【lịch thi đấu giải quốc gia pháp】Toàn cảnh những công trình "gỡ" ùn tắc giao thông cho Hà Nội thời gian qua
Toàn cảnh những công trình "gỡ" ùn tắc giao thông cho Hà Nội thời gian qua
Hàng loạt công trình giao thông trọng điểm được khánh thành, đưa vào sử dụng thời gian qua đã góp phần giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội.
Trong năm 2020 và những ngày đầu năm 2021, TP Hà Nội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình giao thôngtrọng điểm, góp phần kết nối hạ tầng phục vụ vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Đặc biệt, để giải quyết tình trạng ùn tắc, Hà Nội đã tập trung thúc đẩy tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, sớm đưa vào khai thác.
Cầu qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối đường vành đai 3 trên cao
Tháng 10/2020, UBND TP Hà Nội đã khánh thành công trình đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường vành đai 3 trên cao sau 11 tháng thi công.
Dự án xây dựng 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàmvới tổng chiều dài cầu gần 542m, chiều rộng mỗi cầu 13m; bố trí 2 nhánh kết nối với đường vành đai 3 trên cao, tổng chiều dài gần 555m, bề rộng mỗi nhánh 7m.
Ngoài ra, dự án thực hiện xây dựng đường đầu cầu giao với đường Nguyễn Hữu Thọ và đường Hoàng Liệt.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 341 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội. Đây là một trong những dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng cho giao thông thủ đô.
Việc khánh thành, đưa công trình vào khai thác có ý nghĩa rất quan trọng, giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và nút giao Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng, khu vực Linh Đàm.
Nút giao đường vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Ngày 9/1/2021, Hà Nội cũng đã khánh thành và đưa vào sử dụng dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch nút giao đường vành đai 3 với đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Dự án xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên nhằm giúp các phương tiện giao thông ra, vào nút giao được thuận lợi, an toàn, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới đường giao thông trong khu vực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến đường vành đai 3, cao tốc Hà Nội-Hải Phòngvà đường Cổ Linh (Quận Long Biên). Công trình có tổng vốn đầu tư 402 tỷ đồng.
Trước đó, khi nút giao thông này chưa được hoàn thành theo quy hoạch, hoạt động giao thông tại khu vực gặp khó khăn, bất cập, phải đi vòng nhiều đoạn đường mới ra-vào được cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời gây nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên vào các giờ cao điểm hoặc các dịp lễ, tết.
Đường vành đai 2 trên cao, đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở
Sáng 9/11, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thông xe đường vành đai 2 trên cao, đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở. Tuyến đường này chỉ dành cho ôtô, được khởi công từ tháng 4/2018.
Đây là dự án theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Dự án xây mới hoàn toàn tuyến đường bộ trên cao bằng cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, có chiều dài 5,1 km, rộng 19m.
Đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long
Giữa tháng 10/2020, công trình cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 Hà Nội đã hoàn thành sau hơn 2 năm xây dựng.
Việc khánh thành cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được xây dựng phía trên đường Phạm Văn Đồng (đường vành đai 3 đi thấp) hiện nay giúp đưa vào khai thác thêm gần 4,6 km đường vành đai 3 đi trên cao theo tiêu chuẩn đường cao tốc; tiếp nối với hơn 10 km đường trên cao thuộc đường vành đai 3 Hà Nội từ Pháp Vân đến Mai Dịch được đưa vào khai thác từ những năm trước.
Dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được khởi công xây dựng đầu tháng 1/2018 với tổng mức đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) 4.525 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam 817 tỷ đồng.
Đoạn đường này góp phần hoàn thiện đường vành đai 3 dài khoảng 65 km, không chỉ góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Hà Nội mà còn từng bước hoàn thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Dự án đưa vào khai thác giúp kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc 30 km đường vành đai 3 từ cầu Phù Đổng (ranh giới giữa Bắc Ninh - Hà Nội) đến cầu Thăng Long.
Đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Bước tiến trong phục vụ nhân dân
- ·Công tác cán bộ: Phải xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, “lợi ích nhóm”
- ·Tặng nhiều phần quà giúp xã Vị Đông về đích nông thôn mới
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Đổi thay ở ấp đặc biệt khó khăn
- ·Nông dân trồng chanh không hạt có lợi nhuận thấp do giá giảm mạnh
- ·Tri ân 64 chiến sỹ hải quân hy sinh vì Tổ quốc
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Sống mãi hào khí ngày độc lập
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Chính sách tôn giáo ở Việt Nam thay đổi mạnh mẽ, ngày càng tự do
- ·Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thi đua
- ·Tình cảm của người dân Long Mỹ đối với Bác
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Dấu ấn khuyến công
- ·Đổi thay ở thị xã Long Mỹ
- ·Giá cá giống thả nuôi trên ruộng tăng
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Quan tâm ổn định bộ máy chính quyền
- Đắk Lắk: Chi cục Thuế Krông Pắc thu quý I/2019 đạt 32% dự toán
- Thái Nguyên: Thu thuế nội địa gặp nhiều khó khăn, thách thức
- Xi măng thiếu hay thừa?
- Vi vu khắp Vinpearl với ưu đãi đồng giá siêu hấp dẫn
- Thúc đẩy cắt giảm, đơn giản hóa kiểm tra chuyên ngành thực chất hơn
- Quảng Ngãi : Ban hành quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp
- Để những dòng than chảy mãi
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam
- Bản sắc văn hóa Petrovietnam
- Quảng Bình tập trung chống thất thu thuế lĩnh vực du lịch, xây dựng, khai khoáng