【bobg da so】Khám phá Tết Mồng Năm
Đầu tiên là chuyện lễ tết. Xưa có lệ,ámpháTếtMồngNăbobg da so trai gái hứa hôn thường chọn dịp Tết Nguyên đán và Tết Mồng Năm để nhà trai đi lễ cho nhà gái và học trò cũng vậy, đây là dịp để lễ thầy. Dân gian có câu “Mồng năm ngày Tết”. Riêng Tết Mồng Năm, lễ vật đúng nhất phải là cặp vịt, càng béo càng tốt. Đây cũng là dịp để chàng rể tương lai ra mắt gia đình vợ, xem thử có biết cắt tiết, nhổ lông vịt hay sắp dọn một mâm cỗ cúng hay không.
“Vịt Mồng Năm” đã trở thành đặc sản của xứ Huế và cả miền Trung. Đây là thời điểm “chạy đồng” nên vịt có thịt chắc ngọt. Cũng do ruộng lúa vừa mới gặt xong, thóc lúa rơi vãi cùng các loại tôm cá, côn trùng dồi dào nên thịt vịt thơm ngon và béo mập. “Đơm” vịt cho dịp Tết Mồng Năm là cả một nghệ thuật của các chủ nuôi. Từ con vịt, người dân Huế đã chế biến biết bao loại thứ ăn tuyệt vời, nào là vịt luộc chấm mắm gừng, nào vịt kho mặn, nào vịt xáo măng ăn với bún… Mâm cỗ Tết Mồng Năm, bên cạnh các món thịt vịt còn có các loại bánh tráng, xôi chè. Với nhiều gia đình khá giả và chăm chút, còn món bánh tro. Đây là loại bánh được nấu từ gạo nếp, ngâm tro bếp qua các công đoạn chế biến, gói bằng lá đót (lá chít), khi bóc lá ra, bánh có màu vàng hổ phách rất đẹp, chấm với đường cát, ăn mát, mùi thơm đặc trưng.
Ăn chỉ một phần của Tết Mồng Năm, xưa còn có tập tục lạ. Chẳng hạn khi mặt trời đứng bóng vào trưa Mồng Năm, các nhà đều đem ra giữa sân một cái thau nước đầy, bắt một con thằn lằn thả vào, thằn lằn bơi vài vòng rồi thả ra, xong người lớn lấy khăn nước đó lau mắt cho con trẻ trong nhà. Người xưa quan niệm rằng, làm như vậy là để “sáng mắt, sáng mũi”(?). Không biết loại thằn lằn có giác quan thứ 6 không, nhưng vào ngày Mồng Năm rất khó bắt, chúng đều đi trốn cả. Để có thằn lằn, người ta bắt trước khoảng vài ngày. Tuy nhiên, có người nói rằng làm như vậy mất thiêng(?).
Vui và háo hức nhất sau bữa cơm là đi hái lá Mồng Năm. Thời gian bắt đầu tốt nhất là đầu giờ ngọ. Theo quan niệm người xưa, bất kỳ loại là nào nếu hái đúng vào giờ ngọ mồng 5 tháng 5 đều là lá thuốc cả. Bởi lẽ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ này có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, âm hư. Người ta hái các loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, nhiều ít không kể. Tuy vậy, nhân dân ta quen dùng thảo mộc chữa các chứng bệnh, biết phân biệt loại có độc, chẳng hạn lá ngón, cà độc dược, lá sắn... nên dẫu người nặng đầu óc mê tín cũng chẳng dám hái. Lá Mồng Năm hái về bằm nhỏ, phơi khô và có thể để dùng quanh năm.
Còn nữa với những vùng đồng trũng, còn có thêm cái lệ đi bắt “cá nước nóng”. Buổi trưa đứng bóng ra đồng, đi dọc theo những chân ruộng, nhìn xuống thửa ruộng nước trong leo lẻo, thấy chỗ nào có nước hơi đùng đục là biết ngay có cá, nhẹ nhàng lội xuống. Nho nhỏ thì bụm bằng tay, còn nghi ngờ cá to thì đã có sẵn cái chơm, sẽ có ngay lão rô hay chú lóc. Trưa Tết Mồng Năm là thời điểm nắng nóng nhất nhì trong năm, nước dưới ruộng do thế hầm hập. Con cá đồng nóng quá chui xuống các hốc nhỏ là dấu chân người để lại (gọi là nén chân) trên những đám ruộng, vô tình báo chỗ cho con người. Loanh quanh chừng hơn tiếng đồng hồ bắt “cá nước nóng” cũng là có cá “đủ kho”.
Tết Mồng Năm có tên gọi là Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương. Xuất phát từ Trung Hoa, nó gắn liền với cái chết của vị đại thần và là nhà văn hóa lớn nước Sở tên là Khuất Nguyên, buồn đau vì đất nước suy vong đã tìm cách can ngăn vua Sở nhưng không thành nên uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn đúng vào mồng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm lễ cúng Khuất Nguyên. Nó có vẻ xa lạ với người Việt Nam ta nên dân gian vẫn thich bằng cái tên Tết Mồng Năm, dễ hiểu và cũng dễ nhớ nhất và đó là một cái tết với những khám phá đầy bất ngờ và thú vị.
Đan Duy
(责任编辑:La liga)
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Cận cảnh cây hoa đào mạ bằng 12 lượng vàng, giá 1,3 tỷ đồng
- ·Đề nghị ngăn chặn giao dịch đất đai với công ty ‘trùm’ bất động sản ở Bình Dương
- ·Phó Thủ tướng: Nhiều người 'đi về nơi xa lắm' vì coi thường quản lý ngân sách
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Bộ GTVT xin cơ chế gỡ vướng hàng chục dự án làm 10 năm chưa được quyết toán
- ·Hải Phòng điều động công tác chủ tịch huyện có quá nửa số phiếu tín nhiệm thấp
- ·Dự báo thời tiết 9/1/2024: Nắng ấm bùng lên trước khi không khí lạnh tăng cường
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Bắc Ninh đôn đốc làm đường Vành đai 4
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Chăm lo Tết cho hơn 6.000 công nhân lao động tại TP.HCM
- ·Tài xế xe buýt chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tước bằng lái 11 tháng
- ·Chủ tịch Quốc hội: Giữa được việc và không muốn làm mất lòng, tôi chọn được việc
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Dự báo thời tiết 2/1/2024: Miền Bắc oi bức, tăng đến 28 độ trước khi lại mưa rét
- ·Hàng trăm vụ việc được khám phá trong 15 ngày đầu trấn áp tội phạm ở Hà Nội
- ·Trung tướng Tô Ân Xô: Qua vụ FLC, ngân hàng SCB, thị trường chứng khoán tốt lên
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Xử lý đối tượng bôi nhọ hình ảnh CSGT trên mạng xã hội