【ketquabongdanet】Trẻ em xưa và nay
Trước năm 1990,ẻemxưketquabongdanet trẻ em mong ước ngày khai giảng năm học mới sau 3 tháng nghỉ hè để gặp gỡ bạn bè, thầy cô giáo. Trẻ em ngày nay không thích ngày khai giảng, vì một năm có 365 ngày thì hơn 300 ngày phải đi học, trừ mấy ngày tết. Trẻ em xưa viết bài bằng bút chấm vào lọ mực (bút tre). Trẻ em thời nay dùng toàn bút bi, bút máy. Trẻ em xưa mong mẹ đi chợ về để được đồng quà tấm bánh. Trẻ em ngày nay không tha thiết chuyện mẹ đi chợ hay không vì trong tủ lạnh có sẵn đồ ăn nhanh. Trẻ em xưa thèm ăn kem đá đến cháy bỏng, trẻ em nay kem hạng sang, sữa chua cũng không ngó ngàng tới. Trẻ em xưa mong ngày tết để có chiếc áo, tấm quần mới. Trẻ em nay mong tết để nhận tiền lì xì. Trẻ em xưa mong có được vài chiếc đinh mới để đóng xe gỗ vui trò giải trí. Trẻ em nay chỉ thích đồ điện tử điều khiển từ xa. Trẻ em xưa tự làm đồ chơi cho mình qua các vật dụng sinh hoạt. Trẻ em ngày nay ra siêu thị chọn đồ chơi là chính.
Trẻ em xưa thích dầm mưa dãi nắng, trẻ em ngày nay được nâng niu chiều chuộng vì sợ “phải gió”. Trẻ em xưa tự lo chuyện sách vở đến trường. Trẻ em ngày nay cha mẹ lo hết từ đầu đến chân. Trẻ em xưa thích những buổi tan trường hay lao động lớp để vui đùa thỏa thích. Trẻ em nay được đưa rước và sợ phải đi lao động lớp. Trẻ em xưa thích nghe chuyện cổ tích bà kể. Trẻ em ngày nay thích xem hoạt hình trên tivi. Trẻ em xưa ham đọc chuyện cổ tích, chuyện tranh. Trẻ em ngày nay không thích đọc sách, chỉ thích chơi game online. Trẻ em xưa mong có chén cơm nguội ăn sáng trước lúc đến trường vì ngày nào cũng phải ăn khoai, sắn... độn cơm. Trẻ em ngày nay chê ăn sáng ở nhà và thích phở, bún có người phục vụ. Trẻ em xưa đi học về khoe điểm cao, học tốt. Trẻ em ngày nay ậm ừ cho qua chuyện vì cô giáo không chấm điểm. Trẻ em xưa biết thủ phận vì mọi nhà đều nghèo. Trẻ em ngày nay biết so bì, ganh tỵ, đố kỵ hơn thua. Trẻ em xưa thật thà, chất phác. Trẻ em nay biết nói dối mọi nơi. Trẻ em xưa học ít chơi nhiều, trẻ em ngày nay học nhiều chơi ít. Trẻ em xưa lễ độ với người lớn, trẻ em nay lơ láo khi gặp người quen. Trẻ em xưa biết trông em cho cha mẹ và giúp việc gia đình. Trẻ em nay chỉ biết giữ máy vi tính, tivi và cha mẹ phải giúp đỡ lại trẻ em. Trẻ em xưa không có tiền vẫn tạo được sân chơi riêng bằng những trò chơi dân gian. Trẻ em nay không có tiền là không có trò chơi, món chơi vì cái gì cũng phải mua mới có. Trẻ em xưa thuộc lòng ca dao, tục ngữ. Trẻ em nay thuộc lòng những câu đối thoại trong phim kiếm hiệp, hành động của nước ngoài. Trẻ em xưa nghêu ngao hát những bài đồng dao. Trẻ em nay hát nhạc trẻ, nhạc trữ tình, hit hop. Trẻ em xưa tiết kiệm tiền để mua sách vở. Trẻ em nay xin tiền để ra quán nét chơi game. Trẻ em xưa vui chơi để giải trí. Trẻ em nay chơi để chung độ thắng thua. Trẻ con xưa tự tắm, tự ăn, trẻ con nay cha mẹ phải lo giúp từng tý một...
Và còn rất nhiều nữa, khó nói hết được sự khác biệt trong cách sống của trẻ em xưa và nay. Qua đó cho thấy, mỗi giai đoạn cách sống, lối sống của trẻ em tuy có những ưu điểm khác nhau do đặc thù của môi trường, sự phát triển của xã hội nhưng cũng tồn tại không ít nhược điểm. Tuy nhiên, xét cho cùng thì nét sinh hoạt, lối sống của trẻ em xưa vẫn có nhiều ưu điểm hơn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân về sau so với cuộc sống của trẻ em hiện tại. Do vậy, có không ít bậc phụ huynh luôn ao ước cho con mình sống trong thời xưa tốt hơn lối sống mong chờ, ỷ lại của trẻ em ngày nay. Tuy nhiên, không ai có thể kéo thời gian trở lại ngày xưa và quy luật của cuộc sống là vậy, nó không ngừng vận động, không ngừng phát triển đi lên. Vì thế, để con em mình phát triển phù hợp với thời đại nhưng không quên những giá trị truyền thống cốt lõi của gia đình, dòng họ và dân tộc thì mỗi bậc làm cha, làm mẹ phải biết giáo dục con cái.
Tấn Phong
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Nền tảng IoT Make in Vietnam đầu tiên đạt chứng nhận quốc tế
- ·Khi Apple ngày càng rời xa Trung Quốc
- ·Ấn Độ chặn xuất khẩu 27.000 điện thoại Vivo
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng và thương mại hoá nông sản
- ·Hơn 30 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin
- ·Elon Musk tìm kiếm “bầu sữa mới” cho Twitter
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·JACCS hợp tác FPT IS triển khai giải pháp xác thực số FPT.IDCheck và eKYC
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Bình Dương trên 3.000 doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”
- ·Elon Musk lại bán tháo cổ phiếu Tesla
- ·Shark Liên: “Tôi như muốn nuốt chửng khi nghe về giải pháp công nghệ”
- ·Biển số ô tô 65A
- ·AI, Cloud, Metaverse sẽ được trình diễn tại FPT Techday 2022
- ·Khó khăn trong việc quản lý người dùng sau quy trình xác thực bảo mật
- ·Thanh tra đột xuất việc cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang “khát vốn”