【sporting đấu với braga】Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
Nghị định số 01/2025/NĐ-CP bổ sung thêm trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. |
Bổ sung quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo
Về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo,địnhmớivềkinhdoanhxuấtkhẩugạsporting đấu với braga Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định:
Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài các nội dung trên, Nghị định số 01/2025/NĐ-CP bổ sung thêm quy định: Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ được ủy thác xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bổ sung trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong 7 trường hợp sau:
a- Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
b- Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
c- Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d- Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ- Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
e- Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
g- Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Tại Nghị định số 01/2025/NĐ-CP vừa ban hành, Chính phủ bổ sung điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Như vậy, ngoài 7 trường hợp trên, theo quy định mới, Bộ Công thương sẽ xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đối với trường hợp thứ 8 là: Trường hợp sau 45 ngày kể từ ngày Bộ Công thương ban hành văn bản đôn đốc thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo mà Bộ Công thương không nhận được báo cáo của thương nhân theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP thì sẽ bị Bộ Công thương xem xét, quyết định thu hồi Giấy chứng đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu.
Nghị định số 01/2025/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công thương ban hành và gửi đến thương nhân bị thu hồi, Tổng cục Hải quan, Sở Công thương địa phương liên quan đồng thời sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam để biết và thực hiện.
Hàng tháng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải báo cáo lượng gạo tồn kho
Về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Định kỳ vào Thứ 5 hàng tuần thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.
Thay vì phải báo cáo hàng tuần, quy định trên được Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi như sau: Định kỳ trước ngày 5 hàng tháng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo Bộ Công thương, Sở Công thương nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho, có cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo đồng thời sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.
Nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý kinh doanh xuất khẩu gạo
Về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, Nghị định số 01/2025/NĐ-CP yêu cầu Bộ Công thương tổ chức thực hiện chương trình phát triển hoạt động ngoại thương, xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo và sản phẩm chế biến từ gạo để nâng cao giá trị, chất lượng và thương hiệu gạo Việt Nam, đảm bảo tính chủ động, có trọng tâm, trọng điểm trong quản lý, điều hành mặt hàng gạo và sản phẩm chế biến từ gạo.
Nghị định số 01/2025/NĐ-CP cũng bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài chính phải ưu tiên phân bổ nguồn kinh phí hàng năm cho chương trình phát triển hoạt động ngoại thương, xúc tiến thương mại đối với gạo và sản phẩm chế biến từ gạo.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân, UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở Công thương nơi thương nhân có kho chứa thóc, gạo phối hợp với cơ quan liên quan của tỉnh/thành phố tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Nghị định số 01/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Công cụ mới của EU quy định về ghi nhãn thực phẩm
- ·Kết quả đánh giá sơ tuyển doanh nghiệp Đà Nẵng tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021
- ·Uganda thông báo Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về xà phòng và bột giặt
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Đo lường: Tiền đề tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
- ·Tiếp sóng truyền hình trực tiếp: Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2019
- ·Đẩy mạnh hoạt động đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Đưa hoạt động khám phá không gian lên tầm cao mới với tiêu chuẩn ISO
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Kiến nghị ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình
- ·Truy xuất nguồn gốc: ‘Giấy thông hành’ cho hàng xuất khẩu
- ·Lộ trình hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN đến 2025 ngành Công Thương
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Giảm thiểu những sai sót, tăng năng suất lao động với Kaizen
- ·Toyota Việt Nam nhận Giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 20
- ·Tiêu chuẩn khí thải Euro 7 có thể là dấu chấm hết cho ô tô động cơ đốt trong?
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Quản lý khí nhà kính với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14097