【lịch thi đâu c2】Nhà đầu tư dò đường săn các cổ phiếu sắp thoái vốn
Cổ phiếu “gắn mác nhà nước” vẫn có sức hút
Doanh nghiệp nhà nước từ lâu đã trở thành mối quan tâm lớn của giới đầu tư vì không ít doanh nghiệp có vị thế đầu ngành,àđầutưdòđườngsăncáccổphiếusắpthoáivốlịch thi đâu c2 sở hữu những lợi thế riêng, nhất là về đất đai…, nhưng sự quan tâm, kỳ vọng của nhà đầu tư khi các doanh nghiệp IPO rất khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.
Không ít doanh nghiệp đã cổ phần hóa và đưa cổ phiếu lên sàn, nhưng cơ cấu cổ đông cô đặc do tỷ lệ sở hữu nhà nước quá lớn, dẫn đến cổ phiếu ít có giao dịch, khiến quan tâm của nhà đầu tư thưa dần.
Ngược lại, có những cổ phiếu luôn thu hút nhà đầu tư và thường xuyên kín room khối ngoại, mỗi khi có dịp hở room là các nhà đầu tư nước ngoài lại mua vào như trường hợp của FPT, MBB, VNM, PLX, CTG…
Một trong những đặc tính hấp dẫn của loại hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước chính là tính độc quyền hoặc ưu đãi đặc biệt, trong khi doanh nghiệp chưa phát huy thế mạnh đang có, vì vậy chỉ cần có “luồng gió mới” đưa vào thì có thể thúc đẩy doanh nghiệp tăng tốc.
Một số doanh nghiệp có những tài sản công là bất động sản ở những vị trí đắc địa, giá trị đôi khi khó quy thành tiền. Có thể một phần vì nguyên nhân này mà nhiều doanh nghiệp chậm trễ trong việc quyết toán, định giá doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa.
Tất nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng có những hạn chế như hệ thống quản lý vận hành theo kiểu cũ, không phù hợp trong giai đoạn mới, do đã ăn sâu vào tư duy của cả cán bộ và nhân viên nên khó thay đổi trong một sớm một chiều, chưa kể trình độ nhân sự không đồng đều và cần nhiều thời gian để sắp xếp lại.
Việc thoái vốn nhà nước toàn phần hầu như chỉ diễn ra ở những doanh nghiệp có chất lượng vừa phải, trong khi những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, nên tuy thoái bớt vốn, cổ đông mới cũng không có nhiều quyền quyết định trong doanh nghiệp.
Theo giám đốc đầu tư của một quỹ đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước hậu cổ phần hóa chưa đưa cổ phiếu lên niêm yết/đăng ký giao dịch nhìn chung vẫn tồn tại những hạn chế như công bố thông tin không đầy đủ, nên nhà đầu tư rất khó định giá doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp trì hoãn lên sàn, hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM thay vì niêm yết như kế hoạch trước IPO…
Thế nên, nhiều quỹ đầu tư dành sự quan tâm đối với cổ phiếu đã niêm yết, chỉ những doanh nghiệp nhà nước lớn, tiềm năng mới thu hút họ tham mỗi khi IPO, thoái vốn và nắm giữ trung - dài hạn.
Ông Nguyễn Khanh, nhà đầu tư tại TP.HCM cho rằng, chất lượng doanh nghiệp thoái vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thu hút nhà đầu tư, tiếp đến là tỷ lệ Nhà nước thoái vốn.
Nhìn về cơ hội đối với nhóm hàng hóa này, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược, Công ty Chứng khoán Dầu khí nhận xét, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp mà Nhà nước có kế hoạch thoái vốn đang có sức hấp dẫn nhà đầu tư.
Tất nhiên, nhà đầu tư chỉ dành sự quan tâm đến các doanh nghiệp có thương hiệu, tài sản giá trị, triển vọng kinh doanh… cũng như giá khởi điểm hợp lý. Chẳng hạn, các cổ phiếu “họ” Viettel thời gian qua đã tạo “sóng” trên thị trường.
Sóng IPO dự báo tiếp diễn khi trong tổng số 93 doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ cổ phần hóa từ nay đến năm 2020 có nhiều doanh nghiệp hấp dẫn như Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Công ty mẹ và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - công ty mẹ.
