会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keonhacai5 vip】Thăng trầm nghề đan đát!

【keonhacai5 vip】Thăng trầm nghề đan đát

时间:2025-01-10 19:03:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:842次

Báo Cà Mau(CMO) “Tre xanh xanh tự bao giờ chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”(*) Những luỹ tre, khóm trúc xanh tươi, chiếc lá mỏng manh đu đưa trong gió, tiếng lá xạc xào buổi trưa hè từ lâu đã trở thành hình ảnh đẹp tô thắm nhịp sống thôn quê. Người Việt Nam đâu chỉ cần cù, lam lũ mà còn rất sáng tạo. Với những nguyên liệu đơn sơ của tre, trúc, người con của vùng đất chín rồng có thể linh hoạt sử dụng vào nhiều việc khác nhau: Cất nhà, cắm câu, làm lờ, làm lọp và đặc biệt là đan đát ra nhiều vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt thường nhật như đũa, rổ, thúng, sịa, nia... Làm để tự phục vụ cho cuộc sống gia đình và cũng có người xem đó là nghề để mưu sinh. Thế là, nghề đan đát được hình thành từ khi nào chẳng ai nhớ rõ.

Trải qua bao bể dâu, những luỹ tre làng không còn dày đặc như xưa, nhưng thật mừng là đâu đó, nơi những miền quê vùng ngọt hoá vẫn còn giữ được nét đơn sơ, bình dị. Những luỹ tre, khóm trúc vẫn còn được giữ gìn và nghề đan đát vẫn được lưu giữ cho đến hôm nay như bảo vệ nét văn hoá truyền thống quê hương.

Tết này đã gần chạm ngưỡng thất thập cổ lai hy, mái đầu đã bạc trắng, hàng ngày, vợ chồng bà Đào Hữu Duyên (Ấp 4, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) vẫn thong thả, cần mẫn ngồi đan từng cái rổ, cái thúng. Nhẩm tính, bà Duyên đã gắn bó với nghề đan đát 50 năm tròn, nhớ lại chính bà còn giật mình vì gia đình có 3 thế hệ làm nghề này. Bà nối nghiệp từ mẹ mình và truyền nghề lại cho các con nhiều năm nay.

Những luỹ tre, khóm trúc vẫn được người dân nông thôn giữ gìn và nghề đan đát được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh: Nhật Minh

Nhờ nghề đan đát, cuộc sống gia đình chị Mai Thị Xuyên (Ấp 4, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) ngày càng vươn lên.


Bà Duyên kể trong niềm tự hào: “Những bụi tre, bụi trúc được vợ chồng tôi gìn giữ từ thuở tôi mới theo ổng về đây sinh sống. Có bụi lên tới 38 tuổi đời rồi đó. Tôi với ổng có 5 đứa con gái. Đứa nào cũng biết đan đát, nhưng giờ chỉ có đứa thứ hai và đứa út là làm nghề suốt”.

“Nghề đan đát gắn bó như thế nào với dì?”, tôi hỏi. Nở nụ cười đôn hậu, bà Duyên bảo: “Cũng không biết nói sao, chỉ biết là từ xưa giờ chưa bao giờ thiếu vắng nó”. Đó, giản đơn là sự quen thuộc, gắn bó như nhịp thở trong cuộc sống.

Bà kể, quê bà ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Sống cảnh loạn lạc, đất đai rừng rậm, chẳng có lấy một công đất ruộng. Các anh, chị lớn thì đi theo tiếng gọi của Tổ quốc làm cách mạng, trong 6 đứa con còn lại ở nhà chỉ có bà là lớn nhất. Vậy là, mười mấy tuổi đầu, cô bé Duyên đã tập tành đan đát cùng mẹ. Chắc có lẽ thừa hưởng đức tính khéo léo, sáng dạ của phụ nữ Cà Mau nên tuy còn nhỏ nhưng hễ nhìn qua một lần là sản phẩm nào bà Duyên cũng nhanh chóng làm được. Cứ thế, bà đan được nhiều sản phẩm rồi cách mấy ngày, cùng mẹ ra chợ Cà Mau bán mấy trăm lá trầu, mấy chục cái rổ, cái nia đổi từng lon gạo, nuôi các em khôn lớn.

Thành gia lập thất, bà Duyên theo chồng về Ấp 4, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời và đem theo nghề này cho đến giờ. Bà còn truyền lại nghề cho người bạn đời của mình. Lúc nào vào vụ mùa thì chăm sóc mấy công ruộng, rảnh rỗi thì đan đát. Cuộc sống cứ thế bình dị, êm ả trôi. Giàu thì không giàu nhanh chóng, nhưng nhờ có nghề đan đát mà dù trong những lúc khó khăn, làm lúa đôi khi không đủ gạo ăn qua mùa giáp hạt, vợ chồng bà cũng chưa từng chịu cảnh làm thuê đây đó. Các con lớn lên trong sự chăm sóc đủ đầy, trong “ngũ long công chúa” có 2 đứa con gái học tới đại học, có việc làm ổn định, 3 đứa còn lại cũng học xong lớp 9.

