会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải hạng 2 thụy sĩ】Nghệ An chấp thuận 2 dự án điện mặt trời 7.800 tỷ đồng; Bình Dương sắp có khu công nghiệp 1.000 ha!

【giải hạng 2 thụy sĩ】Nghệ An chấp thuận 2 dự án điện mặt trời 7.800 tỷ đồng; Bình Dương sắp có khu công nghiệp 1.000 ha

时间:2025-01-26 21:35:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:317次

Đó là hai trong những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Đến năm 2030,ệAnchấpthuậndựánđiệnmặttrờitỷđồngBìnhDươngsắpcókhucôngnghiệgiải hạng 2 thụy sĩ Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 830 km đường bộ cao tốc

Theo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022, đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL, mục tiêu đề ra là đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 400 km đường quốc lộ; 4 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.  

Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Theo Quy hoạch, phương hướng phát triển mạng lưới giao thông ĐBSCL, về đường bộ, hệ thống đường bộ cao tốc trong Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 có tổng chiều dài khoảng 1.166 km, bao gồm 3 trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam Bộ và 3 trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế. 

Cụ thể, các trục dọc gồm: Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn TP.HCM - Cần Thơ - Cà Mau) dài khoảng 245 km, quy mô 4 - 6 làn xe; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Đức Hòa - Rạch Sỏi) dài khoảng 180 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài khoảng 150 km, quy mô 4 làn xe.

Các trục ngang gồm: Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài khoảng 191 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài khoảng 212 km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh dài khoảng 188 km, quy mô 4 làn xe.

Đối với hệ thống quốc lộ, tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ chính yếu, đặc biệt ưu tiên một số tuyến quốc lộ kết nối với các địa phương chưa có đường cao tốc, bao gồm các Quốc lộ: N1, 1, 50, 60, 61C, 62, 30, 80, 91, 63, đường Nam sông Hậu, đường Quản Lộ với tổng chiều dài dự kiến khoảng 1.815 km; quy mô theo quy hoạch (cấp IV- II, 2-6 làn xe); duy trì khai thác ổn định các tuyến quốc lộ thứ yếu với tổng chiều dài khoảng 2.351 km (cấp IV- II, 2- 4 làn xe).

Đối với tuyến đường bộ ven biển, do địa phương đầu tư đảm bảo phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự kiến tuyến đi qua các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang với tổng chiều dài khoảng 788 km.

Đối với các tuyến đường liên tỉnh, phát triển một số trục kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp, thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các tỉnh trong vùng gồm: Tuyến Khánh Bình - Chợ Mới (An Giang) - Lấp Vò (Đồng Tháp) dài khoảng 85 km; tuyến An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang từ Quốc lộ N1 đến Quốc lộ 61C dài khoảng 130 km; Tuyến Tiền Giang - Long An - kết nối vào Quốc lộ 50 về TP.HCM dài khoảng 30 km; tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ô Môn (Cần Thơ) - Giồng Riềng (Kiên Giang) dài khoảng 77 km.

Về hàng hải, hệ thống cảng biển trong Vùng đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu hàng hóa từ 64 - 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 - 0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1 - 6,2 triệu lượt; đến năm 2050 đáp ứng nhu cầu hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5 - 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân 1,1 - 1,25%.

Cảng biển loại I bao gồm: Cảng Cần Thơ, Trà Vinh, Long An. Cảng biển loại II gồm: Cảng biển Đồng Tháp, Hậu Giang. Cảng biển loại III gồm: Cảng biển Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL. Bến cảng Hòn Khoai (tại đảo Hòn Khoai) định hướng thành bến cảng tổng hợp tiềm năng phát triển có điều kiện phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.

Về đường sắt, mạng lưới đường sắt trong vùng ĐBSCL giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 1 tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ chiều dài khoảng 174 km, khổ đường 1.435 mm.

Về hàng không, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đóng vai trò cảng hàng không phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ là trung tâm đầu mối phát triển logistics hàng không của vùng. Cảng hàng không Rạch Giá và Cà Mau, ngoài vai trò là cảng hàng không nội địa, còn đóng vai trò là trung tâm đào tạo, huấn luyện bay.

Quy mô đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ cấp 4E, công suất 7 triệu lượt hành khách/năm; Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cấp 4E, công suất 10 triệu lượt hành khách/năm; Cảng hàng không Rạch Giá cấp 4C, công suất 0,5 triệu lượt hành khách/năm; Cảng hàng không Cà Mau cấp 4C, công suất 1 triệu lượt hành khách/năm.

“Siêu dự án” vành đai 4 - vùng Thủ đô: Rõ dần phương án đầu tư

UBND TP. Hà Nội vừa có Tờ trình số 27/TTr-UBND gửi Chính phủ về việc trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Đây là lần thứ 3 trong vòng 6 tháng qua, UBND TP. Hà Nội gửi đề xuất tới Chính phủ về các nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư “siêu” công trình được đánh giá làm thay đổi diện mạo, chất lượng hạ tầng giao thông khu vực vùng Thủ đô (gồm các địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Hai tờ trình trước đó của UBND TP. Hà Nội gồm Tờ trình số 173 được gửi đi vào tháng 8/2021 và Tờ trình số 02 được gửi đi vào ngày 6/1/2022.

Mô hình tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Được biết, tại Tờ trình số 27, UBND TP. Hà Nội cho biết đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học tại cuộc hội thảo về Dự án được tổ chức vào ngày 14/2/2022; ý kiến của Hội đồng Thẩm định Nhà nước, ý kiến của các thành viên Hội đồng tại Thông báo số 12/TB-BKHĐT, ngày 24/2/2022.

UBND TP. Hà Nội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô ngay trong Kỳ họp Quốc hội tháng 5/2022.

Theo đó, Dự án Đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô có chiều dài 112,8 km (gồm 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối cao tốc theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long), được chia thành 7 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP, thay vì 3 dự án thành phần tại Tờ trình số 02.

Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 1.341 ha (trong đó, đất trồng lúa khoảng 816 ha); tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy hoạch gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành 2 bên, với chiều rộng mặt cắt ngang 120 m.

