【ket qua u19 phap】Xuất khẩu thuỷ sản trên đà hồi phục
"Sau khi lỡ hẹn về đích trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh trong 2 tháng đầu năm 2016 tăng mạnh trở lại, ước đạt 128,7 triệu USD, tăng 22,7% so cùng kỳ năm 2015, đạt 10,3% so với kế hoạch năm. Tuy kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại nhưng chưa thể an tâm với những diễn biến của thị trường gần đây", đây là nhận định của Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Cà Mau (CASEP).
"Sau khi lỡ hẹn về đích trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh trong 2 tháng đầu năm 2016 tăng mạnh trở lại, ước đạt 128,7 triệu USD, tăng 22,7% so cùng kỳ năm 2015, đạt 10,3% so với kế hoạch năm. Tuy kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại nhưng chưa thể an tâm với những diễn biến của thị trường gần đây", đây là nhận định của Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Cà Mau (CASEP).
Ông Ngô Thành Lĩnh, Tổng Thư ký CASEP, nhận định, năm 2016, xuất khẩu thuỷ sản đối mặt với hàng loạt cơ hội lẫn thử thách. Khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thị trường xuất khẩu tôm sẽ cạnh tranh gay gắt, biến động khó lường, đặc biệt là phải cạnh tranh với các nước “đối thủ” có ngành nuôi tôm phát triển mạnh như: Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan; sự gia tăng tranh chấp thương mại, vụ kiện chống bán phá giá tôm, chống trợ cấp, các rào cản kỹ thuật với những tiêu chuẩn khắt khe bất hợp lý tại các thị trường nhập khẩu lớn…
Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. |
Đồng thời, trên sân nhà, chi phí sản xuất tăng cao, các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, thiếu hụt nguyên liệu do tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, diện tích thả nuôi tôm công nghiệp đạt thấp, khoảng 43% diện tích ao đầm hiện có, từ đó các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu chỉ hoạt động được 45% công suất thiết kế. Bên cạnh đó, chất lượng nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ, dư lượng nhiều chất cấm vẫn còn trong nguyên liệu đầu vào.
Sản lượng thuỷ sản chế biến của tỉnh trong 2 tháng đầu năm đạt 14.100 tấn, tăng 5,7% so cùng kỳ năm 2015, đạt 12,4% kế hoạch, trong đó có 10.100 tấn tôm. Sản xuất hàng giá trị gia tăng chiếm đến 55% tổng sản lượng chế biến, giá tôm nguyên liệu cũng tăng nhiều so cùng kỳ năm 2015. Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng.
Tại hội nghị bàn các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2016 của CASEP, ông Ngô Văn Nga, Chủ tịch CASEP, nhận định: "Giá thành sản phẩm thuỷ sản Việt Nam cao hơn so với các nước đang cạnh tranh. Trong giá thành sản xuất, con tôm giống của Việt Nam hiện nay có giá cao gấp gần 2 lần so với Ấn Độ. Chi phí cho thức ăn trong nuôi tôm cũng cao hơn bình quân 40%. Trong khi đó, do nhiều yếu tố môi trường và dịch bệnh, tỷ lệ tôm nuôi thành công của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 33-40%, trong khi Indonesia hay Ấn Độ tỷ lệ nuôi thành công lên tới 70%. Những yếu tố này khiến giá thành tôm nguyên liệu của Việt Nam luôn cao hơn họ từ 1-3 USD/kg".
Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh, liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây và “thăng hoa” với kim ngạch trên 1,2 tỷ USD ở năm 2014. Tuy nhiên, bước sang năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản dường như bị “đuối sức” khiến kim ngạch xuất khẩu giảm thấp, chỉ còn 955 triệu USD, đạt 70,5% so kế hoạch, giảm 24,4% so với cùng kỳ năm 2014 và thấp hơn so với năm 2013, giảm cả về sản lượng lẫn giá trị. Theo kế hoạch, năm 2016, Cà Mau phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu lên 1 tỷ 252 triệu USD. |
Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, chất lượng hàng xuất khẩu không đảm bảo là vấn đề dai dẳng, thách thức đối với ngành thuỷ sản. Muốn cạnh tranh tốt, vấn đề này cần được giải quyết thông qua sự nỗ lực của cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, bảo vệ thị trường cũng là điều hết sức quan trọng để tăng cường sức cạnh tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Ông Trần Văn Dũng, Ấp 4, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, kiến nghị, hiện nay, giá xăng, dầu giảm mạnh, theo đó rất nhiều mặt hàng thiết yếu khác cũng đã giảm giá. Nhưng giá thức ăn, thuốc thuỷ sản không giảm, ngược lại nhiều mặt hàng còn có chiều hướng tăng giá. Ngành chức năng cần nghiên cứu tìm giải pháp làm giảm giá thành con tôm để người dân yên tâm sản xuất.
Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững trên chặng đường dài, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ chất lượng, giá cả con giống, thức ăn, vật tư cho nuôi trồng thuỷ sản, kiểm soát chặt chẽ dư lượng kháng sinh, chất bảo quản, đảm bảo vấn đề vệ sinh trong quá trình sản xuất, kiểm tra nghiêm ngặt từng lô hàng chế biến trước khi xuất khẩu. Đặc biệt là ban hành các chế tài; xử lý mạnh hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của con tôm Việt Nam ở những thị trường lớn như Mỹ và EU./.
Bài và ảnh: Trúc Ly
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Former PVC chairman Thanh gives himself up to police
- ·President receives envoys from Spain, Yemen, Finland and Greece
- ·Party chief, Cambodian King hold talks in Phnom Penh
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Party leader urges Bắc Kạn to focus on infrastructure development
- ·Hà Nội saves $101m in 6 months
- ·Việt Nam honors its war heroes
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Rotterdam seeks to expand ties with VN localities
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc talks with Germany's Merkel
- ·Việt Nam, Singapore share terrorism concerns
- ·VN, Laos advised to tackle renewal issues
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·VN cheers ASEAN on 50th anniversary
- ·PM Phúc encourages Dutch investment in Việt Nam
- ·ICAO President praises VN’s aviation development
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Việt Nam, Laos leaders join to hail deep defense ties