Đứa con nào chịu học, vợ chồng bà Duyên lo học hành đến nơi đến chốn, còn đứa con nào năng lực học chữ có giới hạn thì bà khuyên nhủ gắng biết nghề đan đát. Bà bảo con: “Nghề này tuy đòi hỏi nhiều công sức nhưng nó phù hợp với phụ nữ quê mình. Chỉ cần chịu học là làm được, ít vốn và điều quan trọng là dù cuộc sống có bao đổi thay thì sản phẩm thủ công làm từ tre, trúc vẫn được người tiêu dùng lựa chọn, vẫn có được chỗ đứng nhất định mà không sản phẩm nào thay thế được”.

Chị Mai Thị Xuyên, cô con gái thứ 2 của bà Duyên là người giỏi nghề nhất trong các chị em. Cũng như mẹ mình, chị Xuyên biết nghề từ lúc mười mấy tuổi đầu và gắn bó với những cọng nan, vành cho đến khi đã có 2 đứa con gần tới tuổi trưởng thành. Bao nhiêu năm gắn bó với nghề đan đát, trải qua nhiều thăng trầm, theo chị Xuyên, người tiêu dùng, đặc biệt là bà con vùng nông thôn, vùng thị trấn vẫn ưa thích sử dụng rổ, thúng làm từ tre, trúc. Cái thời làm nghề đan đát của chị có khác chăng là không còn phải chào hàng, ngồi chợ bán lẻ từng cái thúng, cái nia như hồi mẹ của chị.

Qua bao năm làm nghề, tuy không có cái gọi là thương hiệu nhưng sản phẩm gia đình chị làm ra được bà con, mối lái tin tưởng nhận hàng và sử dụng. Vậy là, cứ có đơn hàng là chị Xuyên lại tất bật làm, làm quanh năm. Nhộn nhịp nhất là những tháng giáp tết. Nào là mối lái từ trước giờ hối thúc làm hàng nhanh, nào là khách lẻ từ các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân đặt sịa, nia để phơi tôm khô, cá khô trước tết. Việc làm nghề tất bật là thế, chị Xuyên còn đảm đang cả việc nhà, việc nước, làm tốt nhiệm vụ cộng tác viên y tế, chi hội trưởng chi hội nông dân ấp, tổ trưởng tổ phụ nữ.

Chị Xuyên tâm tình: “Ở nông thôn nhờ có nghề đan đát truyền thống của gia đình mà cuộc sống không rơi vào túng quẫn. Giàu thì không giàu bằng ai nhưng chắc và bền bỉ. Như đi làm công nhân, nghe nói một tháng thu nhập trên chục triệu đồng nhưng đâu phải lúc nào cũng vậy, lại xa con cái. Còn nghề đan đát này, một tháng vài triệu đồng nhưng có hoài, rảnh lúc nào làm lúc đó, thuận tiện chăm sóc gia đình, dạy bảo con”.

Không giàu có, nhưng nhờ bền bỉ với nghề mà vợ chồng chị Xuyên từ không cục đất chọi chim, tích luỹ dần mà giờ đã có trong tay gần chục công ruộng. Và quan trọng hơn là 2 đứa con, 1 gái, 1 trai đều được cắp sách đến trường và đạt thành tích cao trong học tập, tương lai rộng mở.

Tỷ phú do thời, triệu phú do cần. Cứ âm thầm lao động bền bỉ, tích góp, từ nghề đan đát đơn sơ, nhiều thế hệ đã lớn lên, nhiều gia đình có cuộc sống tươm tất. Nghề đan đát không mai một dù trải qua bao thăng trầm nhưng những người làm nghề như bà Duyên, chị Xuyên vẫn canh cánh nỗi lo: “Liệu thế hệ sau này có chọn nghề, giữ nghề truyền thống? Khi cuộc sống phát triển, con đường tương lai nhiều lựa chọn, không học hành tri thức thì đi làm ăn xa xứ, rồi mai đây, nghề đan đát có còn được gìn giữ như bây giờ..."./.

(*) Trích "Tre Việt Nam" của Nhà thơ Nguyễn Duy.

Ngọc Minh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
  • Soi kèo phạt góc Nữ Canada vs Nữ Ireland, 19h ngày 26/7
  • Soi kèo phạt góc Swift Hesperange vs Slovan Bratislava, 1h ngày 20/7
  • Soi kèo phạt góc nữ Pháp vs nữ Brazil, 17h ngày 29/7
  • Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
  • Soi kèo phạt góc Ilves Tampere vs VPS Vaasa, 22h00 ngày 28/7
  • Soi kèo phạt góc nữ Philippines vs nữ Thụy Sĩ, 12h00 ngày 21/7
  • Soi kèo phạt góc Metta/LU Riga vs FK Liepaja, 22h ngày 26/7
推荐内容
  • Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
  • Soi kèo phạt góc Goteborg vs Halmstads, 22h30 ngày 23/7
  • Soi kèo phạt góc Aris Limassol vs BATE Borisov, 0h00 ngày 27/7
  • Soi kèo phạt góc Malmo FF vs IFK Varnamo, 0h00 ngày 1/8
  • Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
  • Soi kèo phạt góc Maccabi Haifa vs Hamrun Spartans, 0h ngày 19/7