【ti le truc tiep】Chủ động xây dựng phương án 3 tại chỗ đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
(CMO) Để rà soát, triển khai các giải pháp ổn định sản xuất và bình ổn giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, chiều ngày 13/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chủ trì cuộc họp với các Sở, ngành liên quan cùng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Số liệu từ Sở NN&PTNT, giá tôm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bắt đầu có biến động từ đầu tháng 7, chủ yếu là tôm thẻ. Cụ thể tôm thẻ size 20 con/kg giảm từ 217.000 đồng/ kg xuống còn 208.000 đồng/kg. Loại tôm này cũng sụt giảm từ 5.000-10.000 đồng/kg đối với từng loại kích cỡ khác. Riêng giá tôm sú tăng 5.000 đồng/kg ở hầu hết các kích cỡ. Dao động từ 155.000 đồng - 220.000 đồng/kg.
Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thì tình hình dịch bệnh Covid-19 chưa tác động nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Vì hiện tại, các yếu tố thị trường đầu ra đang tăng trưởng trở lại. Nguyên nhân khiến giá tôm biến động phần nhiều vẫn là do tâm lý hoang mang của người nuôi.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần nhanh chóng xây dựng phương án “3 tại chỗ” để ổn định sản xuất khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn
Vấn đề này được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu Sở Công thương phối hợp với Sở NN&PTNT cùng các ngành liên quan tiếp tục tìm hiểu, so sánh giá thu mua bình quân của doanh nghiệp tại nhà máy và giá của đại lý thu mua tại ao nuôi để tìm hiểu xem có hay không việc thương lái lợi dụng tình hình dịch bệnh hoặc khó khăn của doanh nghiệp để trục lợi. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm trấn an tâm lý người dân; khuyến cáo người dân không nên thu hoạch sớm tôm khi chưa đạt kích cỡ để bán, tránh trường hợp bị ép giá. Kịp thời thông tin đến người dân và doanh nghiệp diễn biến nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá cả để người dân chủ động trong sản xuất.
Đối với việc tổ chức sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ” gồm: Sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề nghị từng doanh nghiệp rà soát lại điều kiện phòng chống dịch, nhất là khu vực nhà ăn, chỗ ở tập thể để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Việc xây dựng phương châm “3 tại chỗ” cần thực hiện sớm để nâng cao cảnh giác trước dịch bệnh.
Về phía doanh nghiệp cần xây dựng phương án “3 tại chỗ” dưới sự hỗ trợ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật và ngành chức năng. Trước mắt, tỉnh sẽ hỗ trợ và thử nghiệm phương án này với Công ty cổ phần thuỷ sản Cà Mau (Seaprimexco). Ngoài ra, có thể tính đến phương án tận dụng các cơ sở trường học gần nhà máy đang trong thời gian nghỉ hè để bố trí làm nơi ăn ngủ cho công nhân duy trì chuỗi sản xuất trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền để công nhân ổn định tâm lý, giữ chân công nhân yên tâm làm việc./.
Phúc Duy
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Tuyên Quang đề xuất đầu tư Dự án PPP cao tốc Tuyên Quang
- ·Trà Vinh đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút đầu tư
- ·Thông xe đoạn cao tốc dài 64 km, quy mô 4 làn xe Bắc Giang – Chi Lăng
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Nhìn lại một năm thực hiện CPTPP
- ·Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư Khu đô thị phía Nam sông Như Ý
- ·Nhiều thay đổi tại Giải đua xe đạp Truyền hình Bình Dương
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Ấn tượng Đinh Phương Thành
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Đầu tư theo đối tác công
- ·Thế kẹt tại dự án tỷ đô cao tốc Bến Lức
- ·Ninh Thuận hoạt động dự án điện gió công suất lớn nhất Việt Nam
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Tạm ngưng tập luyện các đội thể thao của tỉnh
- ·Chủ đầu tư dự án điện mặt trời đi đâu, về đâu?
- ·Nhà thầu có tên trên mạng đấu thầu quốc gia nhưng chưa nộp phí duy trì tài khoản
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Ứng thầu phải độc lập về pháp lý và tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu