【thang điểm ballard】Để người trẻ thêm yêu tà áo dài
');this.closest('table').remove();"> |
Người trẻ mặc áo dài tham dự các sự kiện văn hóa, lễ hội |
Ngày nay, tà áo dài đã được giới trẻ tiếp cận, hưởng ứng nhưng nói như lời GS. Thái Kim Lan đó vẫn là “tình yêu mới chớm”, chưa đậm đà.
Tín hiệu lạc quan
Theo GS. Thái Kim Lan, rất khó để định nghĩa về tình yêu áo dài. Tuy nhiên, theo quan sát những năm gần đây bà thấy ngoài nỗ lực của ngành văn hóa, phong trào mặc áo dài trong giới trẻ đã quay trở lại. Ở đó, giới trẻ vẫn đang trên con đường tìm hiểu áo dài, bởi với họ trang phục có sự thay đổi theo thời gian, thời đại.
“Các bạn trẻ hôm nay khác với thế hệ chúng tôi ngày xưa”, GS. Lan nhìn nhận. Ở thế hệ bà, chiếc áo dài là bản sắc, nhưng ngày nay có rất nhiều khuynh hướng thời trang đẹp và hẳn nhiên người trẻ nào cũng muốn mình đẹp. Thành thử, câu chuyện “sống lại” chiếc áo dài trong giới trẻ dù không sôi động như mong muốn, nhưng sự trở lại ấy cũng đầy lạc quan. “Tôi vẫn tin khi chọn áo dài các em ý thức được nó gần gũi với mình, thương mình và mình sẽ thương nó, như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “tình yêu như thương áo, quen hơi ngọt ngào”, GS. Lan hy vọng.
');this.closest('table').remove();"> |
Hình ảnh người trẻ mang áo dài truyền thống trên đường phố rất duyên dáng |
Những năm gần đây, việc giới trẻ yêu thích và mặc áo ngũ thân - tiền thân của áo dài sau này, đã ngày càng phổ biến. Họ cùng nhau chia sẻ kiến thức, chất liệu, điểm may… ở rất nhiều diễn đàn mạng xã hội, những buổi hội thảo, giao lưu. Áo dài ngũ thân cũng được giới trẻ mặc và xuất hiện ở nhiều sự kiện lễ tết, các điểm vui chơi văn hóa.
Tôn Thất Minh Khôi - chàng trai trẻ người Huế sinh ra và lớn lên ở phương Nam nói rằng, dù sinh ra ở đâu, giọng nói thay đổi ra sao nhưng luôn tự tin với cốt cách và tinh thần nối dõi cha ông. Đó là luôn cảm thấy hạnh phúc, tự hào khi mặc chiếc áo dài ngũ thân. Khôi nói rất đồng tình trong việc cách tân tà áo dài, nhưng theo chàng trai này cần phá cách, cách tân dựa trên nền tảng sẵn có. “Quan trọng hơn nữa đó là có sự định hướng của thế hệ đi trước, điều này có vai trò rất quan trọng trong tạo dựng niềm tin cũng như cảm hứng”, Khôi chia sẻ.
Giúp người trẻ hiểu rõ hơn về chiếc áo dài
Chia sẻ với giới trẻ về việc phát huy giá trị, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, để áo dài tồn tại trong đời sống hiện đại cũng như mọi mặt, cần lưu ý 3 điểm. Đầu tiên giữ hồn cốt áo dài truyền thống, từ đó mới quảng bá được vẻ đẹp thẩm mỹ, giá trị lịch sử, có như thế mới giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về chiếc áo dài. Thứ hai, phải tổ chức sao cho chiếc áo dài thích nghi với thời đại từ chất liệu cho đến kỹ thuật may đo, việc này những nhà thiết kế, những người yêu thích thời trang phải nhận thức rõ ràng nhất.
Cuối cùng, ở tầm vĩ mô của đất nước cần chiến lược chấn hưng văn hóa dân tộc, thì không riêng áo dài mà nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta sẽ được phục dựng. “Và tôi tin giới trẻ sẽ là lực lượng tiên phong để sống dậy những giá trị truyền thống của đất nước”, ông Hoa khẳng định.
Nhấn mạnh thêm về xu hướng cũng như hài hòa được yếu tố truyền thống – hiện đại, GS. Thái Kim Lan mong muốn người trẻ có sự tự do, phá cách. Mỗi người khi đến với thời trang phải có cảm giác, thẩm mỹ của riêng mình thì mới đồng hóa với trang phục mình đang mang.
GS. Lan cho rằng, ngoài giáo dục tri thức, giáo dục kỹ năng cũng vô cùng quan trọng. Liên tưởng đến áo dài, nghề may ấn định tất cả cho vẻ đẹp của tà áo dài. Chiếc áo dài của người xưa may không chỉ là nghề mà trong đó có “đạo may”, giúp người ta cảm nhận được thẩm mỹ của vải, của đường may, của kim chỉ và sự dấn thân để tạo ra sản phẩm bất biến. Vì thế, ngày nay ở thế giới hiện đại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc gìn giữ cũng như đưa may đo vào chương trình học cũng rất cần thiết, bởi đó cũng là một môn khoa học.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao cho hay, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” là ý tưởng có từ lâu, và thừa hưởng ý tưởng từ các thế hệ đi trước. Nghĩa là đưa áo dài quay lại cuộc sống, phục hồi và phát huy nó. Theo ông Hải, qua rất nhiều sự kiện lớn như Festival Huế, chiếc áo dài đã được quảng bá rộng rãi.
“Tuy nhiên chúng tôi nghĩ nó không thể dừng lại trên sân khấu và riêng người phụ nữ, mà phải phát huy làm sao cho thật tốt, được đến cộng đồng, trong đó có giới trẻ”, ông Hải nói và xúc động khi triển khai đề án các bạn trẻ hưởng ứng rất nhiệt tình. Chính sự hưởng ứng đó đã động viên, khích lệ ý nghĩa đối với những người triển khai đề án trong việc lan tỏa chiếc áo dài đi xa hơn.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Tạm đình chỉ công tác một công chức Quản lý thị trường Thanh Hoá
- ·Trung Quốc báo hiệu cắt giảm lãi suất, nới lỏng tài sản
- ·Nhập khẩu rượu nợ thuế, một doanh nghiệp bị cưỡng chế
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Nhiều ban ngành, đoàn thể Hương Thủy tham gia phòng, chống COVID
- ·Tạm dừng đóng mới tàu cá làm nghề cào
- ·Hamas tập kích tên lửa, Quốc hội Israel xuống hầm trú ẩn
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·ABBank đạt 638 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Chủ tịch FED báo hiệu sẽ tăng lãi suất nếu cần thiết và giữ ở mức cao
- ·PVcomBank dành nhiều ưu đãi cho khách hàng tiểu thương, hộ kinh doanh
- ·Quản lý thị trường An Giang tạm giữ lượng lớn bánh, kẹo do nước ngoài sản xuất
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Phẫu thuật cho bệnh nhân vỡ túi ngực không triệu chứng sau 10 năm
- ·Hải quan Lào Cai xử lý 115 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan
- ·Israel chuẩn bị tấn công trên bộ, kêu gọi tất cả dân Gaza di dời trong 24h
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Trong nước nghiên cứu sửa Thông tư 06, thế giới giá vàng chìm sâu