【bồ đào nha hôm nay】Tăng vốn bảo trì đường bộ, gìn giữ hạ tầng giao thông
Cùng với đó,ăngvốnbảotrìđườngbộgìngiữhạtầnggiaothôbồ đào nha hôm nay Bộ GTVT cũng như yêu cầu các nhà đầu tư BOT, các cục quản lý đường bộ, sở GTVT thực hiện quản lý, bảo trì đối với các dự án BOT tạm dừng thu phí để góp phần gìn giữ hạ tầng giao thông, giảm tai nạn giao thông…
5 nhóm giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông
Theo thống kê, bình quân mỗi năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được cấp khoảng 8.000 tỷ đồng phục vụ công tác bảo trì khoảng 24.000km quốc lộ. Tuy nhiên, số kinh phí này mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu.
Nếu được Chính phủ phê duyệt nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường bộ giai đoạn 2021 - 2025 tăng thêm 10%/năm so với năm 2020 cho công tác bảo trì đường bộ, mỗi năm sẽ có thêm khoảng 800 tỷ đồng, trong vòng 5 năm con số này được khoảng 4.000 tỷ đồng, sẽ giúp cải thiện đáng kể hạ tầng an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ 5 nhóm giải pháp. Nhóm 1 là xử lý hơn 500 nút giao cắt đồng mức, 69 cầu vượt nhẹ như: sửa chữa vuốt nối các góc giao, làn chờ rẽ, lắp thêm đèn tín hiệu, biển báo, sơn kẻ đường, tăng cường chiếu sáng, tổng kinh phí gần 1.400 tỷ đồng (vốn sự nghiệp kinh tế đường bộ gần 700 tỷ đồng, vốn BOT hơn 700 tỷ đồng).
Nhóm 2 tăng cường công trình an toàn giao thông vào ban đêm như: lắp đặt tấm chống chói tại các dải phân cách giữa; lắp đinh phản quang tim đường, điện chiếu sáng tại các điểm dân cư, các vị trí nguy hiểm trên đường. Hạng mục này có tổng kinh phí 580 tỷ đồng (vốn sự nghiệp kinh tế đường bộ gần 400 tỷ đồng, vốn BOT hơn 200 tỷ đồng).
Nhóm 3 tăng cường an toàn giao thông tại các đoạn đèo dốc như lắp đặt hộ lan 2, 3 tầng, tường phòng hộ, tường lốp, con xoay, đường cứu nạn, hốc cứu nạn... Tổng kinh phí được đề xuất đầu tư cho giải pháp này là hơn 1.500 tỷ đồng (vốn sự nghiệp kinh tế là hơn 1.300 tỷ đồng, vốn BOT hơn 160 tỷ đồng).
Nhóm 4 tăng cường các công trình, thiết bị an toàn giao thông, báo hiệu đường bộ như sơn kẻ mặt đường, đinh phản quang, tiêu phản quang, biển báo hiệu; sửa chữa, lắp đặt hộ lan các vị trí còn thiếu với tổng kinh phí 210 tỷ đồng.
Nhóm 5 mở rộng mặt cầu, mặt đường các vị trí bị thắt hẹp, các đoạn lưu lượng giao thông lớn như đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh, quốc lộ 3 mới; nâng cấp mở rộng đạt 4 làn xe một số đoạn trên quốc lộ 1 lưu lượng giao thông lớn nhưng chỉ có 2 làn xe cho cả chiều; xây dựng thêm đơn nguyên mới để tương thích với bề rộng mặt đường như cầu: Xương Giang, Như Nguyệt, sông Gianh và Quán Hàu. Tổng kinh phí được đề xuất cho giải pháp này hơn 5.600 tỷ đồng. Nguồn vốn này được đề xuất từ nguồn vốn đầu tư xây dựng trung hạn hoặc bổ sung vào dự án BOT khi cân đối phương án tài chính của dự án.
Bảo trì các dự án BOT tạm dừng thu phí
Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bên cạnh các nhóm giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông, giảm tai nạn giao thông thì đơn vị cũng đặc biệt chú trọng đến việc quản lý bảo trì các dự án BOT. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các nhà đầu tư BOT, các cục quản lý đường bộ sở GTVT thực hiện quản lý, bảo trì đối với các dự án BOT tạm dừng thu phí.
Thực tế thời gian qua, một số dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng BOT tạm dừng thu phí nhưng chưa hoàn thành việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, chưa thực hiện chuyển giao công trình BOT cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật và hợp đồng BOT, nhà đầu tư BOT, doanh nghiệp dự án vẫn có trách nhiệm bảo trì công trình dự án cho đến khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để đảm bảo việc bảo trì dự án được liên tục, thường xuyên, đảm bảo chất lượng công trình, góp phần gìn giữ kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các nhà đầu tư BOT, doanh nghiệp dự án của các dự án đang tạm dừng thu phí vẫn tiếp tục thực hiện thỏa thuận chi phí quản lý bảo dưỡng thường xuyên với các cục quản lý đường bộ, sở GTVT theo quy định, trừ trường hợp hợp đồng không quy định phải thỏa thuận.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tiếp tục thực hiện công tác quản lý, bảo trì theo quy định của pháp luật và hợp đồng BOT, đảm bảo chất lượng công trình, ATGT cho đến khi chấm dứt hợp đồng; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xảy ra tai nạn giao thông do yếu tố kỹ thuật đường không đảm bảo, không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các cục quản lý đường bộ, sở GTVT hướng dẫn các nhà đầu tư BOT thực hiện quản lý, bảo trì dự án theo quy định; đồng thời, tổ chức kiểm tra, hàng tháng lập biên bản đánh giá việc thực hiện công tác bảo trì của nhà đầu tư BOT nhằm đảm bảo chất lượng dự án, làm cơ sở quyết toán chi phí công tác này.
Trí Dũng – Văn Nam
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Phước Tân hướng đến xây dựng vùng chuyên canh sầu riêng
- ·7 công trình cấp nước phục vụ người dân Bù Đăng không hoạt động
- ·Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong nội địa kết hợp xuất khẩu hàng hóa
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Đòn bẩy nâng cao chất lượng sản phẩm
- ·Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0
- ·Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13: Tăng 12.569 HTX nông nghiệp
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·Tiếp tục tăng mạnh, xăng RON95 vượt ngưỡng 31.500 đồng mỗi lít
- ·Thúc đẩy thanh toán số
- ·Lộc Ninh tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trong tình hình dịch
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Vinh danh 6 tập thể, 10 phụ nữ xuất sắc và 24 dự án khởi nghiệp tiêu biểu
- ·Vụ tiêu 2021: Niềm vui chưa trọn
- ·Điện về, thắp sáng niềm vui
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Đột phá trong hoạt động thương mại