【top ghi ban c1】Từ nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Quảng Điền
');this.closest('table').remove();"> |
Thôn Niêm Phò nhìn từ trên cao |
Mảnh đất kiên trung
Về Niêm Phò những ngày này, tôi được gặp Bí thư Chi bộ thôn Lê Chí Cảnh, là con của ông Lê Chí Lưu - một trong những người đầu tiên được kết nạp Đảng của Chi bộ Niêm Phò. Bên tách trà rau má đặc sản của xã nông thôn mới (NTM) Quảng Thọ, ông Cảnh say sưa kể về truyền thống lịch sử hào hùng của chi bộ Đảng ra đời đầu tiên Niêm Phò, là tiền thân của Đảng bộ huyện Quảng Điền hôm nay.
Ông Lê Chí Cảnh ngược dòng lịch sử kể, vào những năm 1935-1936, cùng với toàn tỉnh, tại Quảng Điền đã xuất hiện các nhóm thanh niên có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, theo xu hướng cách mạng như: Nhóm thanh niên yêu nước Niêm Phò, Hạ Lang, Sịa, Tây Ba… Các nhóm thanh niên bắt liên lạc với tổ chức Đảng của tỉnh - đây chính là tiền đề cho sự ra đời của chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện.
Đến mùa thu năm 1937, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Quảng Điền được thành lập ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ gồm bốn đảng viên, do đồng chí Trần Bá Song làm Bí thư. Khi đồng chí Trần Bá Song bị địch bắt thì đồng chí Nguyễn Húng phụ trách, cũng có lúc đồng chí Nguyễn Vịnh phụ trách. Tuy chi bộ là tổ chức cơ sở Đảng, song vai trò và chức năng được xem như một Đảng bộ huyện lâm thời, lấy trụ sở tại Niêm Phò để liên lạc với Tỉnh ủy, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong giai đoạn này và những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Chi bộ Niêm Phò đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân trong phong trào dân chủ (1937-1939) ở Quảng Điền. Đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng của huyện, tổ chức Đảng được hình thành phát triển và trực tiếp lãnh đạo Nhân dân trong huyện đứng lên đấu tranh chống tăng thuế, đòi quyền dân chủ, dân sinh, tập hợp quần chúng. Đồng thời vừa bổ sung cán bộ lãnh đạo cho tỉnh. Trên cơ sở đó, chi bộ Đảng đã ra sức xây dựng lực lượng quần chúng trong Nhân dân, phát triển thêm nhiều đảng viên mới.
Cuối năm 1945, Huyện ủy Quảng Điền được thành lập, đồng chí Trần Bá Song được cử làm Bí thư Huyện ủy, đánh dấu việc chính thức hình thành Đảng bộ huyện Quảng Điền. Cùng với công tác quan tâm chăm lo ổn định đời sống của Nhân dân, xây dựng và bảo vệ chính quyền, công tác phát triển chi bộ và đảng viên mới được chú trọng. Đến cuối năm 1946, toàn huyện đã có trên 50 đảng viên và 10 xã có chi bộ. Đảng bộ đã cấp bách thực hiện nhiệm vụ vừa ổn định đời sống Nhân dân, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Lãnh đạo xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Từ chi bộ đảng Niêm Phò đầu tiên, trải qua hơn 85 năm xây dựng, phát triển, đến nay, Đảng bộ huyện Quảng Điền có 44 tổ chức cơ sở Đảng, với hơn 2.800 đảng viên, không có thôn, tổ dân phố trắng đảng viên.
Về Quảng Điền hôm nay, dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân, từ trung tâm huyện đến các xã bãi ngang, ven biển. Đó là hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế được đầu tư nâng cấp, xây dựng theo hướng đồng bộ và khang trang đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh. Hệ thống giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện nhờ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, những con đường được thảm nhựa, nối liền các xã với trung tâm huyện, cùng nhiều công trình mới đang mọc lên giữa vùng quê lúa tạo nên sự khởi sắc rõ nét.
Bí thư Huyện ủy Quảng Điền Trần Quốc Thắng cho biết, với sự nỗ lực của các hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, Quảng Điền được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM và hiện đang triển khai xây dựng huyện NTM nâng cao. Năm 2022, tốc độ giá trị sản xuất đạt 8,4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 43,6 triệu đồng/người/ năm; thu ngân sách ước đạt 268 tỷ đồng, bằng 104,9% dự toán; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 648 tỷ đồng, đạt 138% dự toán ngân sách huyện; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm...
Những vùng đất trên địa bàn huyện từng là khói lửa của chiến tranh, nay đã được phủ một màu xanh của hòa bình, màu xanh của ấm no hạnh phúc. Bạt ngàn những khu vườn cây trái xanh tươi, những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ thống rừng ngập mặn trên phá Tam Giang cùng với cảnh quan du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan trải nghiệm các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện và du lịch biển ở 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn đã mang lại một luồng sinh khí mới, sức sống mới cho vùng đất Quảng Điền hôm nay.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Hoa hậu Anh đột tử tại trang trại ngựa ở tuổi 25
- ·Công ty của Hương Giang thừa nhận sai phạm khi tổ chức cuộc thi Đại sứ Hoàn mỹ
- ·Hoa hậu Đỗ Thị Hà chiếm trọn spotlight khi khoe cặp chân nuột nà không tỳ vết
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Công ty của Hương Giang bị phạt 55 triệu đồng
- ·Ép thí sinh bán hàng online: Chủ tịch Hoa hậu Hòa bình giải thích
- ·Hoa hậu Thùy Tiên xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Nhan sắc top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 thay đổi thế nào sau 4 tháng đăng quang?
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Hoa hậu Thùy Tiên xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc
- ·Thí sinh Miss World Vietnam 2023 nóng bỏng với bikini tại chung khảo
- ·Người đẹp châu Phi bỏ thi Hoa hậu Siêu quốc gia vì quá nghèo
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Cựu Hoa hậu Áo tắm Ireland qua đời ở tuổi 32
- ·Vì sao cuộc thi Hoa hậu Đền Hùng chỉ được tổ chức một lần?
- ·H'Hen Niê chia tay bạn trai
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Hoa hậu Lương Kỳ Duyên quảng bá du lịch tại Chiêm Hoá – Tuyên Quang