【keo nha caitv】Tăng cường kiểm soát các giao dịch bằng tiền ảo
(CMO) Hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều cảnh báo về rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo, cũng như nguy cơ sử dụng tiền ảo cho hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa đảo...) vì tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Ông Trần Quốc Khởi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị tại trụ sở chính NHNN Việt Nam, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiêm túc thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát, xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo”.
Tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo. (Ảnh: Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Cà Mau). |
Việc NHNN cấm các giao dịch thanh toán bằng tiền ảo nhằm tránh rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế. Vì vậy, Chỉ thị 02/CT-NHNN còn yêu cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán rà soát, kịp thời báo cáo các giao dịch đáng ngờ có liên quan đến tiền ảo và có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.
Yêu cầu Chỉ thị 02 đặt ra là triển khai hiệu quả các giải pháp về phòng chống rửa tiền, tăng cường các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán cho mục đích mua bán, trao đổi tiền ảo hoặc sử dụng tiền ảo như phương tiện thanh toán. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát về phòng chống rửa tiền, cấp tín dụng, mở và sử dụng tài khoản, thanh toán, chuyển tiền và các hoạt động liên quan khác có thể bị lợi dụng để phục vụ giao dịch tiền ảo nhằm bảo đảm các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, tuân thủ quy định pháp luật.
Ông Trần Quốc Khởi cho biết: “Thực hiện Chỉ thị 02 của NHNN Việt Nam, NHNH Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cà Mau sẽ chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam, các quy định pháp luật có liên quan đối với hoạt động tiền ảo tới các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên địa bàn để biết và thực hiện. Đồng thời, sẽ tăng cường công tác giám sát, phát hiện các giao dịch, hoạt động tiền ảo có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật để xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý, đặc biệt đối với hoạt động sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái quy định pháp luật”.
Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán, chuyển tiền, bù trừ và quyết toán, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế.
Với Chỉ thị 02, Bitcoin và các loại tiền ảo được xem là phương tiện thanh toán không hợp pháp. Các hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng có thể bị phạt tiền từ 150-200 triệu đồng theo Nghị định số 96/2014./.
Bitcoin là một loại tiền mã hoá, dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, ra đời từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Bitcoin là loại tiền mã hoá điển hình nhất, ra đời đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử. Đến nay, Bitcoin và những đồng tiền ảo tương tự khác vẫn bị nhiều nước trên thế không thừa nhận trong các hoạt động giao dịch. |
Khánh Duy
(责任编辑:La liga)
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu thu hồi các dự án chậm tiến độ,
- ·Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vàm Cống, tỉnh An Giang
- ·Dự án năng lượng tái tạo rơi vào bế tắc
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng
- ·22 doanh nghiệp FDI đầu tư vào 2 khu công nghiệp ở Lâm Đồng
- ·Kiên Giang có 3 đơn vị giải ngân vốn đầu tư công tỷ lệ 0%
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Vị trí xây cầu Cát Lái (TP.HCM) sẽ được chốt trong tháng 8/2022
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Long An xúc tiến hợp tác đầu tư tại Nhật Bản
- ·Đề xuất đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu và Kho dự trữ dầu quốc gia quy mô 19 tỷ USD
- ·Quảng Bình: Dự án Cổng tổng hợp quốc tế Hòn La được chấp thuận chủ trương đầu tư
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Vòng chung kết U19 quốc gia 2023: U19 Becamex Bình Dương rơi vào bảng đấu khó
- ·Khơi mở các sân bay nhỏ cho kinh tế địa phương cất cánh
- ·Những ấn tượng đẹp về nước chủ nhà SEA Games 32
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Lộ diện phương án nâng đời cao tốc TP.HCM