【nhận định sheffield】Giá sách giáo khoa mới và những vấn đề đặt ra
Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, snhận định sheffield trong đó sách giáo khoa luôn là vấn đề nóng. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Giá sách cao vì sao?
PGS. TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết: Khi biên soạn sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Bên cạnh những thuận lợi về thế mạnh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trong những năm qua về biên soạn sách có không ít khó khăn. Khó khăn đầu tiên là khi biên soạn SGK mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo chủ trương Nghị quyết 88 của Quốc hội (một chương trình, nhiều sách giáo khoa), nhà xuất bản sẽ phải làm thêm nhiều công đoạn trong quy trình xuất bản SGK.
"Ngoài những công đoạn quen thuộc mà chúng tôi vẫn làm qua nhiều lần đổi mới SGK (như tổ chức bản thảo, biên tập hoàn chỉnh bản mẫu, in ấn và phát hành), với việc biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nhà xuất bản sẽ phải làm thêm các công đoạn như thực nghiệm bản mẫu, thực nghiệm những tiết dạy được biên soạn trước tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, còn phải tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tập huấn giáo viên sử dụng SGK mới...", PGS.TS Nguyễn Văn Tùng nói.
Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, khó khăn tiếp theo là do có nhiều bộ sách của nhiều NXB thì sản lượng phát hành trên mỗi đầu sách sẽ bị chia sẻ. Trước đây, với môn Ngữ văn, cả nước chỉ có một bộ sách, nhưng hiện nay cả nước về cơ bản có đến ba bộ sách Ngữ văn. Rõ ràng sản lượng phát hành của mỗi đầu sách sẽ bị giảm xuống. Khi sản lượng giảm xuống thì chi phí trên mỗi bản sách sẽ tăng lên. Các môn học thông thường hiện có ba bộ sách, riêng môn tiếng Anh cả nước đang có đến 10 bộ sách giáo khoa.
Liên quan đến định giá sách, giá sách giáo khoa được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó tập trung vào 5 yếu tố cơ bản, gồm: Chi phí tổ chức bản thảo, chi phí nhuận bút, chi phí sản xuất (cơ bản có chi phí về giá giấy và công in), chi phí khâu lưu thông (hay còn gọi là chi phí phát hành) và chi phí tài chính (hay còn gọi là lãi vay).
Liên quan đến việc vì sao giá sách giáo khoa theo chương trình mới cao hơn giá sách giáo khoa theo chương trình cũ, PGS. TS Nguyễn Văn Tùng cho biết: "Về nguồn vốn để làm sách giáo khoa, sách giáo khoa cũ được tổ chức biên soạn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; còn sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 biên soạn theo chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, theo chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa, do nhà xuất bản tự bỏ vốn hoặc vay vốn ngân hàng để thực hiện các khâu xuất bản; các chi phí như nhuận bút, chi phí nguyên vật liệu, công in đều cao hơn trước. Một số công đoạn như thực nghiệm sách giáo khoa, giới thiệu, quảng cáo, tập huấn giáo viên... trước đây nhà xuất bản không phải làm và cũng không phải chi trả chi phí, nhưng hiện nay phải chi trả thêm các chi phí này. Đặc biệt, giá giấy đang tăng rất nhiều so với những năm trước".
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân như: Với sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, để đáp ứng định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, sách giáo khoa cũng phải có khổ sách lớn hơn và có chất lượng in ấn cao hơn so với sách giáo khoa cũ; do có nhiều bộ sách giáo khoa, nên sản lượng phát hành của mỗi tên sách, mỗi đầu sách sẽ giảm xuống, dẫn đến những chi phí như tổ chức bản thảo, chi phí nhuận bút, chi phí bản quyền và một số chi phí khác phân bổ trên mỗi bản sách tăng lên. Chi phí phân bổ trên mỗi bản sách tỷ lệ nghịch với sản lượng phát hành.
Điều chỉnh giá sách mới
Năm 2024, thực hiện chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, quản lý, đồng thời xác định trách nhiệm của một nhà xuất bản có quy mô hàng đầu quốc gia, một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xác định việc hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, bảo đảm an sinh xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu và Nhà xuất bản đã thực hiện việc giảm giá sách giáo khoa.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trong những chi phí Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã rà soát để giảm giá sách, có hai chi phí quan trọng. Thứ nhất là chi phí tổ chức bản thảo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã cập nhật sản lượng phát hành thực tế (sản lượng phát hành thực tế này lớn hơn sản lượng dự kiến), do đó chi phí tổ chức bản thảo phân bổ trên từng bản sách giảm xuống. Thứ hai là chi phí khâu lưu thông tiếp tục được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiết giảm.
Theo đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã giảm chi phí bán hàng và chi phí phát hành thêm 2,5%. Đó là hai khoản mục giúp Nhà xuất bản có thể giảm giá sách giáo khoa trong năm nay.
Với sách giáo khoa các lớp đã xuất bản các năm trước theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11), giá của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giảm 9,6%, giá của bộ Chân trời sáng tạo giảm 11,2%.
"Có thể nói, đây là nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và vì quyền lợi của người tiêu dùng", PGS.TS Nguyễn Văn Tùng cho hay.
Đối với sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12 - sách xuất bản lần đầu trong năm 2024, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng và hoàn thành việc kê khai giá theo cơ cấu giá, theo mặt bằng giá đã giảm ở các lớp đã xuất bản các năm trước.
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng khẳng định: Để thông tin rộng rãi, đầy đủ, bảo đảm quyền lợi của người sử dụng sách, chúng tôi sẽ công bố giá sách giáo khoa trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đồng thời niêm yết giá tại tất cả các điểm bán sách giáo khoa trên toàn quốc. Với những bản sách giáo khoa đang lưu kho, đã in giá cũ khác với giá mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện dán tem giá mới trên bìa của sách để giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh dễ dàng nhận biết, không bị nhầm lẫn.
Được biết, theo Luật Giá 2023, kể từ ngày 1-7-2024, sách giáo khoa là một trong 42 loại hàng hóa do Nhà nước định giá quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan có thẩm quyền định giá tối đa đối với sách giáo khoa các cấp. Cá nhân, tổ chức không được định giá, mua, bán sách giáo khoa cao hơn mức giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Chân dung chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Phạm Công Danh vừa bị bắt
- ·TCĐLCL hỗ trợ DN nâng cao năng suất chất lượng
- ·Tiếp tục dự án mở rộng sản xuất Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Hitachi nhận giải thưởng chất lượng hàng đầu của Intel
- ·Royal City nhận hai giải thưởng bất động sản châu Á
- ·Trồng 40.000 cây xanh tại đồi Độc Lập – Điện Biên
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia được gỡ nhiều nút thắt
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Microsoft Surface Pro 3 được ra mắt
- ·Phát triển công nghiệp vi mạch: Vừa mừng vừa lo
- ·Vì sao lùi khởi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1?
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam
- ·Truyền thông khoa học cần một chiến lược đột phá
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Bị kiện lây từ doanh nghiệp láng giềng