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, UBND TP. Hà Nội tiếp tục kiến nghị thực hiện phân kỳ đầu tư, trong đó, đầu tư trước phần đường cao tốc quy mô 4 làn xe, rộng 17 m đối với phần đường và 17,5 m đối với phần cầu. Tuyến đường có vận tốc khai thác 80 km/giờ này sẽ chủ yếu đi trên cao, ngoại trừ 37,43 km có nhu cầu liên kết ngang và phát triển quỹ đất hai bên không cao sẽ đi thấp.

Cũng với lý do này, tại Tờ trình số 27, UBND TP. Hà Nội đề xuất đầu tư ngay hệ thống đường song hành 2 bên với quy mô 2 làn xe một bên, bề rộng nền đường 12 m.

Với phương án đầu tư nói trên, tổng mức đầu tư Dự án trong giai đoạn phân kỳ là 87.098 tỷ đồng, giảm khoảng 8.700 tỷ đồng so với phương án được đưa ra tháng 1/2022. Trong số này, đơn vị chủ đầu tư dự kiến huy động từ ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 là 32.514 tỷ đồng, gồm 14.250 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 18.254 tỷ đồng ngân sách 3 địa phương; ngân sách giai đoạn 2026 - 2030 là 24.240 tỷ đồng, gồm 14.125 tỷ đồng ngân sách Trung ương và 10.115 tỷ đồng ngân sách 3 địa phương; vốn nhà đầu tư là 27.531 tỷ đồng, tương đương 48% tổng mức đầu tư dự án thành phần hợp tác công - tư (PPP) và 32% tổng mức đầu tư Dự án tổng thể.

Theo đơn vị lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Dự án tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027, rút ngắn khoảng 1 năm so với đề xuất trước đó.

Nhằm đảm bảo tính khả thi và tiến độ triển khai Dự án (hoàn thành vào năm 2027), tại Tờ trình số 27, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù dành riêng cho công trình, tương tự các cơ chế đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/NQ15 về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 44/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Điểm nhấn nổi bật là việc UBND TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu trong giai đoạn triển khai đến khi hoàn thành Dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án thành phần chỉ sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Hiện nay, cả nước đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nên nguồn lực hạn chế, nhất là đối với các địa phương. Vì vậy, UBND TP. Hà Nội kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu cho các địa phương vay khi thực hiện Dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Sau khi có nguồn thu từ các dự án khai thác quỹ đất 2 bên đường (dự kiến trong giai đoạn 2026 - 2030), các địa phương sẽ cân đối trả nguồn vay cho Chính phủ.

Để tăng tính khả thi triển khai theo phương thức PPP, tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút nhà đầu tư và huy động vốn, UBND TP. Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép Dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư và sớm hình thành gói tín dụng ưu đãi.

Gói tín dụng ưu đãi này sẽ được huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để cho nhà đầu tư vay (Nhà nước bảo lãnh lãi suất trong thời gian đầu) và ngân hàngsẽ thu lại phần chênh lãi suất cho vay trong thời gian vận hành, khai thác công trình.

Được biết, “ngôi sao” lớn nhất tại Dự án chính là Dự án thành phần 3 - đầu tư hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT do UBND TP. Hà Nội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn bị chủ trương đầu tư, nhưng Hà Nội khẳng định là có tính khả thi cao, vì đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm năng chính thức quan tâm đến Dự án, như

Vingroup, T&T, Him Lam, DIC Corp, Phương Thành, Geleximco… Trong quá trình triển khai, UBND TP. Hà Nội cũng đã làm việc với các nhà đầu tư để khẳng định mức độ quan tâm và đã nhận được những phản hồi tích cực về tính khả thi của Dự án.

Cần phải nói thêm rằng, tại Thông báo số 12, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã “nhắc” UBND TP. Hà Nội việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đồng ý ngân sách Trung ương hỗ tối đa 50% tổng mức vốn đầu tư từ ngân sách tham gia dự án; đồng thời đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia rất thấp (4.568 tỷ đồng theo phương án đưa ra tháng 1/2022), so sánh với phương án chuyển sang đầu tư công sẽ đạt được những lợi ích gì so với PPP.

“UBND TP. Hà Nội cần rà soát, làm rõ cơ sở, lý do đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, đảm bảo logic xuyên suốt trong tổng thể Dự án, trong đó lưu ý thuyết minh làm rõ sự cần thiết việc đề xuất cơ chế chỉ định thầu của Dự án bảo đảm tính hợp lý”, đại diện Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề xuất.

Chuẩn bị xây dựng khu công nghiệp rộng 1.000 ha tại Bình Dương

Giữa tháng 3/2022, Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3 (VSIP III) rộng 1.000 ha tại Bình Dương sẽ khởi công xây dựng.

Dự án sẽ được xây dựng tại xã Hội Nghĩa (thị xã Tân Uyên) và xã Tân Lập (huyện Bắc Tân Uyên) với tổng diện tích khoảng 1.000 ha và đây là dự án thứ 10 của VSIP đầu tư tại Việt Nam.

Khu công nghiệp VSIP II, Bình Dương. Ảnh: VSIP

Khu công nghiệp VSIP III được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư vào tháng 11/2016 với tổng vốn đầu tư 6.407 tỷ đồng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp nói trên.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án thành phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Về tiến độ thực hiện dự án, Thủ tướng giao UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các cơ quan chức năng và nhà đầu tư xem xét việc điều chỉnh quy mô triển khai từng giai đoạn cho phù hợp với tiến độ thu hút đầu tư đầu tư, kết nối hạ tầng; xây dựng nhà ở, thiết chế cho người lao động của khu công nghiệp,...

Việc thực hiện giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong trường hợp giai đoạn 1 đã lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê và giao UBND tỉnh xem xét giao đất, cho thuê đất đối với giai đoạn 2 khi đáp ứng điều kiện đối với giai đoạn 1 của dự án

Chủ tịch Kocham hiến kế cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam

Ông Shon Young-IL, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho rằng, nhiều doanh nghiệpnước ngoài như SK, LG và Lego vẫn đang tỏ ra rất quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam, thông qua việc công bố kế hoạch đầu tư của họ.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, Hàn Quốc và Việt Nam trong một thời gian ngắn đã và đang tạo ra những thành quả đáng ngạc nhiên trong quan hệ đối tác kinh tế

Ông Shon Young-IL, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Ảnh: Thu Cúc).

