【arsenal tula vs】Ngân hàng Nhà nước: Rất khó giảm tiếp lãi suất
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8,ânhàngNhànướcRấtkhógiảmtiếplãisuấarsenal tula vs Quốc hội khóa XV.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng là một trong 3 "tư lệnh" ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
Hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn
Theo báo cáo về điều hành lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2 điểm %/năm.
Từ việc điều chỉnh trên đã định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệpvà người dân.
Tiếp đó, 10 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp.
Đồng thời, đơn vị này tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay; báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi...
Về điều hành tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Tín dụng tăng trưởng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đầu năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Năm 2022, tín dụng tăng 14,18%; năm 2023 tăng 13,78%; đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023, tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn sau sự cố rút tiền hàng loạt chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Cụ thể, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2,5% trong năm 2023 và tiếp tục có xu hướng giảm trong 10 tháng đầu năm 2024.
Vì sao khó giảm lãi suất?
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, lạm phát giảm chưa bền vững và tiềm ẩn rủi ro áp lực tăng trong bối cảnh độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn.
Bên cạnh đó, cơ quan này cho rằng việc thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới là rất khó khăn.
Nguyên nhân là lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu thời gian qua. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, thời gian tới sẽ áp lực đối với mặt bằng lãi suất.
Ngoài ra, trước sức ép tỷ giátừ thị trường quốc tế khiến việc giảm lãi suất VND trong nước càng gia tăng áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước cũng ảnh hưởng đến việc giảm lãi suất.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sức ép cung ứng vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế vẫn còn lớn, kể cả vốn trung dài hạn trong bối cảnh huy động vốn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoángặp nhiều khó khăn.
"Điều này tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản lớn đối với hệ thống ngân hàng huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn", báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, cơ quan này nhận định sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệpvà người dân còn thấp.
Với những khó khăn thách thức này, các tổ chức quốc tế như IMF, WB, AMRO đều nhận định dư địa nới lỏng chính sách tài chính của Việt Nam hiện rất hạn hẹp và khuyến nghị Việt Nam cần tận dụng dư địa tài khóa còn nhiều để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ kịp thời.
Cơ quan này sẽ điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính tín dụng, hỗ trợ điều hành chính sách tiền lệ.
Ngoài ra, cũng điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Nhà phát triển ChatGPT lỗ hơn nửa tỷ đô
- ·Mỹ không muốn Hàn Quốc làm điều này nếu Trung Quốc cấm chip Micron
- ·Thúc đẩy kinh doanh liêm chính giúp tăng giá trị thương hiệu doanh nghiệp
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Xóa tan nỗi lo dịch chuyển lên Google Cloud chỉ với 4 bước đơn giản
- ·Thủ đoạn ép nhân viên làm việc đến khuya của siêu lừa xứ Silicon
- ·Facebook sa thải liên tục khiến nhân viên mất động lực làm việc
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Chuyên gia UPU: Việt Nam có nhiều tiềm năng để nâng cao thứ hạng về bưu chính
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Ngành TT&TT học tinh thần đổi mới, dám dấn thân thời “chú Ba Thân”
- ·Tái hiện sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ qua tem bưu chính và bưu ảnh
- ·Các hiệp hội công nghệ, người tiêu dùng thúc giục điều tra ChatGPT
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Công ty Mercafe Việt Nam được gia hạn áp dụng doanh nghiệp ưu tiên
- ·Đô thị thông minh: Công nghệ là phụ, lợi ích người dân phải là trung tâm
- ·Tiêm kích hạm AV
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Saigon Co.op doanh số kênh online tăng gấp 5 lần trong cao điểm dịch