【bxh ao】Sửa Luật Đấu thầu nhằm bịt các lỗ hổng gian lận trong đấu thầu
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự ánLuật Đấu thầu (sửa đổi). |
Tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022,ửaLuậtĐấuthầunhằmbịtcáclỗhổnggianlậntrongđấuthầbxh ao chiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Thừa ủy quyền Thủ tướng trình dự án luật này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, thực tiễn thi hành Luật Đấu thầu trong thời gian qua đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi toàn diện.
Một số hoạt động mua sắm, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, nhưng chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ, hành vi “thông thầu”, “gian lận", vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi..., Bộ trưởng cho biết.
Mục tiêu sửa luật, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật; khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tếtrong hoạt động đấu thầu.
Về nội dung, Bộ trưởng cho biết dự thảo luật được xây dựng trên cơ sở 5 nhóm chính sách đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua.
Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định về công khai thông tin theo hướng yêu cầu tất cả các thông tin trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, bao gồm cả thông tin về quá trình và kết quả thực hiện hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu phải được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Việc này nhằm góp phần nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các bên có liên quan trong hoạt động đấu thầu, hạn chế tình trạng gian lận trong đấu thầu, Trưởng ban soạn thảo dự án luật nêu rõ.
Thẩm tra, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật.
Đa số ý kiến của Ủy ban đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện, sâu sắc những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện đấu thầu tập trung, mua thuốc, trang thiết bị y tếthời gian qua để có những quy định cụ thể hơn, hạn chế việc giao Chính phủ quy định chi tiết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường nói.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị làm rõ tại sao đấu thầu tập trung thuốc, trang thiết bị y tế rất cần, nhưng thực hiện lại khó khăn đến thế. Đến mức Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt mà vẫn thấy khan hiếm. Sửa Luật này có khắc phục được vấn đề này không, ông Thanh đặt vấn đề.
Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu các quy định trong luật càng cụ thể càng tốt.
Ông Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nên đi thẳng vào những vấn đề sửa đổi, bổ sung là gì, vì sao lại sửa đổi.
"Mỗi khi nói đến đầu tư công, đấu thầu, đấu giáđều kêu thủ tục kéo dài, thậm chí ách tắc, rồi nói do luật. Sửa lần này, các đồng chí chỉ thẳng ra nội dung nào ách tắc, phức tạp, làm cho đấu thầu kéo dài? Và sửa thế nào, có khắc phục được chuyện ấy không?", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Dẫn lại ý kiến Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga về tình trạng quân xanh, quân đỏ, thông thầu, tham nhũng, tiêu cực, Chủ tịch Vương Đình Huệ cho rằng, cần làm rõ chỗ nào là do luật pháp? Vì pháp luật thiếu chặt chẽ, thiếu công khai, minh bạch mới sinh ra chuyện đó.
"Ta nói bịt lỗ hổng thì lỗ hổng là cái gì, có lỗ hổng không, hổng ở đâu, vá thế nào, sửa thế nào, dự thảo phải đi thẳng vào", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải giải thích được bất cập trong đấu thầu thuốc mà bà Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Dược học Việt Nam đã nêu, có phải do luật hay không.
Cụ thể, bà Lan nói thuốc đang được đấu thầu theo hình thức các bệnh viện căn cứ vào số lượng tiêu thụ, danh mục thuốc hàng năm để lên kế hoạch mua sắm. Sau đó, mặt hàng giá rẻ nhất sẽ trúng thầu. Chính giá trúng thầu đó lại trở thành giá kế hoạch cho năm sau. Trong khi đó, nguyên lý của đấu thầu là giá trúng thầu không được cao hơn giá kế hoạch - có nghĩa là qua từng năm thì giá này sẽ thấp dần. Vậy, đến một lúc nào đó giá trị viên thuốc còn lại bao nhiêu?
"Chị Lan nói có lý, cứ thế thì giá thuốc sẽ về 0. Vậy do luật hay do nghị định, thông tư", Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, lâu nay, cứ nói đến đấu thầu là nhiều người nghĩ ngay quân xanh, quân đỏ. Đây cũng là lĩnh vực có nhiều nguy cơ tham nhũng.