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12/2021, có hơn 9.200 Dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lũy kế lên đến 74,7 tỷ USD, đứng đầu trong số các quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Nền kinh tếViệt Nam đang tiếp tục tăng trưởng bất chấp sự suy thoái kinh tế toàn cầu do Covid-19.

“Để đà tăng trưởng ngày càng phát triển hơn nữa, tôi nghĩ rằng, việc thu hút thêm các doanh nghiệp FDI là chìa khóa then chốt”, ông Shon Young-IL nói và đề xuất những hình thức hợp tác hiệu quả hơn giữa cơ quan Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để cải thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. 

Đầu tiên, vị này đề xuất áp dụng hệ thống “Thanh tra đầu tư nước ngoài” như ở Hàn Quốc để xử lý các khó khăn mà các doanh nghiệp FDI gặp phải. 

Hệ thống “Thanh tra đầu tư nước ngoài” của Hàn Quốc được thành lập năm 1999 nhằm phát hiện, giải quyết hiệu quả những khó khăn mà các doanh nghiệp FDI đối mặt, cải thiện môi trường đầu tư, góp phần mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài. 

“Thanh tra đầu tư nước ngoài” do Tổng thống bổ nhiệm, cùng với các chuyên gia trong từng lĩnh vực như tài chính, thuế, pháp luật và lao động, thông qua hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương của Hàn Quốc.

Vướng mắc của các doanh nghiệp FDI được tiếp nhận bằng cách thông qua chuyên gia đến thăm thực địa, trực tuyến, e-mail…Sau khi nhận được vướng mắc sẽ xem xét nội dung và chuyển đến cơ quan liên quan để giải quyết. 

Các vướng mắc này được nhập và quản lý trong hệ thống quản lý khách hàng của cơ quan liên quan, kết quả giải quyết cuối cùng sẽ được thông báo cho doanh nghiệp. 

Như vậy, việc giải quyết vướng mắc của “Thanh tra đầu tư nước ngoài” được vận hành tích cực và hiệu quả bằng cách đến trực tiếp doanh nghiệp khi cần thiết để tìm hiểu sâu vấn đề, thay vì chỉ nhận phản hồi từ bộ phận và thay mặt doanh nghiệp thảo luận ý kiến với cơ quan liên quan.

Ngoài ra, văn phòng luôn thông báo cho doanh nghiệp qua từng bước của quy trình giải quyết và nhận các câu hỏi khác bất cứ lúc nào.

Ông Shon Young-IL cho biết, những nỗ lực như vậy đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Hàn Quốc.

Và hơn nữa, bằng cách giải quyết những khó khăn của các doanh nghiệp, cùng với vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, ngăn ngừa trước các tranh chấp giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Chính phủ, hệ thống này đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc. 

Thêm vào đó, “Thanh tra đầu tư nước ngoài” đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế như APEC và đã trở thành mô hình chuẩn ở nhiều quốc gia như Nga và Brazil. 

Hiện nay, Việt Nam có nhiều kênh để các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp FDI có thể trao đổi những khó khăn và kiến nghị.

Tuy nhiên, ông Shon Young-IL đánh giá, thực tiễn việc trả lời thường bị chậm và có nhiều trả lời không rỏ ràng, việc quản lý theo dõi không được thực hiện.

Ngoài ra, không có quy định về cách thức tiếp nhận và xử lý các vướng mắc, làm gia tăng sự nhầm lẫn của doanh nghiệp. 

Vì vậy, việc đưa hệ thống trên vào áp dụng được cho là cần thiết nhằm kịp thời thu thập các vướng mắc, đề xuất phương án cải thiện chính sách và hỗ trợ thực hiện tất cả các công việc cần thiết cho việc giải quyết các vướng mắc và quản lý theo dõi tiến trình giải quyết. 

“Tôi chắc chắn rằng, điều này sẽ không chỉ làm tăng độ tín nhiệm đối với Chính phủ Việt Nam, mà còn góp phần mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài”, Chủ tịch Kocham chia sẻ.

Ngoài ra, đại diện Kocham và một số doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam còn đề xuất việc thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại quy mô nhỏ giữa các cơ quan Chính phủ - các doanh nghiệp FDI và Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để lắng nghe những khó khăn của các doanh nghiệp FDI và mở rộng giao tiếp. 

Các cuộc họp hai chiều giữa các cơ quan, bộ phận liên quan và doanh nghiệp FDI, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi về những khó khăn, vấn đề hiện tại, cùng nhau thảo luận trực tiếp, cũng như tạo cơ hội để giao lưu và trao đổi trực tiếp giữa những người thực thi cần được tổ chức thường xuyên hơn. 

Thông qua các buổi tọa đàm cụ thể, các quy định và thông tin chi tiết sẽ được chia sẻ với các doanh nghiệp, đồng thời nhanh chóng có được những giải đáp thiết thực cho những khó khăn, vướng mắc.

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký Công văn số 779/XDĐT-UBND gửi Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện về việc tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Theo UBND TP. Cần Thơ, qua 2 tháng đầu năm 2022 và số liệu giải ngân Kho bạc Nhà nước Cần Thơ báo cáo đạt thấp (trên 4%), công tác triển khai các Dự án chuyển tiếp, chuẩn bị thủ tục đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu khởi công mới, công tác bàn giao mặt bằng thi công... khá bị động, chưa thể hiện sự quyết tâm chính trị trong các cấp, các ngành, các đơn vị chủ đầu tư, quản lý dự án.

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công được giao năm 2022, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện khẩn trương chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện dự án, công tác lựa chọn theo đúng quy định pháp luật, sớm khởi công công trình. Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầucó đủ năng lực. Chủ động có kế hoạch và biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án ngay khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo quy định, không để dồn thanh toán vào cuối năm.

