【lens – nantes】Phản hồi kiến nghị của DN về hoàn thuế mặt hàng gỗ xuất khẩu
Phân tích trường hợp của Công ty TNHH Duy Tuấn, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 8 Điều 112 Thông tư 128/2013/TT-BTC, hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại- công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu như sau: Hàng hóa được tái xuất ra nước ngoài hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế nhập khẩu. Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.
Tại công văn số 19128/BTC-TCHQ ngày 30-12-2014 của Bộ Tài chính yêu cầu: “Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố không thực hiện hoàn thuế đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất quá 365 ngày kể từ ngày nhập khẩu”.
Vì vậy, trường hợp của Công ty TNHH Duy Tuấn đăng ký tờ khai xuất khẩu cho lô hàng gỗ quá thời hạn 365 ngày kể từ ngày nhập khẩu, không đáp ứng điều kiện để được xem xét hoàn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều 112 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Do đó, Công ty TNHH Duy Tuấn không được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu đã nộp.
Đối với kiến nghị của Công ty về việc “toàn bộ lô hàng của Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế GTGT 10% khi nhập khẩu nhưng khi xuất khẩu Công ty phải nộp tiếp khoản thuế xuất khẩu 10%, như vậy, thuế chồng thuế, điều này rất bất hợp lý”, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31-12-2013 của Bộ Tài chính, đối với hàng hóa xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Như vậy, đối với thuế GTGT DN đã nộp đầu vào là 10% khi xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0% thì số thuế GTGT đầu vào DN sẽ được khấu trừ tại cơ quan thuế địa phương nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Do đó, kiến nghị của DN về việc “Toàn bộ lô hàng trên đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế GTGT 10% khi nhập khẩu nhưng khi xuất khẩu Công ty phải nộp tiếp khoản thuế xuất khẩu 10% là thuế chồng thuế” là không đúng với quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Riêng đối với kiến nghị của Công ty đối với công văn số 19128/BTC-TCHQ ngày 30-12-2014 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan phân tích, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 thì hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng hóa thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
Tại điểm b khoản 7 Điều 17 Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thi hành Nghị định này.
Xét hoàn thuế trường hợp quá hạn 365 ngày thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a1 khoản 8 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể. Như vậy, thẩm quyền xem xét hoàn thuế hay không hoàn thuế đối với các trường hợp quá hạn 365 ngày kể từ ngày nhập khẩu là thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài chính. Với các quy định nêu trên, Bộ Tài chính ban hành công văn số 19128/BTC-TCHQ hướng dẫn không thực hiện hoàn thuế đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, gỗ nhập khẩu sau đó tái xuất quá 365 ngày kể từ ngày nhập khẩu là hoàn toàn phù hợp với thẩm quyền của Bộ Tài chính. Liên quan đến việc thực hiện công văn số 19128/BTC-TCHQ ngày 30-12-2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 357/BTC-TCHQ ngày 12-1-2015, công văn số 404/BTC-TCHQ ngày 13-1-2015, công văn số 4056/BTC-TCHQ ngày 30-3-2015 hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·CJ tham vọng biến Việt Nam thành “cứ điểm” sản xuất thực phẩm
- ·EVNNPC triển khai nhiều dự án lưới truyền tải, nâng độ tin cậy khi cấp điện
- ·Chứng khoán 29/12: Nhiều Bluechips chìm trong sắc đỏ, VN
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Sự kiện nổi bật trong tuần
- ·Đấu giá đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Loại nhà đầu tư “tay không bắt giặc”
- ·Ngày 25/4: Giá vàng thế giới và vàng miếng SJC đồng loạt lao dốc
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Ngày 30/12: Giá vàng thế giới sụt mạnh rồi tăng lên trong bối cảnh đồng USD suy yếu
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Chứng khoán 27/5: VN
- ·Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương: Chuyển đổi số phục vụ khách hàng
- ·Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sửa đổi Bộ luật Lao động: Dứt khoát không tăng giờ làm thêm
- ·Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- ·Tuyên ngôn về 4.0
- ·Chứng khoán 14/12: VN
- ·Doanh nghiệp chuẩn bị tết cho người lao động: Chu đáo, nghĩa tình
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Chuyển nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử sang Bộ Thông tin và Truyền thông