会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận hamburger】Cây trồng vẫn 'khát'!

【trận hamburger】Cây trồng vẫn 'khát'

时间:2025-01-25 22:57:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:257次

LOAY HOAY TRONG NẮNG HẠN

Gia đình ông Hồ Văn Bạn canh tác 6 ha sầu riêng tại ấp Tân Thuận,ồngvẫtrận hamburger xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp. Hiện nay, vườn cây đang ra bông, đậu trái non. Giai đoạn này cần cung cấp đủ dinh dưỡng và rất nhiều nước tưới cho cây. Cũng như mọi năm, vào mùa khô là thời điểm giếng khoan và các ao trong vườn cạn nước, ông Bạn phải lấy nước từ kênh thủy lợi dẫn vào ao để tưới cho vườn sầu riêng. Hiện nay, theo lịch cung cấp nước, mỗi tuần khu vực ấp Tân Thuận được điều tiết nước 2 lần, nhờ đó, các ao trong vườn luôn có đủ nước tưới. Năm nay, vườn sầu riêng của gia đình ông Bạn bước vào vụ thu hoạch thứ 2, dự kiến năng suất khoảng 12 tấn/ha. Hiện đã có thương lái đến trả giá 75.000 đồng/kg. Ông Bạn rất phấn khởi, vì nhờ kênh thủy lợi cung cấp nước tưới mà vườn sầu riêng luôn xanh tốt. Ông Bạn chia sẻ: “Trồng sầu riêng cần nhất là cung cấp đủ nước tưới. Với 6 ha sầu riêng, mỗi lần tưới hơn 100 khối nước. Nếu dùng nước giếng khoan thì chỉ bơm được vài khối. Chỉ mong kênh dẫn nước về 3 lần/tuần thì vườn cây sẽ cho năng suất tốt hơn”.

Thửa ruộng của hộ anh Hoàng Thanh Trình không thể canh tác vào mùa khô do thiếu nước tưới  

Không thuận lợi như các hộ trồng cây ăn trái ở ấp Tân Thuận, nhiều khu vực trên địa bàn xã Tân Tiến vẫn thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng toàn xã là 4.050 ha, trong đó hơn nửa diện tích là hoa màu, cây ăn trái, tiêu, cà phê và cây lúa. Trong khi hệ thống kênh thủy lợi chỉ cung cấp nước tưới cho gần 150 ha cây trồng. Diện tích còn lại xa đường kênh thủy lợi, người dân phải tự đào giếng khoan. Nhiều hộ khoan giếng sâu 80m, nhưng cũng không đủ nước tưới cho cây trồng.

Mùa khô, thửa ruộng của ông Nguyễn Văn Chò (bên trái) bỏ hoang vì thiếu nước tưới

Nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Chò ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến sống bằng nghề trồng lúa. Với diện tích 1,1 ha, mỗi vụ ông thu khoảng 6 tấn lúa. Giá lúa hiện nay 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn khoảng 35 triệu đồng. Thu nhập từ trồng 2 vụ lúa trong năm đã giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định. Do không có nước tưới nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 2, ông Chò phải bỏ đất trống. Điều nghịch lý là cánh đồng của gia đình ông rất gần kênh thủy lợi, nhưng việc trồng lúa phải phụ thuộc vào nước mưa hoặc đi xin, dẫn nước vào ruộng. Ông Chò cho biết: “Vụ lúa thứ nhất làm được là nhờ nước mưa, còn vụ thứ hai thiếu nước tưới, phải xin nước ao của hàng xóm dẫn vào ruộng. Nếu có kênh thủy lợi thì tôi sẽ làm được vụ 3”.

NHIỀU KÊNH MƯƠNG CHƯA PHÁT HUY HIỆU QUẢ

Theo người dân địa phương, cách đây 2 năm, Nhà nước đầu tư xây dựng 6km kênh thủy lợi qua ấp Sóc Nê. Đến nay, không hiểu vì lý do gì hệ thống kênh nhánh vẫn chưa đưa vào vận hành, toàn bộ đất trồng lúa ở khu vực này không thể gieo sạ. Hiện đang cao điểm mùa khô, nắng nóng, hạn hán kéo dài khiến nhiều cánh đồng ở ấp Sóc Nê nứt nẻ. Cũng như ông Chò, anh Hoàng Thanh Trình phải bỏ hoang 7 sào ruộng, do kênh thủy lợi chưa dẫn nước tới. May mắn là anh còn có thu nhập từ 7 sào đất trồng điều. Tuy nhiên, thời tiết năm nay khô hạn nên nhiều diện tích bông điều khô đen, vườn cây cho năng suất thấp. Mất mùa điều, không có thu nhập từ cây lúa nên cuộc sống gia đình anh Trình khó khăn hơn. Anh Trình cho hay: “Đường kênh thủy lợi xây dựng xong, bỏ hoang rất lãng phí. Giờ kênh đã cũ rồi mà cánh đồng Sóc Nê vẫn chưa có nước tưới. Tiếp xúc cử tri, người dân nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng sớm nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành, cung cấp nước cho cánh đồng lúa. Vì chưa biết khi nào kênh thủy lợi dẫn nước về nên tôi không dám làm vụ thứ 3”.

