【kết quả bóng đá hồi tối】Nông dân vùng cao nguyên giàu lên nhờ trồng cây "3 sao"
Trong những năm gần đây,ôngdânvùngcaonguyêngiàulênnhờtrồngcâkết quả bóng đá hồi tối nông dân ở Gia Lai, nhất là huyện Kbang, đang mở rộng mô hình cây mắc ca. Đây là một cây trồng khá mới mẻ nên người dân vùng cao nguyên còn rất thận trọng.
Người dân chủ yếu trồng mắc ca như một cây xen canh hoặc thử nghiệm. Vụ mùa năm 2021 này, người dân đang phấn khởi vì giá cây mắc ca bỗng nhiên tăng gấp đôi so với năm 2020.
Dẫn chúng tôi đi xem 700 cây mắc ca đang xen canh với cây cà phê, ông Phạm Văn Xây (65 tuổi, ở Suối U, xã Đăk Roong, huyện Kbang, Gia Lai) cho hay, ngay vụ thu hoạch chính đầu tiên, mắc ca vườn nhà đã bán được bán giá cao.
Ông Xây cho biết, năm 2020 do đang bói quả nên cây mắc ca chưa đạt năng suất như mong muốn, thu được khoảng 2 tấn và bán với giá 40.000 đồng/kg. Để tăng thêm giá thành, gia đình đã sấy khô, hút chân không để bảo quản.
Năm nay, 700 cây mắc ca bắt đầu vào vụ thu hoạch chính thức sau hơn 3 năm sinh trưởng. Tính đến cuối tháng 8, gia đình ông Xây đã thu hơn 3 tấn quả và bán với giá hơn 90.000 đồng/kg. Dự tính còn khoảng gần một tấn quả đang chín rải rác ở trong vườn.
Theo ông Xây, ngay từ đầu mùa, các thương lái đã thu mua với giá từ 90.000-100.000 đồng/kg. Hiện gia đình đang tiếp tục sấy khô, hút chân không vận chuyển đến các thành phố lớn để tiêu thụ.
Ông Xây đang mở rộng trồng thêm 5 ha cây mắc ca trồng thuần. Từ việc phát triển diện tích cây mắc ca trồng thuần mới và cả việc thu hoạch trái mắc ca ở vườn xen canh, vườn nhà ông Xây tạo việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.
Tương tự, anh Nguyễn Lân Phong (46 tuổi, ở tổ 4, thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) trồng mắc ca xen canh cà phê và hồ tiêu cho hiệu quả tăng gấp 3 lần, mỗi năm thu nhập trên 400 triệu đồng/năm. Anh cũng như nhiều hộ ở vùng này đang mong cây mắc ca sẽ là cây "thoát nghèo" cho nhiều gia đình.
"Tôi có hơn 1 ha trồng cà phê. Để tăng thêm hiệu quả kinh tế nên gia đình đã đầu tư trồng xen canh thêm cây mắc ca. Tuy là cây xen canh nhưng nó lại cho thu nhập cao hơn cả cây chính. Mỗi năm gia đình tôi thu nhập khoảng hơn 400 triệu, lãi ròng hơn 250 triệu đồng. Riêng nguồn thu từ cây mắc ca trung bình khoảng 300 triệu đồng, cà phê 100 triệu đồng" - anh Phong cho biết.
Từ khi trồng mắc ca xen canh với các cây trồng khác, hiệu suất vườn cây nhà anh Phong tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, nhà vườn đã giảm chi phí đầu tư phân bón, một lần bỏ phân thì cả 3 loại cây cùng hưởng, giảm nhân công lao động, giảm tưới nước vào mùa khô. Tuy nhiên, hiệu quả thu kinh tế lại lên hơn gấp nhiều lần.
Anh Phong cho biết, cây mắc ca ở đây sinh trưởng tốt và cho năng suất khá cao. Những cây lâu năm thu từ 15-20 kg. Riêng tại vườn anh có nhiều cây đạt 40 kg/cây. Bình quân mỗi năm anh thu hoạch hơn 2 tấn mắc ca. Đến mùa, quả chưa thu đã có thương lái đến tận nhà đặt mua hết.
Chị Phạm Thị Tuyết (thương lái xã Đăk Roong, huyện Kbang, Gia Lai) cho biết: "Do ở đây là xã miền núi, giao thông đi lại khó khăn nên tôi đã mạnh dạn đầu tư máy sấy, máy hút chân không để thu mua hạt mắc ca cho bà con, trước khi vận chuyển đi các thành phố lớn để tiêu thụ. Hiện giá mắc ca đang dao động từ 90.000-100.000 đồng/kg. Sau khi thành phẩm đóng gói sẽ có giá từ 250.000 - 300.000 đồng/kg".
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kbang, quy hoạch đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 600 ha mắc ca nhưng đến nay diện tích đã tăng lên gần 1.000 ha. Huyện có 4 sản phẩm OCOP 3 sao thì đã có 3 sản phẩm từ mắc ca.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang - cho biết: Tính đến đầu năm nay, trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 900 ha cây mắc ca. Nhận thấy giá trị kinh tế cao ở loại cây này nên huyện đã có chủ trương hỗ trợ giống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và bà con đồng bào bản địa để nhân rộng mô hình.
"Cây mắc ca trồng ở các xã phía bắc, nơi có địa hình đồi núi cũng phù hợp và tăng thêm độ che phủ rừng… Hiện huyện cũng đang kết nối để cho các hộ dân có đầu ra ổn định" - lãnh đạo huyện Kbang cho hay.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) sắp chi 450 tỷ đồng trả cổ tức năm 2020, tỷ lệ 10%
- ·Học sinh lớp 7 đến 12 ở Hà Nội đi học trở lại từ ngày 8/2
- ·Mỗi ngày có khoảng 400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Trường Chính trị tỉnh: Tọa đàm về phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
- ·Đảng ủy Cơ quan Tỉnh đoàn Bình Dương: Kết nạp 1 đảng viên mới
- ·Chủ tịch nước hội đàm với Tổng thống Nga
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Nhà đầu tư Nhật Bản ấn tượng với cách xúc tiến đầu tư của Quảng Ninh
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Chính thức trình Quốc hội gói tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế
- ·Sự lựa chọn đúng để hỗ trợ phục hồi kinh tế
- ·Câu chuyện ông Tây làm socola vị phở và hành trình 10 năm đưa socola Việt Marou ra thế giới
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·SoftBank và hành trình “săn lùng” những gã khổng lồ phần mềm toàn cầu
- ·Habeco chốt danh sách cổ đông, dự chi hơn 550 tỷ đồng trả cổ tức
- ·Gỗ Trường Thành lãi chưa tới 3 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Hàn Quốc sẽ đệ đơn tham gia Hiệp định CPTPP