【kqbd mls】Bảo hiểm khoản tiền vay lợi ích cho cả người vay và ngân hàng
(CMO) Ở bối cảnh thị trường tín dụng gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một chu đáo hơn, các ngân hàng thương mại đã mở thêm dịch vụ hỗ trợ vay vốn thông qua các hợp đồng bảo hiểm (khoản vay, con người…) và cài đặt tin nhắn báo nợ. Thực tế, kênh kinh doanh dịch vụ này mang về lợi nhuận không kém so với lợi nhuận từ kinh doanh tín dụng cho các ngân hàng.
Theo các ngân hàng, kinh doanh tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà người dùng không thể lường trước. Đây vốn là kênh đầu tư nhạy cảm và không phải ai cũng đủ tự tin tham gia mà không lo sợ cho đồng vốn của mình có bị rủi ro. Để giảm bớt áp lực và tránh để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và người thân của người tiêu dùng, các ngân hàng thương mại đã mở thêm dịch vụ bảo hiểm tín dụng cho các khoản đầu tư. Các dịch vụ hỗ trợ này không những giúp người tiêu dùng có thể bảo vệ tài sản đảm bảo của mình, mà còn giúp ngân hàng tránh tình trạng nợ xấu.
Bảo hiểm tín dụng - có được tự nguyện như lời tư vấn?
Khách hàng giao dịch tại VietinBank chi nhánh Cà Mau. |
Hiện nay, hầu như các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đều triển khai hình thức hợp đồng bảo hiểm đối với khoản tiền vay như: “Bảo hiểm bảo an tín dụng” của Vietcombank, “An tâm tín dụng” của Sacombank, “Cho vay kết hợp với bảo hiểm tín dụng” của Vietinbank, “ABIC - Bảo hiểm khoản tiền vay” của Agribank... Thông thường mức bảo hiểm dao động 0,6-0,9% trên tổng số tiền vay trong hợp đồng, tuỳ theo khoản vay vốn. Đối với vay tín chấp, bảo hiểm khoản vay chiếm từ 5-6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay. Khách hàng không nhận đủ số tiền đăng ký vay mà phải trích lại 5,5% để đóng tiền phí bảo hiểm tiền vay. Khi đăng ký dịch vụ bảo hiểm này, người vay sẽ được ngân hàng cấp một giấy chứng nhận bảo hiểm.
Các ngân hàng cho rằng loại hình dịch vụ này là một sự hồi sinh sau rủi ro hay là tấm lá chắn đối với người vay. Vì khi người vay gặp bất trắc, thương tật do tai nạn hay tử vong, mất khả năng chi trả cho ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ đứng ra tất toán nợ thay người vay. Và suy xét cho cùng, đây là loại hình bảo hiểm cần thiết để bảo toàn vốn vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, đã là bảo hiểm thương mại thì phải xuất phát từ sự tự nguyện của người tham gia. Thế nhưng, hầu hết các hợp đồng bảo an tín dụng hiện nay đều phát sinh hiệu lực cùng thời điểm với hợp đồng tín dụng. Tức là hai hợp đồng vay và bảo hiểm khoản vay được ký cùng lúc?
Anh B.M.T, TP Cà Mau, bức xúc: “Khi bắt đầu lập hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng đã giới thiệu thêm cho tôi dịch vụ bảo hiểm trên khoản vay, trong khi tôi còn khá mập mờ thì nhân viên đã tự đưa giấy chứng nhận, rồi điền thông tin cần thiết của tôi và tự tính toán số tiền bảo hiểm phải đóng. Khi ký hợp đồng vay vốn, nhân viên đưa tôi ký luôn vào phần người mua bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm bảo an tín dụng. Sau đó, khi được giải ngân khoản tiền vay, thì phải đóng tiền phí mua bảo hiểm ngay và đăng ký nhận tin nhắn thông báo nợ. Tôi thấy nhân viên ngân hàng cho rằng đây là dịch vụ tự nguyện, nhưng đối với người dân như tôi, quan hệ giao dịch hợp đồng bảo hiểm tín dụng như thế là không mang tính chất tự nguyện”.
Cần giải thích rõ cho người vay vốn
Chị T.T.N vay ngân hàng ở phòng giao dịch huyện Đầm Dơi, TP Cà Mau, thấy phiền hà khi nhận tin nhắn đòi nợ liên tục dù chưa đến hạn. Chị nói: “Với 50 triệu đồng tôi vay để đầu tư buôn bán, mà mua bảo hiểm và đóng tiền cài đặt tin nhắn hết gần 500 ngàn đồng. Khó khăn mới đi vay vốn, nhưng bắt mua bảo hiểm, rồi đăng ký tin nhắn đòi nợ thì thêm khó cho dân. Mỗi tháng chưa đến hạn nộp lãi thì ngày nào cũng nhận được tin nhắn thông báo nợ gần 1 tuần cho đến ngày nộp”.
Không những vậy, ngoài khoản mua dịch vụ bảo hiểm cho khoản vay, các ngân hàng chào mời gói thông báo tin nhắn để theo dõi khoản nợ vay, với mức phí từ 30-50 ngàn đồng/kỳ hạn 12 tháng trên hợp đồng vay vốn. Theo chị T.T.N: "Việc trả nợ đúng hạn là nhiệm vụ của người đi vay như tôi, còn việc thu nợ là của ngân hàng. Tôi mua gói tin nhắn chỉ để nhận thông báo đòi nợ để biết về số tiền vay và tiền lãi phải đóng, vì vậy ngân hàng nên chịu phí này thay cho người vay mới phải”.
Theo đại diện các ngân hàng, bảo hiểm khoản vay là khoản dịch vụ không bắt buộc khi khách hàng vay vốn. Nhân viên ngân hàng có nghĩa vụ giải thích rõ ràng, cụ thể, không qua loa, sơ sài, tránh tình trạng hiểu sai của người vay vốn. Mặt khác, gói bảo hiểm khoản tiền vay luôn được khuyến khích mua, bởi nó hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ các ngân hàng hay tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Vì vậy, khi tham gia các gói sản phẩm của ngân hàng, nên thực sự nghiêm túc đánh giá về lợi ích và cân nhắc có mua bảo hiểm tiền vay hay không. Đừng tự mình đẩy gánh nặng nợ nần lên vai người thân trong gia đình khi những rủi ro không mong muốn xảy ra./.
Việt Mỹ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Phun khử trùng khu vực chăn nuôi của trên 26.000 hộ dân
- ·Người dân ngại tái đàn heo đón tết
- ·Cán đích thu ngân sách nhà nước
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Kết nối các chủ thể OCOP với doanh nghiệp
- ·Thương lái vào tận vườn thu mua cau non
- ·Thường xuyên đôn đốc doanh nghiệp mới thành lập đăng ký khai thuế qua mạng
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Giải pháp duy trì sản xuất, giữ vững “vùng xanh” doanh nghiệp
- ·Nước rút hoàn thành chỉ tiêu
- ·Cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường mùa dịch
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Sau tết có trên 95% người lao động trở lại làm việc
- ·Nghiệm thu hoàn thành và giải ngân 100% nhiều dự án thủy lợi
- ·Đồng hành cùng khách hàng trong tháng tri ân
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Thi công hoàn thành tuyến đường Nguyễn Huệ nối dài