Đến hết ngày 31/1/2023 phấn đấu hoàn thành giải ngân từ 95% kế hoạch vốn đã bố trí (trong đó, đến ngày 30/4/2022 giải ngân đạt từ 10 - 15% kế hoạch, đến ngày 30/6/2022 giải ngân đạt từ 25 - 35% kế hoạch; đến ngày 30/9/2022 giải ngân đạt từ 60 - 70% kế hoạch; đến ngày 31/12/2022 giải ngân đạt từ 80 - 90%, đến ngày 31/1/2023 giải ngân đạt từ 95% kế hoạch vốn được giao). Các chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án, UBND các quận, huyện, căn cứ tỷ lệ giải ngân được giao, có văn bản cam kết tỷ lệ giải ngân, xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết từng tháng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố. Thời gian thực hiện hoàn thành trước ngày 20/3/2022.

Đối với các dự án khởi công mới năm 2022: Khẩn trương hoàn thành công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định pháp luật; hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công để sớm khởi công công trình.

Đối với các dự án hoàn thành trong năm 2022: Tập trung nguồn lực thi công, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho nhà thầu; khẩn trương lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình thẩm tra, phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Đối với dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2022: Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu và thanh toán ngay khối lượng hoàn thành đủ điều kiện theo quy định, đảm bảo kế hoạch, tiến độ hoàn thành dự án đã được duyệt.

Đối với các dự án được bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo đủ điều kiện bố trí vốn khởi công mới năm 2023: Khẩn trương tổ chức triển khai lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các công việc thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án; lập và trình phê duyệt dự án đảm bảo.

UBND TP. Cần Thơ lưu ý, đến ngày 30/9/2022, các dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao, chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo giải trình (nếu không có lý do khách quan, bất khả kháng...), Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất UBND Thành phố cắt giảm số vốn không giải ngân hết để điều chuyển, bổ sung thanh toán cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành, giải ngân tốt; đồng thời, sẽ kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư, quản lý dự án có liên quan về việc chậm tiến độ thực hiện và giải ngân.

Đối với các chủ đầu tư, quản lý dự án không đạt tiến độ theo cam kết, chậm nộp báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, không đạt 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, tham mưu UBND Thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư, quản lý dự án; đồng thời, xem xét việc điều chuyển chủ đầu tư, quản lý dự án, không giao vốn để khởi công mới các dự án khác, không giao làm chủ đầu tư, quản lý dự án mới. Người đứng đầu đơn vị phải chịu hình thức kỷ luật cụ thể và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố; đồng thời không xem xét đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân của đơn vị trong năm 2022.

Nghệ An chấp thuận 2 dự án điện mặt trời trên mặt hồ có tổng vốn 7.800 tỷ đồng

Hai dự án nhà máy điện mặt trời có công suất 450 MWp vừa được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư tại hồ Vực Mấu và hồ Khe Gỗ.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An Nguyễn Xuân Đức cho biết, 2 Dự án nhà máy điện mặt trời vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư 7.800 tỷ đồng sẽ được triển khai trên mặt hồ thuộc địa phận hành chính huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

Hồ Vực Mấu, nơi UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một trong hai dự án điện mặt trời ngàn tỷ.

Cụ thể, Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời do Công ty cổ phần Điện mặt trời Khe Gỗ MK làm chủ đầu tư tại khu vực hồ Khe Gỗ, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu có công suất là 250 MWp, sản lượng điện sản xuất năm đầu tiên là 339,129 triệu KWh; tổng mức đầu tư 4.100 tỷ đồng, sử dụng diện tích đất 303,48 ha thuộc địa bàn vùng lòng hồ Khe Gỗ, xã Tân Sơn.

Và dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời hồ Vực Mấu do Công ty cổ phần Đầu tư điện mặt trời hồ Vực Mấu làm chủ đầu tư, được phê duyệt cùng thời điểm sử dụng diện tích 216,23 ha tại vùng lòng hồ Vực Mấu thuộc địa bàn 3 xã là Tân Thắng, Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) và Quỳnh Trang (TX Hoàng Mai), công suất 200 MWp, sản lượng điện năm đầu tiên sản xuất là 265,8 triệu KWh, tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng.

Theo đó, các dự án này đã được sở, ngành chức năng thẩm định bước 1, gồm hồ sơ pháp lý về năng lực và hiện trạng sử dụng đất.

Dự kiến đến tháng 12/2022, chủ đầu tư sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý đầu tư và khởi công triển khai lắp đặt các hạng mục từ tháng 1/2023 và tháng 12/2023 sẽ khánh thành đóng điện và vận hành thương mại.

Trước đó, tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch (số 330 ngày 16/6/2021) về triển khai thực hiện định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, trong bối cảnh nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng cao, Nghệ An đã và đang ưu tiên phát triển nguồn điện từ nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, điện mặt trời...đồng thời kêu gọi đẩy mạnh công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Theo khảo sát, tiềm năng - năng lượng tái tạo ở Nghệ An đạt trên 17.400 MW. Tuy nhiên theo dự thảo Quy hoạch điện VIII thì chỉ đưa vào 110 MW thuộc thủy điện nhỏ chiếm 0,6%. Đây là tỷ lệ khá thấp, trong khi đó tiềm năng ở Nghệ An có thể thực hiện được điện mặt trời áp mái, điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời trên mặt nước và điện gió trên bờ. Đây là những nguồn năng lượng tái tạo được coi là thân thiện với môi trường.

Long An ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út vừa ký Quyết định số 1818/QĐ-UBND ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Long An.

Theo đó, tỉnh Long An định hướng xúc tiến đầu tư năm 2022 theo ngành, lĩnh vực là: Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô lớn, thân thiện với môi trường các ngành dịch vụ mũi nhọn gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, sử dụng tiết kiệm quỹ đất, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tập trung thu hút các Dự án chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Lựa chọn thu hút các dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao.

Lãnh đạo tỉnh Long An trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh trong tháng 11 năm 2021

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo điều kiện về công nghệ, tham gia sản xuất và liên kết chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, phát triển ngành, nghề mới, tạo thêm việc làm. Không thu hút các dự án công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên và nguồn lao động.