Bà Nga đề nghị xác định rõ tình trạng này có nguyên nhân do luật không và nếu có thì nằm ở điều luật nào và sẽ sửa đổi ra sao.
Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói đây là dự án luật rất nhạy cảm, rất khó.
Theo Bộ trưởng, vướng mắc hiện nay muôn hình vạn trạng, nằm cả ở cả quy định pháp luật và cả khâu thực hiện, ở cả ý chí chủ quan và khách quan.
Quy định pháp luật đôi khi chặt quá, đôi khi lỏng quá nên dễ bị lợi dụng, còn tình trạng cài cắm điều kiện tiêu chí dẫn đến không minh bạch trong đấu thầu, Bộ trưởng nhìn nhận.
Tiếp thu các ý kiến tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định lần sửa đổi này sẽ bịt các lỗ hổng, sẽ đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và không phát sinh vấn đề mới.
Trước đây, thông tin trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả thực hiện hợp đồng không được công khai, dự thảo sửa đổi quy định phải được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Bộ trưởng nêu ví dụ.
Lần sửa đổi này, theo Bộ trưởng cũng sẽ khắc phục tình trạng chỉ quan tâm trúng thầu giá rẻ, nên không chọn được nhà thầu tốt.
Liên quan đến vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm là đấu thầu tập trung thuốc, trang thiết bị y tế, Bộ trưởng khẳng định việc này không vướng gì Luật Đấu thầu, mà chủ yếu vướng ở nghị định, thông tư.
Điều đó dẫn đến việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xác nhận từng gói thầu, tham mưu có nghị quyết riêng cho Chính phủ mới có thể mua sắm vắc xin, trang thiết bị y tế đợt dịch vừa qua.
Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng rất đồng tình với ý kiến Chủ tịch Quốc hội là những gì cụ thể hoá được thì nên cụ thể hoá luôn trong luật để giảm công việc của chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như của các cơ quan liên quan khác.
Phát biểu trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó cũng có tâm lý e dè, đặc biệt là của người đứng đầu.
Về giải pháp, ông Thuấn cho biết, vừa rồi, Bộ y tế đã đấu thầu mua sắm tập trung đã giải quyết 86/106 loại thuộc thầu tập trung.
Bộ dự kiến chỉnh sửa Thông tư 15 về mua sắm thuốc, phân cấp phần quyền nhiều hơn cho cấp dưới, danh mục thu gọn lại thay vì 106 thuốc, thì tới đây khoảng vài chục loại.
"Chủ tịch Quốc hội có nêu ý kiến rất hay là nên chăng để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia thầu tập trung thuốc. Nếu làm thế thì quá tốt, giảm gánh nặng cho Bộ Y tế và Bộ rất vui mừng và sẵn sàng chuyển giao", ông Thuấn nói.
(责任编辑:World Cup)
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Xảy ra tai nạn giao thông, người ngồi sau có liên đới chịu trách nhiệm?
- ·Khởi tố Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long
- ·Chuyển công an nhiều sai phạm về khoản thu tại trường học ở Bình Thuận
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Chuyển công an nhiều sai phạm về khoản thu tại trường học ở Bình Thuận
- ·Điều tra vụ ẩu đả, nghi nổ súng trên phố ở Đồng Nai
- ·Khởi tố kẻ cho vay nặng lãi lên đến hơn 450%/năm ở Đắk Nông
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·Nam thanh niên không có giấy phép lái xe, 'làm xiếc' trên đường
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan lãnh án chung thân
- ·Tạm giữ 2 người hành hung tài xế xe taxi ở Bắc Ninh
- ·TP.HCM: Bắt giữ 2 giang hồ cộm cán Nam 'cây thị' và Trung 'mọi'
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Em họ hối hận khi giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 26.000 tỷ đồng
- ·Giải cứu 58 nữ nhân viên tại tổ hợp karaoke, massage G7 ở Thanh Hóa
- ·Bắt giam chủ tiệm tóc cầm cây sắt rượt đuổi cán bộ phường ở TP.HCM
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Mua bảo hiểm xe máy có mấy loại?