【bxh psg】Truyền lửa văn hóa
Truyền dạy cho con cháu
Đến Hương Sơn,ềnlửavănhóbxh psg xã đầu tiên của huyện miền núi Nam Đông đạt chuẩn nông thôn mới, cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi. Những con đường sỏi đá dẫn vào các làng bản thuở nào nay đã được bê tông hóa, điện, đường, trường, trạm khang trang, kiên cố.
Người dân sinh hoạt tại nhà Gươl ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ
Ghé thăm nhà Gươl của xã, nhiều giá trị văn hóa của người Cơ Tu vẫn được đồng bào nơi đây lưu giữ. Những chiếc cồng, chiêng, khèn được trưng bày ở nơi trang trọng. Đặc biệt là các hoa văn khắc trên các cột của nhà Gươl.
Tìm đến nhà già làng Quỳnh Mít (86 tuổi), ở thôn 6, xã Hương Sơn, một người được xem là pho sử sống của người Cơ Tu. Già làng Quỳnh Mít cần mẫn bên những chiếc khèn làm từ cây lồ ô, bày cho đứa cháu nội cách thổi khèn trong căn nhà gỗ truyền thống. Già làng Quỳnh Mít kể: “Các phong tục, tập quán, đa số đều được đồng bào chúng tôi gìn giữ. Đó là cách xây dựng nhà cửa, cách tổ chức lễ cưới, các lễ hội. Giống như các dân tộc thiểu số khác, người Cơ Tu rất xem trọng các lễ hội truyền thống của ông cha để lại. Trong các lễ cưới hỏi, mừng lúa mới, tết, luôn có tiếng cồng, tiếng khèn, tiếng chiêng. Đó là văn hóa tinh thần lâu nay không thể bỏ được.
“Những già làng như chúng tôi, có nhiệm vụ truyền đạt lại những điệu nói lý, hát lý, văn hóa, phong tục của người Cơ Tu cho giới trẻ. Chính những hiện vật, lời ca giúp thế hệ người Cơ Tu hiện nay và mai sau hiểu biết và giữ gìn văn hóa truyền thống của mình”, già làng Quỳnh Mít chia sẻ.
Ông Hồ Thanh Nghi, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn cho hay: “Năm 2015, xã Hương Sơn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, cả 4 thôn của Hương Sơn đều có nhà Gươl. Tại nhà văn hóa xã có 5 chiếc tủ trưng bày, lưu giữ hiện vật của người Cơ Tu xưa. Một số hủ tục được người dân xóa bỏ dần để phù hợp với xã nông thôn mới.
Quy hoạch làng văn hóa Cơ Tu
Đến thôn bản nào của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Lộ, Thượng Nhật, Hương Sơn, chúng tôi cũng thấy nhà Gươl. Một số đồng bào vẫn giữ trang phục truyền thống của người Cơ Tu, mang trang sức là những viên đá trên cổ.
Những năm qua, chính quyền huyện Nam Đông đã có nhiều giải pháp tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể của văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu. Theo đó, đã hỗ trợ kinh phí cho người dân xây dựng 40 nhà Gươl, nhà văn hóa truyền thống làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông cho biết, hiện ở các xã có đồng bào Cơ Tu sinh sống như Hương Sơn, Thượng Nhật, Thượng Long, Thượng Lộ, Thượng Quảng đều có nhà Gươl. Trong đó, nhà ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ và thôn A Xăng, xã Thượng Long vẫn nguyên bản lúc mới xây dựng.
Hiện, huyện Nam Đông đã thông qua đề án “Xây dựng làng văn hóa dân tộc Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ. Làng văn hóa dân tộc Cơ Tu nếu được xây dựng sẽ là nơi bảo tồn và phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa truyền thông của người Cơ Tu.
Trước mắt, Phòng Văn hóa Thông tin huyện đã liên hệ các xã sưu tầm hiện vật trong quá trình lao động sản xuất, các nhạc cụ của dân tộc Cơ Tu trưng bày tại nhà văn hóa dân tộc huyện. Bên cạnh đó, huyện mở một lớp thí điểm về truyền dạy cồng chiêng tại xã Thượng Long và một lớp truyền dạy nghệ thuật nói lý, hát lý tại xã Hương Sơn với 35 học viên tham gia. Kết quả ban đầu rất thành công. “Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ mở lớp nghệ thuật nói lý, hát lý tại xã Thượng Quảng, giúp giới trẻ giữ gìn văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ở Nam Đông, bên cạnh việc xây dựng nét văn hóa phù hợp nông thôn mới”, ông Tuấn chia sẻ.
Dự kiến Làng văn hóa dân tộc Cơ Tu huyện Nam Đông sẽ được xây dựng ở đầm Pa Xây, thôn Dỗi, xã Thượng Lộ trong giai đoạn 2016 – 2020 với kinh phí trên 65 tỷ đồng. Trong đó, diện tích quy hoạch 80.000m2, với hệ thống nhà Gươl có diện tích 500m2, nhà dài 400m2, 6 căn nhà sàn và một cây nêu bố trí giữa sân. |
Võ Ngọc
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Ôn Bích Hà U60 vẫn gợi cảm, được chồng doanh nhân yêu chiều
- ·Quy định, thủ tục phạt chậm nộp thuế còn rối
- ·Từ 12/12, hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Phát triển kinh tế
- ·Cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động tại TP. Hồ Chí Minh
- ·84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Các tiết mục ấn tượng của Công Lý trong 19 năm đóng Táo Quân
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Bộ Công Thương tổ chức Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tại Cao Bằng
- ·Các trích đoạn, câu nói 'kinh điển' của Chí Trung trong Táo Quân
- ·Tặng 1.000 cuốn sách viết về quy trình tạo ra vắc
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Tham vấn DN về dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi)
- ·Tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp VN đầu tư ở Lào
- ·Tăng cường quản lý thuế tại khu vực cửa khẩu, biên giới dịp cuối năm
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Nhà giáo đóng vai trò quyết định trong sự thành bại của giáo dục nghề nghiệp