Về định hướng đối tác đầu tư, Long An tận dụng và khai thác hiệu quả các cơ hội, xu hướng kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu; tiếp tục duy trì các thị trường và đối tác truyền thống (Hàn Quốc, Nhật Bản Hoa Kỳ, Singapore, Hong Kong, Trung Quốc...); đồng thời mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư các đối tác là nước thành viên của Hiệp định CPTPP, EVFTA. Chủ động tìm hiểu xu hướng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước để tiếp cận, kết nối đầu tư vào những ngành nghề tỉnh có lợi thế.

Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Long An gồm 17 hoạt động thuộc 5 nhóm nội dung triển khai, cụ thể là: Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư;

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư thông qua việc tổ chức hội thảo, tọa đàm kêu gọi, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển (nếu có) trên địa bàn tỉnh; tổ chức tọa đàm, tiếp và làm việc với các cơ quan đại diện, tổ chức, nhà đầu tư, tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Đức, ...) trong năm 2022, hướng trọng tâm quảng bá, thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao;

Hoạt động tổ chức họp mặt, đối thoại doanh nghiệp; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư như: Tổ chức Đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Úc (dự kiến tháng 8/2022); tại Nhật Bản (dự kiến tháng 9/2022); tại Hàn Quốc (dự kiến tháng10/2022); tại Hoa Kỳ (dự kiến tháng 7/2022)...

Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Long An đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn trong nhóm tốt đến rất tốt; phấn đấu trong năm 2022 vốn đầu tư đăng ký tăng 10% so với năm 2021 (bao gồm đăng ký mới, đăng ký mở rộng, đăng ký tăng vốn và góp vốn mua cổ phần); thành lập mới doanh nghiệp tăng 1% so với năm 2021.

Theo UBND tỉnh Long An, năm 2021 trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, nhưng tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư bằng các hình thức nhằm thích ứng với tình hình thực tế. Qua đó, kết quả thu hút đầu tư vào địa phương đạt được rất khả quan.

Cụ thể, về thu hút đầu tư trong nước, trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 1.226 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn 23.495 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh Long An có 13.712 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 349.095 tỷ đồng.

Về thu hút đầu tư nước ngoài, trong năm 2021, tỉnh Long An đã tiếp nhận mới 47 dự án FDI với vốn đầu tư cấp mới trên 3.332 triệu USD, tăng 3.059,7 triệu USD so với cùng kỳ. Đồng thời, điều chỉnh tăng vốn cho 41 dự án với vốn đầu tư tăng thêm là 126 triệu USD.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.127 dự án với vốn đăng ký trên 9.385 triệu USD; trong đó có 588 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.624 triệu USD. Các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn chủ yếu là: Dệt may, da giày, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến thực phẩm, đồ uống; công nghiệp chế tạo…

Quảng Ngãi không có dự án thực hiện lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2021

Trong năm 2021, tỉnh Quảng Ngãi không tổ chức lựa chọn nhà đầu tư nào. Tỉnh từng triển khai hình thức đầu tư này vào năm 2018, nhưng dự án đã hủy, không thực hiện.

UBND tỉnh Quãng Ngãi đã báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu trong năm 2021.

Theo đó, năm 2021, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng 353 gói thầu. Tuy vậy, một số cán bộ của bên mời thầu và nhà thầu chưa được đào tạo về đấu thầu qua mạng, gặp khó khăn khi chuyển đổi từ phương thức đấu thầu trên giấy tờ truyền thống sang đấu thầu điện tử.

Đáng chú ý, trong năm 2021, tỉnh Quảng Ngãi không tổ chức lựa chọn nhà đầu tư nào. Tính đến thời điểm báo cáo, tỉnh Quảng Ngãi chưa triển khai thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nên chưa tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra về hoạt động lựa chọn nhà đầu tư.

Chỉ có năm 2018, tỉnh này tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 2 Dự án, nhưng chưa ký hợp đồng và đến nay đã hủy không thực hiện dự án.

Trong năm 2021, tỉnh Quảng Ngãi cũng không có nhà đầu tư nước ngoài nào trúng thầu các dự án/gói thầu lựa chọn nhà đầu tư.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị xem xét tăng hạn mức chỉ định thầu lên 3 - 5 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp, thiết bị và 2 tỷ đồng đối với gói thầu tư vấn, thay vì 1 tỷ đồng và 500 triệu đồng như hiện nay.

Tìm cơ hội hợp tác đầu tư Việt - Nhật trong xu hướng mới

Hợp tác đầu tư Việt - Nhật trong thời gian tới cần lưu tâm đến những xu hướng mới khi các nước quan tâm nhiều hơn đến các mặt hàng chiến lược và xác định đối tác tin cậy.

Theo nhận định của TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là rất lớn. Tuy nhiên, “chúng ta đang sống trong giai đoạn mà tần suất, cường độ rủi ro bất định ngày càng gia tăng. Địa chính trị, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, tài chính - tiền tệ đã tạo nên những bối cảnh rất mới”, TS. Võ Trí Thành nhận xét.

Các lĩnh vực mà Nhật Bản đang quan tâm đầu tư là logistics, nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản, tài chính- ngân hàng, du lịch, bán lẻ, hàng không, công nghệ thông tin, hạ tầng.

Những bối cảnh mới cũng kéo theo sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Ông Thành cho rằng, có 4 vấn đề cần lưu ý đối với xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và điều này cũng gắn chặt với khu vực.

Thứ nhất, châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng đối với mạng lưới sản xuất toàn cầu, nhờ lợi thế so sánh, tự do hóa thương mại và đầu tư được đẩy mạnh trong vài thập niên trở lại đây.

Thứ hai, những năm gần đây, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đổi số đã tối hưu hóa các chuỗi cung ứng và điều này dẫn tới xu hướng co hẹp/rút ngắn chuỗi cung ứng.

