một số ghe biển tại Khóm 1 thời điểm hết con trăng. Khi ấy chị em tổ vá lưới với gần 10 chị với những đôi tay nhanh nhẹn, miệt mài vá lưới chuẩn bị cho chủ ghe ra khơi vào con trăng tới.
Chị Nguyễn Bảo Trân, thành viên Tổ vá lưới, cho biết: “Tôi làm nghề vá lưới đến nay gần 30 năm. Chồng đi biển theo chủ ghe, thu nhập bấp bênh nên tôi tranh thủ thời gian đi vá lưới để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Thời điểm ghe vô, mỗi chị em thu nhập 200.000-300.000đồng/ngày, thời điểm khác thì thu nhập thấp hơn, tầm 100.000-200.000 đồng/ngày. Nghề này giúp tôi và nhiều thành viên trong Tổ đan lưới ổn định thu nhập, tổ không có hội viên nghèo”.
Chị Lê Thanh Bình, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Sông Ðốc (người đứng, bìa trái), cùng xuống ghe biển thăm chị em Tổ vá lưới. |
Ðược biết, trong 8 tháng của năm nay, Hội LHPN tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai các hoạt động của Ðề án “Hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” trong các cấp hội, nhằm khơi dậy và hỗ trợ chị em thực hiện ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh để nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là chị em khu vực ven biển chịu ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu. Các cấp hội thực hiện bằng nhiều hình thức, như tư vấn, hỗ trợ vốn, kiến thức cho 259/40 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với số tiền 2.074.500.000 đồng (đạt 647% so với kế hoạch), bước đầu có 15 chị kinh doanh hiệu quả; kịp thời giải ngân nguồn vốn do Tỉnh hội quản lý để chị em chăn nuôi gà, vịt, mua bán nhỏ… Tổng vốn đã giải ngân là 2.075.000.000 đồng cho hơn 140 chị vay. Các Huyện hội, Thành hội giải ngân nguồn tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, kinh phí dự phòng rủi ro từ nguồn vốn hỗ trợ quỹ tín dụng nhỏ thuộc dự án 2KR… với tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Tỉnh hội đã tiếp nhận nguồn vốn từ Chương trình Quỹ Cộng đồng phòng, chống thiên tai, với chủ đề “Tiếp sức cho phụ nữ nghèo phát triển sinh kế và xây nhà ở phòng tránh thiên tai từ nguồn vốn quay vòng” tại Cà Mau, triển khai thực hiện tại 2 huyện U Minh và Ðầm Dơi với tổng số tiền 500 triệu đồng, đã tổ chức giải ngân nguồn vốn này cho 20 hộ vay tại xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi và xã Khánh Tiến, huyện U Minh.
Ðồng thời, Hội LHPN cơ sở vận động thành lập các mô hình sản xuất như chăn nuôi, trồng màu theo hướng kinh tế tập thể, trong năm đã thành lập mới 4 HTX với 63 thành viên, 7 THT với 62 thành viên; nâng tổng số toàn tỉnh có 11 HTX với 138 thành viên và 128 THT với 1.406 thành viên do phụ nữ thành lập. Các HTX, THT đang hoạt động hiệu quả, bước đầu mang lại kinh tế khá cao, trừ chi phí, hàng tháng thu nhập từ 2-7 triệu đồng/thành viên, đã giúp cho 1.600 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có việc làm và ổn định cuộc sống…
Với tất cả những hoạt động trên, năm 2021 các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã chung tay góp sức giúp đỡ 739 hội viên là hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong đó có 262 hộ nghèo, 297 hộ cận nghèo, 44 hộ khó khăn, 136 hộ mới thoát nghèo).
Ðặc biệt, Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” là bước đột phá về thay đổi nhận thức, trao quyền chủ động, sáng tạo cho phụ nữ. Các cấp Hội LHPN đã thể hiện tốt vai trò cầu nối các nguồn lực xã hội hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đa dạng mô hình sinh kế, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)./.
Loan Phương
(责任编辑:Thể thao)
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Thu ngân sách Kon Tum lần đầu vượt mức 3.000 tỷ đồng
- ·Bầu cử Mỹ 2020: Hai ứng cử viên tổng thống tăng tốc đua nước rút
- ·Tìm điểm then chốt trong Chiến lược 2021
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên
- ·Tận tụy vì dân
- ·Mỹ: Tổng thống Trump phủ quyết Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Khu vực 5, phường Ba Láng làm theo gương Bác
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2019
- ·Thế giới vượt mốc 26 triệu ca nhiễm COVID
- ·KinderWorld duy trì vị trí dẫn đầu bằng chất lượng giáo dục
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Không có ngoại lệ đối với gian lận xuất xứ
- ·Kinh doanh sa sút, Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities) VCI muốn thoát tên 'Bản Việt'
- ·Ngày 25/4: Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ theo đà đi lên của giá vàng thế giới
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Ðề nghị thông tin thời gian thực hiện dự án làng đại học