【trực tieeps bóng đá】Còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm trong cổ phần hóa, thoái vốn
Tập trung nguồn thu từ cổ phần hóa,ònhiệntượngkhôngdámlàmkhôngdámchịutráchnhiệmtrongcổphầnhóathoáivốtrực tieeps bóng đá thoái vốn về ngân sách nhà nước | |
Cổ phần hóa, thoái vốn vẫn trong tình trạng “án binh bất động" | |
Ì ạch cổ phần hóa, thoái vốn: Do người đứng đầu chưa quyết liệt |
Từ nay đến hết năm 2020 còn 91 doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch. Ảnh: internet. |
Vẫn còn chậm
Theo thống kê của Bộ Tài chính, 7 tháng đầu năm 2020, có 6 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Tính lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 7/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là trên 443,5 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là trên 207,1 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 177 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN danh mục DNNN hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ danh mục DNNN hoàn thành cổ phần hóa đến năm 2020.
Nghĩa là mới đạt 28% kế hoạch. Đồng nghĩa rằng số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch từ nay đến hết năm 2020 là 91 doanh nghiệp. Như vậy, tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm.
Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 gồm: Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TPHCM cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 1 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty.
Theo ghi nhận của Bộ Tài chính, việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quy mô lớn như: VNPT, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Mobifone, Argibank… hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.
Tính lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 7/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp công thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là trên 443,5 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là trên 207,1 nghìn tỷ đồng. |
Về tình hình thoái vốn, trong 7 tháng năm 2020, có 10 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 với giá trị 260 tỷ đồng, thu về 678 tỷ đồng.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 601 tỷ đồng, thu về 1.110 tỷ đồng.
Lũy kế từ năm 2016 đến tháng 7/2020, tổng số vốn thoái được là 25,63 nghìn tỷ đồng, thu về trên 172,8 nghìn tỷ đồng. Nhận định chung, việc triển khai thoái vốn nhà nước theo danh mục đã được phê duyệt vẫn còn chậm.
Có thể điểm danh một số đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn như: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần); Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp).
Covid-19 gây ảnh hưởng phần nào
Một trong các nguyên nhân dẫn đến tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn bị chậm lại hiện nay là do sự bùng phát của dịch Covid-19. Dịch đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, trong đó có việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn và thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, đối tượng cổ phần hoá, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tài chính phức tạp, phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định, kiểm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.
Ngoài ra, nhiều quy định mới về cổ phần hóa, thoái vốn mới được ban hành theo hướng ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm tối đa lợi ích của Nhà nước, quy trình thực hiện dài hơn khiến các doanh nghiệp phải thực hiện lại từ đầu hoặc một số nội dung, công đoạn trong quá trình cổ phần hóa, thời gian thực hiện kéo dài hơn.
Mặt khác, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong triển khai Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công chưa nghiêm túc, thường xuyên; nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi thực hiện cổ phần hóa mới thực hiện sắp xếp, xử lý đất đai theo quy định hiện nay dẫn dến làm chậm quá trình cổ phần hóa.
Đặc biệt, theo nhận định trong báo cáo mới đây của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện; chưa chủ động theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập.
Ngoài ra, còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, viện dẫn vào các khó khăn vướng mắc để chậm hoặc không thực hiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đối thoại với doanh nghiệp về thúc đẩy đầu tư
- ·Năm 2023 giá vàng giảm mạnh, nhưng vẫn hấp dẫn hơn tất cả
- ·Lưu trữ năng lượng: Cần sớm có cơ chế để thúc đẩy
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Bộ Công Thương: Không thể ngày một ngày hai giải quyết dứt điểm vấn đề xăng dầu
- ·Infographics: Quá trình công tác của Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
- ·Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có giá trị cao
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Cục Thuế Trà Vinh: Sâu sát để thu đúng, đủ, kịp thời ngân sách nhà nước
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Đà Nẵng: Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao
- ·Hải quan Lạng Sơn lên phương án xử lý hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu
- ·Cục Hải quan Khánh Hòa: Khai thác hiệu quả nguồn thu từ xăng dầu
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Bổ sung trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế
- ·Vạch trần nhiều thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng
- ·Hải quan Lạng Sơn nộp ngân sách gần 4,3 tỷ đồng từ công tác kiểm tra sau thông quan
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Infographics: Xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng hơn 22 tỷ USD