Thứ ba, các căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại Mỹ - Trung, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các xu hướng mới. Trong chuỗi cung ứng, các nước bắt đầu quan tâm hơn đến những mặt hàng chiến lược như khẩu trang, thiết bị y tế trong thời dịch, chú tâm hơn đến việc làm chủ công nghệ lõi và xác định đối tác tin cậy.

Thứ tư, trong 10 - 15 năm trở lại đây, các nhà đầu tư nói nhiều đến chiến lược đầu tư “Trung Quốc + 1” và Việt Nam cùng ASEAN hưởng lợi từ chiến lược này. Thế nhưng, với xung đột thương mại Mỹ - Trung và sự xuất hiện của Covid-19, thì sự dịch chuyển chuỗi cung ứng không đơn thuần là thực hiện chiến lược “Trung Quốc + 1”, mà nó gắn với sự thay đổi trong chiến lược đầu tư về công nghệ lõi, sản phẩm chiến lược và xác định đối tác tin cậy.

Về hợp tác hai bên trong chuỗi giá trị, Nhật Bản vẫn nằm trong nhóm nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, xét theo vốn đăng ký lũy kế. Trong đó, hơn 65% vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt mà TS. Võ Trí Thành lưu ý là hợp tác ngành, lĩnh vực. Hai bên đã thiết lập khuôn khổ hợp tác trên một số lĩnh vực, như điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông sản, môi trường, tiết kiệm năng lượng, đóng tàu, công nghiệp hỗ trợ.

doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý thêm các lĩnh vực mà phía Nhật Bản đang quan tâm đầu tư là logistics, nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản, tài chính - ngân hàng, du lịch, bán lẻ, hàng không, công nghệ thông tin, hạ tầng.

Doanh nghiệp trong nước nên xem xét mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong những lĩnh vực còn mới mẻ, như đô thị thông minh, xây dựng vườn ươm công nghệ để phát triển các start-up. Gần đây, phía Việt Nam đã tham vấn các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xem xét lợi thế so sánh và nâng cao vai trò của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng trang thiết bị y tếbởi đây là lĩnh vực chúng ta có lợi thế.

Tuy nhiên, từ phía Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp cho rằng, mức độ tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng do doanh nghiệp Nhật Bản dẫn dắt còn tương đối hạn chế và chậm cải thiện. Để cải thiện hiệu quả hợp tác Việt - Nhật trong chuỗi giá trị, ông Dương đề xuất phải ưu tiên một số đầu việc, như kiểm soát Covid-19 hiệu quả và bảo đảm nguồn cung lao động; quyết liệt thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; tạo động lực mới cho cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh; củng cố niềm tin trong quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Ở góc nhìn rộng hơn, GS. Mie Oba, Khoa Luật, Đại học Kanagawa (Nhật Bản) cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản cần tận dụng các hiệp định CPTPP và RCEP, cùng các khuôn khổ hợp tác đa phương khác, để giải quyết những bất ổn, thách thức của khu vực.

“Hai bên có thể tập trung vào các trật tự mở và tự do để thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực và cải thiện quy định chung trong lĩnh vực thương mại xuyên biên giới”, GS. Mie Oba khuyến nghị.

Đề xuất đầu tư đường kết nối Hạ Long với Lạng Sơn

Thực hiện Thông báo số 527-TB/TU ngày 28/2/2022 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về nội dung chương trình Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, về rà soát tổng thể nguồn tăng thu để đầu tư một số hạ tầng giao thông mới, kết nối vùng miền, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm khoảng cách chênh lệch vùng miền…, Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh đã có đề xuất đầu tư đường từ TP. Hạ Long qua huyện Ba Chẽ nối đến tỉnh Lạng Sơn (đường nối Hạ Long - Lạng Sơn).

Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh (mặc áo trắng) yêu cầu hoàn thiện các phương án đề xuất để báo cáo Tỉnh ủy, trình HĐND tỉnh vào kỳ họp gần đây nhất (dự kiến diễn ra trước ngày 20/3).

Cụ thể theo đề xuất, đường kết nối Hạ Long - Lạng Sơn có tổng chiều dài hơn 70 km, điểm đầu Km0+00 đấu nối với Tỉnh lộ 326 (TP. Hạ Long), điểm cuối tại Km 60+800 đấu nối vào đường xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh dài 60,8 km, đoạn tuyến trên địa phận tỉnh Lạng Sơn dài 9,8 km.

Đường được đề xuất phương án đầu tư có quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, tốc độ thiết kế 60 km/h. Trong đó, do địa hình khó khăn, đi qua khu vực rừng bảo tồn, vì vậy tuyến cơ bản bám theo đường hiện trạng, chỉ nắn chỉnh cục bộ, thực hiện cắt cua chỉnh tuyến. Tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp để triển khai các đoạn tuyến trên địa bàn.

Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ đóng vài trò quan trọng trong kết nối vùng và khu vực, sẽ giảm được trên 50 km di chuyển từ Hạ Long - Lạng Sơn và ngược lại so với các tuyến đường như hiện nay; giảm thời gian đi lại giữa 2 tỉnh.

Bên cạnh đó, tuyến đường phù hợp với định hướng mở rộng không gian phát triển về phía Bắc của TP. Hạ Long theo định hướng tại Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tuyến đường còn kết nối huyện Ba Chẽ, khu vực vùng cao (Kỳ Thượng) với trung tâm hành chính, kinh tế TP. Hạ Long của tỉnh; giảm khoảng cách chênh lệch vùng miền, động lực để nhân dân các địa phương vùng cao thoát nghèo…

Sau khi trực tiếp đi khảo sát tuyến, ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, yêu cầu Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với các đơn vị, địa phương để tiếp tục hoàn thành các phương án đề xuất để báo cáo Tỉnh ủy, trình HĐND tỉnh vào kỳ họp gần đây nhất (dự kiến diễn ra trước ngày 20/3).

Cân đối nguồn lực để thông tuyến đường Hồ Chí Minh vào năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về những đề xuất của Chính phủ với Dự án đường Hồ Chí Minh tại kỳ họp gần nhất.

Chiều 10/3, tại phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường  vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể

tình hình thực hiện Nghị quyết 66/2013/QH13 đến năm 2020-2021 và kế hoạch triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận.

