【xem tỷ lệ kèo trực tuyến】Nhiều điểm mới trong đề án đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đã có gần 10 triệu lao động nông thôn được học nghề
Tại tờ trình,ềuđiểmmớitrongđềánđổimớiđàotạonghềcholaođộngnôngthôxem tỷ lệ kèo trực tuyến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong 11 năm (2009-2020) thực hiện Đề án 1956 - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có gần 10 triệu lao động nông thôn được học nghề. Bình quân hàng năm có gần 1 triệu lao động nông thôn được học nghề. Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 89,3%, vượt 9,3% so với giai đoạn 2020-2015.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Giang. Ảnh: Minh Anh |
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, có gần 1,2 triệu người đã được các doanh nghiệp tuyển dụng sau học nghề. Trên 400.000 người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, trên 61.000 người sau đào tạo đã thành lập các tổ, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn khác tại địa phương.
Có 134.845 lượt hộ nghèo có người tham gia học nghề, có việc làm đã thoát nghèo; 261.361 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, có thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương.
Với những kết quả trên, đề án đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng số lao động cả nước giảm từ 49,5% năm 2010 xuống còn 33,5% năm 2020. Đến năm 2020 có khoảng 15 ngàn hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả và gần 12 nghìn doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Quá trình cơ cấu lại nông nghiệp đã gắn kết chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới, nhất là phát triển hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh hiệu quả, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua còn tồn tại những bất cập, hạn chế như: Hiệu quả đào tạo nghề còn chưa bền vững, đặc biệt là ở những vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Việc đào tạo mới tập trung chủ yếu vào đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, việc đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho lao động nông thôn theo hình thức đặt hàng mới thực hiện thí điểm…
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là trọng tâm
Dự thảo đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn đặt mục tiêu đào tạo nghề theo từng giai đoạn cụ thể. Theo đó, giai đoạn 2021-2025, trung bình mỗi năm có khoảng từ 1 - 1,2 triệu lao động nông thôn được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Trong đó, đào tạo phi nông nghiệp chiếm khoảng 70%, đào tạo nghề nông nghiệp chiếm khoảng 30%.
Giai đoạn 2026-2030 tăng quy mô đào tạo, trung bình một năm đào tạo cho khoảng 1,2 - 1,5 triệu lượt lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 75%, đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 25%.
Để thực hiện mục tiêu này, dự thảo đưa ra nhiều điểm đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trọng tâm là nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc tổ chức liên kết với các doanh nghiệp xây dựng chương trình, giáo án, đào tạo, tạo việc làm; đồng thời, thực hiện việc thí điểm đào tạo nghề trung cấp, cao đẳng cho lao động nông thôn.
Dự thảo đề án cũng nhấn mạnh mục tiêu của việc đổi mới là nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, hiện đại đáp ứng nhu cầu học nghề đa dạng và ngày một nâng cao của lao động nông thôn; đồng thời gắn đào tạo với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng giai cấp nông dân tiên tiến, hiện đại.
Dự thảo cũng đề cập đến vấn đề tiếp tục hỗ trợ chi phí đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, được vay vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, khởi nghiệp theo các chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định...
Dự thảo nêu rõ, kinh phí thực hiện đề án được bố trí từ ngân sách nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương hàng năm và bố trí từ các hoạt động đào tạo nghề trong các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Ngoài ra, có thể huy động thêm kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác cho các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Các địa phương tự cân đối được ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của chương trình. Ngân sách trung ương đảm bảo 70 – 80% kinh phí để thực hiện nội dung của chương trình cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Các địa phương bố trí tối thiểu 20% kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của chương trình.
Đối với các hoạt động quản lý chương trình, ngân sách trung ương đảm bảo trong dự toán chi hàng năm cho cơ quan chủ trì chương trình để thực hiện.
Đồng thời, kinh phí có thể được huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện chương trình (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn).
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·President meets with Brunei’s Sultan in San Francisco
- ·President concludes US trip for APEC Leaders’ Week, bilateral activities
- ·President meets Vietnamese community in US
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Defence cooperation one of most important pillars of Việt Nam
- ·Vietnamese President hosts reception for Governor of the State of California
- ·Human rights top of agenda in Việt Nam
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·NA Vice Chairman meets Belgium's Walloon Parliament leader
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·PM’s attendance at COP28, Turkey visit look towards sustainable development: Deputy FM
- ·Conference of prison managers in Asia
- ·Việt Nam elected member of World Heritage Committee for 2023
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·PM hopes for stronger science
- ·PM Chính asks northern border province Lai Châu to focus on infrastructure, eco agriculture
- ·Việt Nam highlights three points to make Indo
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·President attends ceremony marking battle victory in southern province