Chờ định giá chuẩn và khung pháp lý rộng hơn
Thực tế cho thấy, có những doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn không thành công, do giá khởi điểm bán đấu giá ở mức cao so với giá trị nội tại doanh nghiệp, vì áp lực không được để thất thoát tài sản nhà nước.
Chính vì vậy, câu chuyện xác định giá trị doanh nghiệp, định giá tài sản đang là thách thức đối với không ít kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn.
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán, đồng thời là nhà đầu tư cho biết, ông rất quan tâm đến các đợt thoái vốn nhà nước, song trước khi tư vấn hoặc tham gia đầu tư đều có sự sàng lọc kỹ các doanh nghiệp, đánh giá đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Giám đốc môi giới một công ty chứng khoán nhận xét, nhiều cổ phiếu trước khi Nhà nước thoái vốn được nhà đầu tư săn đón bởi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, tiềm năng tăng trưởng tích cực, nhu cầu mua tăng trong khi cung hạn hẹp khiến giá cổ phiếu tăng nóng.
Trong khi đó, có những cổ phiếu được chào bán với mức giá cao, dù khả năng sẽ ít người mua, mục đích của việc này là tạo mặt bằng giá mới cho cổ phiếu, để đưa cổ phiếu lên sàn với mức giá cao.
Tuy nhiên, việc cổ phiếu tăng/giảm giá sau khi niêm yết chưa phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp, bởi còn nhiều yếu tố chi phối khác, chẳng hạn tỷ lệ cổ phiếu tự do giao dịch lớn, hay động thái của cổ đông lớn.
Nhìn lại diễn biến nhóm cổ phiếu ngân hàng từng được săn đón nhờ thông tin về kế hoạch niêm yết, cụ thể là Techcombank, VIB và VPBank 2 năm trước cho thấy, chênh lệch mức giá rất lớn giữa cổ phiếu trước IPO so với khi niêm yết.
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa lần đầu rất ít và không tạo ra hiệu ứng nào trên thị trường như giai đoạn 2016 - 2018.
Các nhà quản lý, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hoạt động cổ phần hóa trầm lắng, trong đó có yếu tố sàn chứng khoán niêm yết kém sôi động, không tạo động lực cho các doanh nghiệp đẩy nhanh IPO để đưa cổ phiếu lên sàn.
Trong khi đó, những doanh nghiệp nhận được sự quan tâm của thị trường thì tỷ lệ thoái vốn nhà nước lại rất nhỏ như PVGas chỉ bán 3%, VCB bán 10%..., không đủ để những nhà đầu tư lớn có quyền giám sát hay có tiếng nói trọng lượng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Hữu Bình, dòng vốn trong và ngoài nước đang chờ đầu tư vào các doanh nghiệp có kế hoạch thoái vốn nhà nước, nhất là các doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, nhà đầu tư mong chờ kỳ họp Quốc hội tới sẽ thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, tạo ra khung pháp lý đủ rộng để hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
“Tôi tin rằng, sau khi các luật sửa đổi có hiệu lực thì câu chuyện cổ phần hóa sẽ hấp dẫn trở lại. Theo đó, thị trường sẽ đón chào nhiều thương vụ thoái vốn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 26/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020”, ông Bình nói.
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 học sinh tử vong
- ·Hải Dương: Phát hiện đối tượng tàng trữ, sản xuất gần 200kg pháo
- ·Hà Nội ghi nhận 13 ca Covid
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Hiếm gặp, bé sơ sinh Quảng Ninh vừa sinh đã bị sốc phản vệ
- ·Gấp rút chuyển từ lượng sang chất để ngành ong phát triển bền vững
- ·Những người thuộc diện được cách ly 7 ngày tại Quảng Ninh
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Một công nhân từ Bắc Giang về Hà Tĩnh tái dương tính với Covid
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Người phụ nữ 50 tuổi mắc Covid
- ·Quảng Ninh đảm bảo điều kiện để thí điểm cách ly 7 ngày với người nhập cảnh
- ·Một công nhân từ Bắc Giang về Hà Tĩnh tái dương tính với Covid
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Tối 11/7, 3 bệnh nhân Covid
- ·Hàng nghìn sản phẩm đông trùng hạ thảo tiếp sức Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch
- ·Sáng 2/7, Đồng Tháp phát hiện thêm 15 người dương tính Covid
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Soki Tium tiên phong xây dựng chuẩn mực giấc ngủ cho trẻ