Công trình thủy lợi ấp Sóc Nê hoàn thành 2 năm vẫn chưa dẫn nước

Toàn xã Tân Tiến hiện có hơn 300 ha đất trồng lúa, trong đó hơn 21 ha trồng 3 vụ, còn lại phải trông chờ vào thời tiết. Ấp Sóc Nê là địa bàn trồng lúa nhiều nhất xã, do thiếu nước tưới nên không thể canh tác vụ thứ 3 trong năm. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là đầu tư xây dựng mới hệ thống kênh dẫn nước tại ấp Sóc Nê. Đến nay, các hộ trồng lúa vẫn chưa được hưởng lợi từ công trình này. Anh Phạm Hùng Cường, Trưởng ấp Sóc Nê cho biết: “Nhiều hộ dân gắn bó với nghề trồng lúa qua nhiều đời. Cây lúa cũng là cây xóa đói, giảm nghèo của họ. Vì vậy, người dân rất phấn khởi khi công trình thủy lợi hoàn thành, nhưng không hiểu vì sao đến nay chưa đưa vào sử dụng. Trong thời gian này, các hộ dân chuyển sang làm những việc khác như phụ hồ, cạo vỏ lụa hạt điều…, thu nhập rất bấp bênh. Người dân rất mong kênh dẫn nước sớm đi vào hoạt động để trồng lúa, chứ bỏ đất trống rất lãng phí”. 

Ngoài ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến còn có 4 ấp khác trồng lúa và chưa được đầu tư hệ thống kênh thủy lợi. Ông Dương Văn Gân, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Trên địa bàn xã đã được đầu tư khoảng 15km kênh thủy lợi, dẫn nước tưới rất hiệu quả. Xã kiến nghị cấp trên tiếp tục quan tâm, đầu tư thêm hệ thống kênh nhánh dẫn nước ở những ấp có nhiều đất trồng lúa, để người dân chủ động nguồn nước tưới trong mùa khô. 

Tháng 8-2021, dự án xây dựng hệ thống kênh dẫn 6km, sử dụng nước sau thủy điện Cần Đơn khởi công, khi hoàn thành cung cấp nước tưới cho 166 ha đất trồng lúa tại cánh đồng Sóc Nê và khu vực lân cận. Công trình do UBND huyện Bù Đốp làm chủ đầu tư, với tổng vốn 30 tỷ đồng, từ ngân sách tỉnh. Sau 8 tháng khởi công, hệ thống kênh nhánh cấp 2, cấp 3 đấu nối từ kênh nhánh cấp 1 N7 hoàn thành. Từ khi công trình hoàn thành, lẽ ra phải bàn giao ngay cho Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước quản lý vận hành, thì lại để đến nay. 

“Sau khi công trình kênh thủy lợi Sóc Nê hoàn thành, chủ đầu tư đã phối hợp đơn vị có liên quan để tiến hành thủ tục bàn giao. Tuy nhiên, việc bảo quản các vật tư trên công trình chưa tốt, để xảy ra mất cắp một số tay quay và các thiết bị của cửa xả, nên công tác bàn giao chưa thực hiện xong. Vừa qua, UBND huyện đã phối hợp với Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước tiến hành các thủ tục bàn giao hệ thống kênh nhánh. Hy vọng trong thời gian tới, cánh đồng Sóc Nê sẽ được cung cấp nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa”.

Ông NGUYỄN XUÂN HIỆP, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bù Đốp


Thời gian qua, chính quyền các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, đồng thời áp dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt cho cây trồng. Bên cạnh đó, tổ chức huy động nhân dân nạo vét các giếng, ao để dự trữ nước phục vụ sinh hoạt. Tại xã Tân Tiến, nhu cầu sử dụng nước tưới trong mùa khô rất lớn. Về lâu dài, người dân kiến nghị ngành chức năng quan tâm, đầu tư thêm hệ thống kênh dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, qua đó góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
  • Tỷ phú châu Á: số lượng người giàu sẽ sớm vượt qua châu Âu
  • 5 tỷ phú phất lên nhờ game giải trí
  • Giá vàng hôm nay: Giá vàng trong nước quay đầu tăng mạnh trở lại
  • Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
  • Công dụng dưỡng da mịn màng từ sữa chua
  • Giá vàng ngày 10/8/2014: Dự đoán xu hướng giá vàng tăng mạnh tuần tới
  • 'Hàng hiệu', 'siêu xe' ế ẩm mùa Vu Lan
推荐内容
  • Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
  • Doanh nghiệp xăng dầu tiếp tục lãi khủng
  • Nghệ sĩ Chánh Tín từng thất nghiệp, bán rau muống kiếm sống
  • Những cách kiếm tiền bất ngờ của các bà nội trợ
  • Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
  • Giá vàng hôm nay: Giá vàng trong nước quay đầu tăng mạnh trở lại