【kết quả alanyaspor】Các nhà lãnh đạo kêu gọi giải pháp mạnh hơn ứng phó khủng hoảng nợ
Khủng hoảng toàn cầu đã khiến nhiều nước đang phát triển phải vay nợ nhiều hơn để giải quyết nhu cầu của người dân. (Ảnh: T.L) |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cho rằng cần có các giải pháp đa phương mạnh mẽ hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt.
Mức nợ của chính phủ tính theo tỷ trọng GDP đã tăng ở hơn 100 quốc gia đang phát triển từ năm 2019 đến năm 2021. Nếu không tính Trung Quốc, mức tăng này ước tính vào khoảng 2 nghìn tỷ USD.
Theo Tổng thư ký UNCTAD, đây là hệ quả của những cú sốc mang tính hệ thống tác động mạnh đến nhiều quốc gia cùng một lúc, bao gồm đại dịch, bất ổn địa chính trị và tình trạng khí hậu khắc nghiệt.
Với lãi suất tăng mạnh, khủng hoảng nợ đang gây áp lực lớn lên tài chính công, nhất là với các nước đang phát triển đang cần đầu tư cho giáo dục, y tế, nền kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khi gánh nặng nợ nần gia tăng, chính phủ các nước đang phát triển rơi vào vòng luẩn quẩn, không thể đầu tư để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và phát triển nền kinh tế của họ, khiến việc trả nợ của họ thậm chí còn khó khăn hơn.
Nếu một quốc gia vỡ nợ, các điều khoản tái cấu trúc nợ thường được đặt ra bởi các nhóm chủ nợ cạnh tranh để có được các điều khoản tốt nhất, thay vì ưu tiên cho các mối quan tâm về kinh tế và phát triển hoặc tính bền vững của việc trả nợ.
Ước tính cho thấy rằng, nếu mức tăng trung bình của các khoản nợ chính phủ được xếp hạng kể từ năm 2019 được phản ánh đầy đủ trong các khoản thanh toán lãi, thì các chính phủ sẽ phải trả thêm 1.100 tỷ USD cho tổng nợ toàn cầu vào năm 2023.
Theo một báo cáo của UNCTAD, số tiền này gần gấp 4 lần khoản đầu tư ước tính hàng năm là 250 tỷ USD cần thiết cho việc thích ứng và giảm thiểu khí hậu ở các nước đang phát triển.
Các vấn đề mang tính hệ thống đòi hỏi các giải pháp mang tính hệ thống. UNCTAD ủng hộ việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý đa phương để tái cấu trúc và xóa nợ nhằm tạo điều kiện giải quyết khủng hoảng nợ kịp thời và có trật tự với sự tham gia của tất cả các chủ nợ, dựa trên chương trình giảm nợ do Nhóm G20 thành lập, hay còn gọi là Khuôn khổ chung.
Tổng thư ký UNCTAD Rebecca Grynspan cũng chỉ ra tác động cơ cấu tiền tệ của các khoản nợ đối với ngân sách công trong bối cảnh đồng USD ngày càng mạnh hơn.
Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy 70% tổng số nợ ở các nước mới nổi và 85% nợ ở các nước có thu nhập thấp là bằng ngoại tệ.
Do các chính phủ ở các nước đang phát triển chi tiêu bằng nội tệ và vay bằng ngoại tệ, nên cơ cấu này khiến ngân sách công phải đối mặt với sự mất giá lớn không lường trước của đồng tiền quốc gia.
Tính đến cuối tháng 11/2022, ít nhất 88 quốc gia đã bị mất giá đồng tiền so với đồng USD trong năm nay. Ở 31 quốc gia trong số này, mức khấu hao lớn hơn 10%./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Mặc mưa đời ướt mi
- ·4 đứa trẻ bơ vơ sau thảm kịch mẹ và em trai chết đuối
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 2/2017
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Cha mẹ khóc lặng, bất lực xin cứu con ung thư máu
- ·Hơn 10 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ bé Lưu Đức Huy bị bệnh Sacom cơ vân
- ·Chồng ngoại tình bí mật làm đám cưới với bồ, kiện được không?
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Bạn đọc ủng hộ 80 triệu đồng cứu cậu bé tai nạn thoát chết
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Chồng ở nước ngoài, làm sao đòi tiền cấp dưỡng?
- ·Cho vay lãi 10%/tháng có vi phạm pháp luật?
- ·Lời cảm ơn từ báo VietNamNet nhân 92 năm báo chí cách mạng
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Rủi ro mất tiền khi cho vay nợ dưới hình thức 'mua nhà'
- ·Bị chấm dứt hợp đồng bất thường, người lao động phải làm sao?
- ·Chậm giao nhà, chủ đầu tư có thể bị phạt đến 300 triệu đồng
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Đi làm ngày lễ, người lao động được hưởng 300% lương