【kết quả west ham hôm nay】Bắc Tân Uyên: Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển
Trước khi được thành lập, cơ sở hạ tầng của huyện Bắc Tân Uyên còn rất nhiều khó khăn. Sau 5 năm thành lập huyện (ngày 1-4-2004), Bắc Tân Uyên đã từng bước định hình bộ mặt đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khá đồng bộ, hiện đại. Đây là nền tảng vững chắc để địa phương tăng tốc phát triển trong thời gian qua và những năm tới.
Sau 5 năm thành lập, kinh tế - xã hội của huyện Bắc Tân Uyên đã đổi thay mạnh mẽ. Trong ảnh: Trường Tiểu học Tân Thành được đầu tư xây dựng khang trang, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện. Ảnh: DUY CHÍ
Đạt nhiều kết quả nổi bật
Sau khi thành lập, huyện Bắc Tân Uyên chưa có thị trấn. Toàn huyện có 10 xã, UBND huyện đóng trên địa bàn của một xã. Điều này đã nói lên những khó khăn ban đầu về cơ sở hạ tầng, cũng như những thách thức phía trước mà đội ngũ cán bộ, nhân viên từ huyện đến các xã, ấp phải vượt qua để cùng với nhân dân địa phương thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp xây dựng và phát triển quê hương văn minh, giàu đẹp.
5 năm qua, huyện Bắc Tân Uyên đã đạt được nhiều thành quả quan trọng; các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đều thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện đề ra. Kết quả nổi bật, Bắc Tân Uyên là một trong những địa phương có tỷ lệ thu ngân sách đạt mức cao so với chỉ tiêu tỉnh giao, cụ thể là năm 2016 địa phương thu được 953,3 tỷ đồng, đạt 133%; năm 2017 thực hiện 935,8 tỷ đồng, đạt 125%; năm 2018 thực hiện 928 tỷ đồng, đạt 126% chỉ tiêu kế hoạch giao. Bên cạnh đó, kinh tế của huyện tăng trưởng ổn định, tăng trung bình 11,5%/ năm. Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bảo đảm kế hoạch đề ra; đến nay về cơ bản 10/10 xã đều đã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đặc biệt, với sự nỗ lực trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, xã Tân Thành - nơi đặt trụ sở UBND huyện, đã được công nhận là thị trấn Tân Thành. UBND huyện đang tiếp tục triển khai các thủ tục trình cấp có thẩm quyền công nhận xã Tân Bình đạt tiêu chí đô thị loại 5, hướng đến trở thành thị trấn Tân Bình. Huyện cũng phấn đấu đến cuối năm 2019 đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Phát huy tốt nội lực
Huyện Bắc Tân Uyên có nhiều thuận lợi về mặt địa lý nhờ 2 con sông lớn là Đồng Nai và sông Bé chảy qua, mang phù sa, nước tưới và khí hậu trong lành, cùng nhiều tiềm năng và lợi thế khác trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, cây ăn trái có múi. Huyện đã xây dựng và được tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong phát triển nông nghiệp, huyện chú trọng thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với thế mạnh của địa phương và định hướng quy hoạch của huyện.
Đến nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 26.061,4 ha, chiếm hơn 65% diện tích đất tự nhiên của huyện. Năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt khoảng 2.218 tỷ đồng, tăng 16,8% với năm 2014; giá trị bình quân đạt 70 - 75 triệu đồng/ha đất canh tác/năm, riêng vùng cây ăn trái có múi đạt khoảng 600 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm. Toàn huyện hiện có 121 trang trại trồng trọt, 57 trang trại chăn nuôi và thủy sản, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động. Tổng doanh thu bình quân của mỗi trang trại trên địa bàn huyện đạt khoảng 6,3 tỷ đồng/năm.
Điều đáng mừng là Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể “Cam, bưởi Bắc Tân Uyên”. Đây là cơ sở quan trọng để sản phẩm cây có múi trên địa bàn huyện mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Thu hút ngoại lực
Trong 2 năm qua (2016- 2018), UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn phối hợp với chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thu hút được 144 dự án đầu tư, tăng 70 dự án so với năm 2015, trong đó có 55 dự án đã đi vào hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp này đã cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng và đang thu hút các nhà đầu tư đến làm ăn. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 466 doanh nghiệp trong nước đến đầu tư với tổng vốn đầu tư 7.809,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp để từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Theo đó, năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương đạt 2.681 tỷ đồng, tăng 11,84% so với năm 2015; năm 2017 đạt 3.004 tỷ đồng, tăng 12,05% so với năm 2016 và năm 2018 đạt 3.375 tỷ đồng, tăng 12,35% so với năm 2017.