Đây là dự án quan trọng quốc gia, sau khi được điều chỉnh vẫn không thể thông tuyến vào năm 2020 và chưa biết đến khi nào mới hoàn thành.

Nay, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép sớm sử dụng nguồn vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025  để đầu tư 2 dự án Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận (83,5 km/tổng mức đầu tư 5.570 tỷ đồng) để đến năm 2025 nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh.

Kiến nghị tiếp theo của Chính phủ là được chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án trong giai đoạn tiếp theo thuộc đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến sang hình thức đầu tư công.

Tại phiên thảo luận, một số ý kiến cho rằng cần rà soát lại để loại ra những đoạn tuyến đã trùng và bên cạnh đầu tư công cũng cần quan tâm đến đầu tư PPP.

Thừa nhận tiến độ chậm, song Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định Chính phủ hết sức quan tâm đến dự án này, tiến độ chậm nguyên nhân chính vẫn là do thiếu vốn. Ông Thể tha thiết mong được sử dụng 5.570 tỷ vốn dự phòng để đến 2025 có thể thông toàn tuyến.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, cần xem xét, cân đối nguồn lực, bố trí nguồn vốn thích hợp và quyết tâm chỉ đạo hoàn thành các dự án thành phần còn lại trong giai đoạn 2021-2025, trong đó đề nghị Chính phủ bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn để hoàn thành 03 dự án đoạn Chợ Chu - Ngã Ba Trung Sơn, Cổ Tiết - Chợ Bến và Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải Hải lưu ý, thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh là thực hiện lời hứa của Quốc hội với đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng rất tiếc là không thể hoàn thành đúng hạn. Ông để nghị Chính phủ rút kinh nghiệm sự chậm trễ này và xem xét tổng thể nguyên nhân,  trách nhiệm của cả Trung ương và địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất  trình Quốc hội xem xét thảo luận báo cáo của Chính phủ về dự án đường Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022).

Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng chỉ thực hiện hiện các đoạn tuyến dở dang, phải kết thúc theo đúng mục tiêu ban đầu. Trước mắt rà soát sắp xếp kế hoạch đầu tư công trung hạn, sớm đầu tư cho ba đoạn còn lại nhằm hoàn thành cơ bản theo nghị quyết của Quốc hội.

Đường vành đai 3 TP.HCM: Không bàn lùi nữa, phải quyết tâm làm

Ngày 11/3, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, báo cáo tiền khả thi Dự án Vành đai 3 TP.HCM đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, dự kiến tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV vào tháng 5/2022.

Sơ đồ hệ thống vành đai, cao tốc, quốc lộ vùng TP.HCM

“Dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM được triển khai sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội không chỉ các tỉnh có dự án đi qua mà còn cho khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước”, ông Mãi nói.

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, TS.Trần Du Lịch cho biết, việc triển khai tuyến đường vành đai 3 hiện nay là rất cấp thiết, nếu giải quyết được việc tắc nghẽn thì việc phát triển kinh tế vùng là rất lớn. 

Bởi hiện nay, các đô thị ven TP.HCM đã hình thành nhưng không thể phát triển vì thiếu tính kết nối. Ví dụ như các dự án tại khu vực huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), dù đã được xây dựng từ lâu nhưng chỉ vì tắc nghẽn giao thông mà đến nay vẫn hoang vắng.

Hơn nữa, với điểm nghẽn như vậy thì doanh nghiệp trên địa bàn cũng chịu chi phí logistics rất lớn. Do vậy, việc đầu tư tuyến đường này chính là hỗ trợ doanh nghiệp để cạnh tranh. 

“Chúng ta cứ làm đường xong rồi tính thu hồi phí, đây là vấn đề rất nhỏ, mà quỹ đất ven đường mới là nguồn thu chính. Nếu tính toán được thì không chỉ vành đai 3 và vành đai 4 cũng có thể làm được”, TS.Trần Du Lịch nói.

Nói thêm về việc triển khai dự án như thế nào, vị chuyên gia này cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo toàn bộ để phối hợp liên quan đến vấn đề ngân sách. Chỉ có như vậy mới không bị vướng khi triển khai, chứ không thì có triển khai là sẽ bị vướng rồi lại tháo gỡ.

“Nếu có cơ chế huy động vốn tốt, thì các dự án vành đai sẽ sớm hoàn thành và vùng kinh tế trọng điểm sẽ phát triển” TS.Trần Du Lịch nhấn mạnh.

PGS TS.Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, chương trình phát triển hạ tầng giao thông chưa bao giờ được triển khai quyết liệt như hiện nay. Do vậy, giờ không bàn lùi nữa, mà phải quyết tâm làm. Không chỉ riêng tuyến vành đai 3, mà còn tất cả các yếu tố khác như cảng biển… Trong đó, phải biết ưu tiên vào những dự án trọng điểm.

Vị chuyên gia này cũng ủng hộ cơ chế đặc thù khi triển khai dự án là chỉ định thầu. Tuy nhiên, cần phải làm rõ ràng, cần phải có những điều kiện ràng buộc thật sự chặt chẽ. Thậm chí, cần có những điều kiện đi kèm cho các nhà thầu như nếu làm tốt thì được thưởng, làm không tốt thì bị phạt.

“Hiệu quả đô thị của TP.HCM là rất lớn, theo đó, dự án này sẽ giúp tạo ra 1 không gian phát triển đô thị cho cả vùng. Tránh tình trạng tập trung công nhân chất lượng thấp vào khu vực trung tâm, gây ách tắc”, PGS TS.Trần Đình Thiên nói.

Phát biểu tại đầu cầu Hà Nội, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, vấn đề quan trọng nhất của tuyến đường vành đai 3 không chỉ đề phát triển đo thị, thu hồi vốn.. mà vấn đề quan trọng khác là giải quyết ùn tắc giao thông. Theo đó, nếu không có những cơ chế mang tính chất đột phá thì khó có thể thực hiện được dự án này.

“Nếu không có cơ chế chính sách này thì vẫn cứ làm, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và tốn nhiều nguồn lực. Do vậy, những cơ chế đặc thù cũng là giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án”, ông Thọ nói và cho biết thêm, với kinh nghiệm triển khai các dự án cao cấp khác trên cả nước, Bộ Giao thông Vận tải luôn đồng hành, và sẽ phối hợp cùng TP.HCM và các tỉnh để thực hiện dự án tuyến đường vành đai 3.

Trước đó, trình bày báo tiền khả thi dự án đường Vành đai 3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM (Ban Giao thông) cho biết, giai đoạn 1 của đường vành đai 3 có chiều dài 76km, trong đó đoạn đi thấp có tổng chiều dài 53km, đoạn trên cao 13km. Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 là 75.377 tỷ đồng, riêng phí giải phóng mặt bằng đã hơn 41.589 tỷ đồng. 

Theo ông Phúc, đường Vành đai 3 sẽ được đầu tư công, dùng ngân sách địa phương có hỗ trợ từ Trung ương. Trong đó, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí 38.740 tỷ đồng để hỗ trợ 50% vốn đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và 75% đoạn qua tỉnh Long An.

Đối với phần ngân sách địa phương bố trí cho các đoạn đi qua địa bàn, TPHCM sẽ chi hơn 24.000 tỷ đồng, Đồng Nai khoảng 1.934 tỷ đồng, Bình Dương hơn 9.600 tỷ đồng và Long An hơn 1.050 tỷ đồng…

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, TPHCM và các địa phương kiến nghị Quốc hội được áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù.

Cụ thể: thống nhất tỷ lệ vốn Trung ương và ngân sách địa phương đầu tư dự án; tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ các nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương (từ các nguồn đấu giá quỹ đất dọc tuyến, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương,...). Ngoài ra, dự án sau khi hoàn thành sẽ được tổ chức thực hiện thu phí để thu hồi vốn cho ngân sách.

Đồng thời, kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gói thầu xây lắp để thực hiện dự án… 

Cầu Cửa Lục 3 dự kiến khánh thành vào dịp 2/9

Ngay sau khi khởi công cầu Tình Yêu, cuối tháng 9/2020, Quảng Ninh đã tiếp tục triển khai đầu tư cầu Cửa Lục 3. Đây là công trình giao thông thứ 2 được thực hiện sau khi huyện Hoành Bồ sáp nhập vào TP. Hạ Long. Cầu Cửa Lục 3 sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực Hòn Gai đến Hoành Bồ và ngược lại, phát huy dư địa về đất đai khu vực Thống Nhất, Lê Lợi, mở rộng không gian phát triển của TP. Hạ Long.

Thi công đường dẫn cầu Cửa Lục 3 phía Hoành Bồ bám sát theo hệ thống lạch sông để giảm tác động đến rừng ngập mặn trong khu vực. Ảnh: Đỗ Phương.

Mới đây, kiểm tra tại công trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Cao Tường Huy đã yêu cầu chủ đầu tư cùng các nhà thầu cần tập trung hơn nữa, tăng cường nhân lực, phương tiện để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng ngày 2/9/2022.

Cầu Cửa Lục 3 bắc qua sông Diễn Vọng (Vịnh Cửa Lục) có chiều dài hơn 2,6km, thiết kế 6 làn xe, kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 11823:2017, điểm đầu đấu nối tuyến đường trục chính Khu đô thị FLC tại phường Hà Khánh, điểm cuối giao với quốc lộ 279, thuộc địa phận xã Thống Nhất, TP. Hạ Long. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Theo báo cáo từ chủ đầu tư về tiến độ hiện tại, hạng mục cầu chính và cầu dẫn phía bờ tại phường Hà Khánh đã đạt trên 70% khối lượng công việc. Cụ thể, đã hoàn thành toàn bộ kết cấu phần dưới, thực hiện đổ bê tông mặt cầu, hoàn thành thi công nền đường dẫn phía Hà Khánh. Các nhà thầu hiện đang thi công hạng mục kết cấu vòm thép. Riêng đường dẫn phía Hoành Bồ, hiện mới đang triển khai nạo vét bùn đất hữu cơ và đắp đá xô bồ.

Chia sẻ về việc tiến độ cầu Cửa Lục 3 bị chậm, chủ đầu tư cho biết, để đảm bảo giảm thiểu tác động của công trình tới cảnh quan thiên nhiên cùng hệ thống rừng ngập mặn tại đây, trong quá trình triển khai Dự án, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định điều chỉnh hướng tuyến và thiết kế công trình. Theo đó, thay thế đường dẫn bằng cầu dẫn phía bờ xã Thống Nhất trên cơ sở bám theo hệ thống lạch sông. Phương án thi công điều chỉnh sẽ hạn chế ảnh hưởng, giảm 80% diện tích rừng ngập mặn so với thiết kế ban đầu.

Tuy nhiên, công tác điều chỉnh mất nhiều thời gian, do phải xin ý kiến và thẩm định từ nhiều cơ quan chuyên môn Trung ương. Do đó, sau hơn 9 tháng báo cáo các bộ, ngành Trung ương, đến tháng 11/2021 các đơn vị nhà thầu mới được phép thi công theo đúng quy định. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng cũng tương đối chậm. Toàn bộ mặt bằng thi công đầu cầu phía Hoành Bồ mãi đến tháng 11/2021 mới được bàn giao cho nhà thầu để triển khai thi công.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
  • Dự kiến bố trí hơn 16.200 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
  • Tin tức mới cập nhật ngày 9/10/2015: Đất Sơn La rung chuyển 3,4 độ richter
  • Cháy quán cà phê ở phố cổ Hà Nội lúc rạng sáng
  • Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
  • Vinacafe chú trọng phát triển cà phê nhân chất lượng cao
  • Đàn ông Việt thường đánh vợ vì ghen tuông, sỹ diện
  • Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội
推荐内容
  • Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
  • Giải cứu 36 người bị đánh đập, ép tham gia lừa đảo qua mạng
  • Trường tư vấn sai, thí sinh rớt đại học oan ức
  • Làm rõ việc nữ hành khách tố phụ xe tuyến Hà Nội
  • Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
  • ​Ông Nguyễn Xuân Anh 39 tuổi vừa được bầu làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng