【bxh saudi pro】Bài 4: Kinh nghiệm quản lí hệ thống NACCS của Nhật Bản
Trung tâm điều hành hệ thống thông quan hàng hóa tự động (NACCS)
Việc quản lí và điều hành Hệ NACCS được tập trung về Trung tâm NACCS. Trung tâm NACCS được thành lập vào tháng 5-1977 dưới hình thức một tổ chức thuộc Chính phủ và chuyển thành cơ quan hành chính độc lập vào tháng 10-2003. Đến tháng 10-2008,àiKinhnghiệmquảnlíhệthốngNACCScủaNhậtBảbxh saudi pro cơ quan này chính thức được cổ phần hóa, trong đó Nhà nước là cổ đông chi phối (chiếm trên 50%) để đảm bảo quyền kiểm soát của Chính phủ đối với việc bổ nhiệm Ban giám đốc cũng như vận hành toàn bộ hệ thống.
Việc tư nhân hóa Trung tâm NACCS xuất phát từ đặc điểm là hệ thống NACCS phục vụ cho cả khu vực tư nhân và khu vực công, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả cung ứng quốc tế và sức cạnh tranh giữa các cảng biển và sân bay. Cũng từ đặc điểm này mà nhân sự tại đây được phân chia theo tỉ lệ 50/50, nghĩa là một nửa là nhân viên Chính phủ (cán bộ hải quan và một số cán bộ thuộc các cơ quan khác), nửa còn lại đến từ các công ty tư nhân lớn. Hiện Trung tâm NACCS có 107 người (khi mới thành lập có 25 người). Ban lãnh đạo gồm 1 Tổng giám đốc và 3 Giám đốc điều hành. Trung tâm NACCS có 5 phòng.
Các bên tham gia sử dụng và vận hành hệ thống NACCS bao gồm cả khối cơ quan công và khối tư nhân. Về phía các cơ quan Chính phủ có: cơ quan Hải quan; cơ quan quản lí nhập cư và hành khách xuất nhập cảnh; cơ quan kiểm dịch động, thực vật; cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm; cơ quan quản lí cảng; cơ quan biên phòng; các văn phòng quản lý thương mại; chính quyền địa phương... Đối với khối tư nhân, các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực logistics, đại lý làm thủ tục hải quan, ngân hàng, thương nhân hoạt động XNK là những đối tượng chính tham gia sử dụng hệ thống.
Hiện nay, Trung tâm NACCS chịu trách nhiệm quản lí hệ thống NACCS và tham gia vào việc phát triển và nâng cấp chương trình và cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận hành hệ thống NACCS. Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm NACCS kí hợp đồng với Công ty NTT Data để bảo trì, nâng cấp phát triển hệ thống.
Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu. Mọi giao dịch trên hệ thống NACCS đều được tính phí. Phí giao dịch sử dụng hệ thống NACCS chính là ngân sách để duy trì hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm Kudan - vận hành, phát triển hệ thống CIS
Trung tâm Kudan là đơn vị thuộc Hải quan Nhật Bản, được thành lập trong bối cảnh tinh giản bộ máy tổ chức ở cấp trung ương và đẩy mạnh phân cấp về địa phương. Trung tâm Kudan được đặt tại Hải quan vùng Tokyo song ít chịu sự chi phối từ Hải quan Tokyo mà chủ yếu duy trì mối quan hệ dưới hình thức báo cáo, trao đổi, tham vấn trong công việc.
Trung tâm Kudan chịu trách nhiệm chính quản lí, vận hành, phát triển và nâng cấp hệ thống CIS (hệ thống thông tin hải quan phục vụ riêng cho mục đích quản lí của cơ quan Hải quan). Ngoài ra, Trung tâm Kudan cũng quản lí một số hệ thống vệ tinh nhỏ như COMTIS (Hệ thống thông tin và thu thuế đối với thư tín quốc tế), ACTIS (Hệ thống thông tin và thu thuế đối với hàng đường không), COMOS (Hệ thống kiểm tra và mạng thông tin hàng đường biển).
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phối hợp với Trung tâm NACCS tham gia quản lí và vận hành hệ thống NACCS ở một mức độ giới hạn, phần lớn liên quan đến nghiệp vụ hải quan như thuế suất, chính sách,…
Nhân sự tại Trung tâm Kudan là cán bộ, công chức hải quan được lựa chọn từ các lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau, được đào tạo tại chỗ về kĩ năng quản lí, vận hành hệ thống. Trung tâm Kudan được cơ cấu thành 7 phòng chức năng với trên 60 biên chế.
Trung tâm Kudan kí hợp đồng với các công ty tin học để bảo trì kĩ thuật, hỗ trợ vận hành, nâng cấp phát triển hệ thống.
Văn phòng quản lí thông tin
Là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan Nhật Bản nằm trong Bộ Tài chính, có bộ máy gọn nhẹ với khoảng 12 người. Văn phòng chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hệ thống CNTT, bao gồm cả hai trung tâm NACCS và Kudan, mạng thông tin. Văn phòng là nơi đưa ra quyết định về định hướng phát triển, nâng cấp các hệ thống CNTT của hải quan và chịu trách nhiệm về phân bổ ngân sách đầu tư, kiểm tra, giám sát mua sắm đấu thầu các hệ thống CNTT.
Nhìn vào mô hình tổ chức quản lí vận hành NACCS/CIS của Nhật Bản có thể thấy nó được hình thành từ nhu cầu tinh giản bộ máy trung ương và tăng cường sự tham gia của khu vực tư, qua đó nâng cao tính cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ song vẫn đảm bảo sự kiểm soát của Chính phủ đối với các hệ thống.
T.Bình
(责任编辑:La liga)
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác