【tỷ số trận việt nam hôm nay】Tác nghiệp trong " đại dịch": Cẩn trọng và tuân thủ an toàn
(CMO) “Vậy là đã có phóng viên dính Covid-19. Cảm ơn cả nhà đã hỏi thăm cả ngày hôm nay. Em thông báo: Em rất khoẻ, Vnews nhà em hiện tại cũng khoẻ. Mong là khoẻ ít nhất hết dịch, sau dịch sẽ là cực khoẻ. Love all. Queen of Corona”, dòng trạng thái Facebook đăng tải ít phút sau khi báo chí đưa tin về ca bệnh số 183 ở Hà Nội; là nữ phóng viên có tiếp xúc gần (phỏng vấn) với bệnh nhân số 148 ngày 12/3.
Trong trạng thái sức khoẻ lẽ ra là lo lắng, sợ hãi, nhưng nữ phóng viên vẫn không quên trấn an dư luận bằng dòng tin dễ thương như thế.
Những "chiến binh" dũng cảm
Tác nghiệp trong “đại dịch”, phóng viên phải luôn tuân thủ quy tắc an toàn theo khuyến cáo của ngành y tế. |
Trước tình trạng đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên phạm vi toàn cầu với số ca mắc ngày một tăng, nhiều nhà báo, phóng viên trên thế giới trở thành những “chiến binh” dũng cảm lao vào “tâm dịch” để truyền tải đúng, đủ, chính xác nhất về Covid-19. Và ở Việt Nam, ngay khi chưa xuất hiện ca bệnh nào và chưa rõ sức “công phá” của loại vi-rút chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người đến mức độ nào, thì những nhà báo, phóng viên luôn ở đầu nguồn sự kiện để đưa tin chân thực, khách quan, định hướng dư luận nhanh chóng, kịp thời, góp phần chung tay ngăn chặn, đẩy lùi Covid-19.
Bất ngờ, lo lắng, nhưng xen lẫn sự thán phục khi nhìn tấm ảnh cả ê-kíp “phóng viên hiện trường” trong bộ quần áo bảo hộ trùm kín với dòng tin “Đã 5 ngày “chinh chiến”, bám trụ nơi này!”. Đó là những đồng nghiệp ở tỉnh An Giang tác nghiệp tại Trường Quân sự tỉnh, nơi theo dõi cách ly tập trung 233 công dân từ Hàn Quốc trở về Việt Nam, cũng là “điểm nóng” đầu tiên ở tỉnh. Tất cả ê-kíp đã ở đó trọn vẹn 14 ngày.
Kết thúc 336 giờ (từ ngày 5-19/3), công tác “lạ lùng” nhất trong quá trình làm báo của mình, chị Phạm Gia Khánh, phóng viên báo An Giang đã có loạt bài viết 5 kỳ, ghi chép, phản ánh về những câu chuyện cụ thể, riêng lẻ của từng người được quy tụ lại trong góc nhìn của một nhà báo, với đủ cung bậc cảm xúc đáng nhớ, mà chính phóng viên Gia Khánh và các nhân vật đã khắc ghi trong lòng.
Theo dõi Facebook của chị trong suốt thời gian đó, mới thấy sự nỗ lực làm tròn trách nhiệm của người làm báo đối với công chúng. Phóng viên Gia Khánh cập nhật thường xuyên tình hình, định hướng dư luận, nhất là khi trên mạng xã hội loang tin: “Tại Long Xuyên (An Giang), một số trường hợp công dân trở về từ vùng dịch đang được theo dõi, cách ly, nghi vấn nhiễm dịch bệnh Covid-19”. Ngay lập tức, chị Gia Khánh đưa tin tại hiện trường là: “Sức khoẻ tất cả những công dân được cách ly rất ổn định, chưa có trường hợp nghi nhiễm bệnh”.
“Tôi là phóng viên duy nhất (cùng với 2 cán bộ tuyên truyền của Phòng Chính trị) có mặt tại hiện trường. Khi các khâu sắp xếp cuối cùng hoàn tất, nhóm tác nghiệp chúng tôi vẫn tiếp tục ghi chép ý kiến của Bộ CHQS tỉnh, mở laptop viết tin, dựng hình. Mỗi từ ngữ, hình ảnh được cân nhắc thật kỹ, nhằm phản ánh chính xác nhất, đầy đủ và phù hợp nhất cho công chúng. Việc cách ly tập trung là thủ tục hoàn toàn bình thường, theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nhưng đối với người dân nông thôn, ở khu vực biên giới như An Giang, nếu đưa tin không rõ ràng, sẽ gây hoang mang dư luận, phản ứng tiêu cực. Làm báo hơn 10 năm, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy áp lực về mặt thông tin nặng nề như thế”, một đoạn trong bài viết của chị Gia Khánh. Đoạn khác viết: “Chúng tôi kết thúc ngày cũ vào rạng sáng ngày mới. Điều tôi nghĩ đến nhiều nhất trước khi chìm vào giấc ngủ, đó là: thông tin được đăng tải trên báo An Giang sáng hôm sau, liệu có đạt hiệu quả tích cực như chúng tôi kỳ vọng?”.
Cũng là phóng viên thực hiện tin, bài về tình trạng dịch bệnh lần này, tôi “sốc” vì trên mạng xã hội có quá nhiều tin giả, nó xuất hiện rất nhanh, hấp dẫn và lan truyền, phát tán rộng khắp. Tin giả còn biến thành tin đồn đời thực, được “tam sao thất bản” khiến dư luận hoang mang về những con số sai lệch, những cách chữa trị Covid-19 không căn cứ khoa học... Trong khi mỗi ngày Bộ Y tế tích cực cung cấp thông tin, số liệu đúng, đầy đủ nhất thông qua các kênh thông tin: tin nhắn điện thoại, Zalo, báo chí…
Những đồng nghiệp tại Cà Mau cũng đã và đang dốc sức nỗ lực trong “trận chiến” chống dịch. Đặc biệt là khi Cà Mau tiếp nhận thêm 80 người ngoài tỉnh về cách ly tại khu cách ly tập trung của tỉnh. Họ cũng trở thành những “chiến binh”, dù không ở hiện trường suốt 14 ngày cách ly, nhưng tìm hiểu đầu mối thông tin từ cơ quan chức năng và những ghi nhận thực tế, đã thông tin chính xác và kịp thời nhất. Có phóng viên “lăn xả” vào tận khu cách ly để ghi nhận lại những hình ảnh sinh hoạt của người dân, đặc biệt là công việc thầm lặng của những y, bác sĩ, nhân viên làm nhiệm vụ ở khu cách ly để độc giả hiểu hơn, an tâm hơn và chung tay trách nhiệm cùng đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tất nhiên, trong bất kỳ trường hợp tác nghiệp nào, phóng viên, nhà báo phải luôn tuân thủ quy tắc an toàn theo hướng dẫn của ngành y tế.
Trước khó khăn, thách thức hiện nay là tin giả hoành hành, phát tán nhanh, rộng. Dù biết rằng việc đưa tin về dịch Covid-19 có thể gặp rủi ro, song, những người làm báo như chúng tôi hiểu rằng, chúng tôi phải là những người cần hành động ngay để cung cấp thông tin chính xác nhất, đúng, đủ và cách truyền tải thông tin cũng phải thực sự hiệu quả, thu hút người xem. Không chỉ “chiến đấu” với “đại dịch”, mà phải “chiến đấu” với tin giả, tin đồn thất thiệt.
“Các đồng nghiệp báo chí cẩn trọng!”
Đó là dòng trạng thái Facebook nhắc nhở của PGS.TS Hà Huy Phượng đăng tải trên trang cá nhân. Ông viết: “Các đồng nghiệp yêu quý của tôi đã có công lao rất lớn, đưa tin nóng, nhanh, khách quan tại mặt trận chống giặc Covid-19. Nhưng không phải trường hợp nào các bạn cũng lăn xả vào “chiến đấu” để có tin nhanh, tin nóng các đồng nghiệp nhé! Hiện đang có hàng trăm phóng viên tác nghiệp ở các hiện trường dịch bệnh trong và ngoài nước. “Mặt trận” không tiếng súng này hiểm nguy lắm. Bạn không những rất dễ lây nhiễm, dương tính với Covid-19, phải cách ly, gây khó cho xã hội mà còn là nguồn lây lan dịch bệnh cho đồng nghiệp, người thân”.
PGS.TS Hà Huy Phượng cho rằng, Bộ Thông tin - Truyền thông, Cục Báo chí, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, các cơ quan báo chí cần thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu các nhà báo tác nghiệp đúng nguyên tắc trong môi trường nguy hiểm.
Thực tế và cũng là điều cực kỳ quan trọng đối với nhà báo, phóng viên tác nghiệp trong “đại dịch” này: Phải hiểu, cẩn trọng và tuân thủ an toàn, nghiêm túc thực hiện mọi biện pháp phòng dịch để hoàn thành nhiệm vụ. Hơn hết, càng phải hiểu giới hạn của bản thân để không trở thành người bị nhiễm bệnh, phát tán, lây lan cho cộng đồng./.
Băng Thanh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Cẩm Vân khóc rất nhiều khi thu âm ca khúc của Hứa Kim Tuyền
- ·Suri Cruise 'trở thành triệu phú'
- ·Đẩy mạnh đấu thầu tập trung thuốc quốc gia
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Nhận thẻ xanh tại Mỹ với việc đầu tư vào dự án EB
- ·Cận cảnh căn hộ mới tậu của MC 'Đường lên đỉnh Olympia' Khánh Vy
- ·Quảng Ninh: Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Uông Bí
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Khối ngoại mua ròng, thị trường phục hồi mạnh
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Huy động được hơn 80 nghìn tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu chính phủ
- ·Mời tham gia đoàn xúc tiến thương mại tại Angola
- ·Hà Nội ghi nhận 1.283 trường hợp mắc sốt xuất huyết
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Nhiều yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá nửa cuối năm 2018
- ·Tin buồn
- ·Hơn 7 triệu người cao tuổi tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Sửa đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn