【bóng dá trực tiếp】Đại học Kinh tế Quốc dân: Nhiều đổi mới trong tuyển sinh sau đại học
Phóng viên TBTCO đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện Đào tạo sau Đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân về vấn đề đổi mới tuyển sinh và đào tạo sau đại học - một công tác quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
PV:Thực hiện quyền tự chủ, Đại học Kinh tế Quốc dân đã có nhiều đổi mới để thực hiện mục tiêu trở thành trường Đại học mũi nhọn về đào tạo ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh với những tiêu chuẩn quốc tế. Ông có thể điểm qua vài nét cơ bản về công tác đổi mới tuyển sinh sau đại học của nhà trường trong thời gian qua?
-Ông Lê Trung Thành:Sau khi Đại học Kinh tế Quốc dân được thực hiện thí điểm tự chủ từ 2015, trường xây dựng đề án đổi mới phương thức tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo và áp dụng từ 2018 đến nay.
Trước đây, để thi vào hệ đào tạo thạc sĩ của trường, các thí sinh phải ôn thi các môn: Toán, Kinh tế học, Triết học và lịch sử các học thuyết kinh tế. Quá trình ôn luyện rất vất vả, nhất là môn Toán (gồm toán cao cấp và toán xác suất); kinh tế học (gồm kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô) rất khó. Việc học tập các môn học này cơ bản chỉ phục vụ cho quá trình ôn thi vào trường.
Thực hiện tự chủ đã giúp nhà trường có nhiều đổi mới, sáng tạọ và linh hoạt trong giảng dạy, học tập và đặc biệt là tuyển sinh PGS.TS.Viện trưởng Lê Trung Thành |
Trên cơ sở tham khảo phương thức tuyển sinh các đại học hàng đầu của Mỹ, Canada cùng với phương châm đổi mới, tinh giản, hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo lựa chọn được học viên phù hợp, nhà trường đã tiến hành xây dựng Đề án tuyển sinh theo dạng thức GMAT, bao gồm 3 môn là: Kiến thức kinh tế tổng hợp, môn Luận và môn Tiếng Anh, với hệ thống ngân hàng câu hỏi riêng do nhà trường xây dựng.
Môn Kiến thức kinh tế tổng hợp thi theo hình thức trắc nghiệm, bao gồm 3 khối kiến thức: Toán logic, Kinh tế - kinh doanh và Xã hội thi trong thời gian 90 phút. Với môn Luận, học viên được lựa chọn một trong 2 bài viết trong đề thi để phân tích, luận bàn và đưa ra các đề xuất chỉnh sửa, hoàn thiện trong thời gian 60 phút. Từ đó nhà trường sẽ đánh giá về khả năng phân tích, phê phán, đọc hiểu của thí sinh. Môn Tiếng Anh được thi theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo (GDĐT).
Với cách thức đổi mới này, lấy xuất phát điểm của người tốt nghiệp đại học, đã đi làm khoảng từ 3-4 năm trở lên trong các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau thì thí sinh không cần ôn luyện thi đầu vào. Toàn bộ các hướng dẫn về cách thi được nhà trường hướng dẫn thông qua các hình thức miễn phí như livestream; ghi hình và đưa lên YouTube; hướng dẫn miễn phí qua các diễn đàn của nhà trường. Đồng thời, nhà trường cũng rút ngắn thời gian thi từ 2 ngày xuống còn 1 ngày nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng các quy chế của Bộ GDĐT.Công tác ra đề, chấm thi cũng được giản tiện nhưng vẫn đảm bảo công bằng, khách quan.
Bên cạnh việc đổi mới cách thức thi tuyển, chương trình đào tạo sau đại học của Trường cũng có sự đổi mới. Theo quy chế của Bộ GDĐT, tối thiểu 2 năm phải cập nhật chương trình đào tạo, nhưng trong các năm trở lại đây, năm nào nhà trường cũng cập nhật chương trình đào tạo. Từ năm 2019, nhà trường đã đưa vào một học phần là chuyên đề thực tế mang tính ứng dụng cao; theo đó nhà trường đưa học viên đến các tổ chức, doanh nghiệp theo lĩnh vực họ học tập để phân tích, đánh giá từ thực tiễn.
Với luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là một trong những trường đầu tiên đưa vào sử dụng phần mềm Turnitin nhằm phát hiện đạo văn từ năm học 2016-2017. Hiện phần mềm này đã được sử dụng ở tất cả các bậc học, các hệ đào tạo của nhà trường.…phương thức bảo vệ luận văn cũng được cải tiến. Trước đây, việc bảo vệ diễn ra quanh năm, nhưng từ năm 2018 nhà trường tổ chức bảo vệ tập trung làm 2 đợt/năm. Quy định này giúp cho nhà trường có sự chuẩn bị, phục vụ tốt hơn, đồng thời tạo “sức ép” buộc học viên phải hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu tiên được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học từ năm 1977. Năm 1991, nhà trường chuyển đổi cơ chế đào tạo theo chương trình của Mỹ và các nước Châu Âu. Tính đến nay, Nhà trường đã đào tạo được gần 1.500 tiến sỹ, 15.000 thạc sĩ tốt nghiệp.
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân thực hiện thí điểm tự chủ từ năm 2015.
PV:Như ông nói thì rõ ràng việc thực hiện tự chủ đã tạo thuận lợi cho nhà trường rất nhiều để phát triển?
-Ông Lê Trung Thành:Đúng vậy. Thực hiện tự chủ đã giúp cho nhà trường có nhiều đổi mới, sáng tạo và linh hoạt trong giảng dạy, học tập và đặc biệt là công tác tuyển sinh, dù vẫn theo quy định của Bộ GDĐT nhưng nhà trường được chọn cách tuyển sinh phù hợp với mục tiêu đề ra và yêu cầu thực tiễn của xã hội.
Trước đây, khi chưa thực hiện tự chủ, việc mở mới các chương trình đào tạo, nhà trường phải báo cáo Bộ GDĐT và chờ Bộ phê duyệt. Nhưng bây giờ, hội đồng khoa học của nhà trường sẽ làm việc này nên đã tạo rất nhiều thuận lợi cho trường trong việc mở các ngành mới đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
PV:Trong quá trình tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã ưu tiên những chính sách gì để thu hút học viên, thưa ông?
-Ông Lê Trung Thành:Nhà trường không đặt ra chính sách gì mà theo đuổi định hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua các chương trình đào tạo có chất lượng cao. Đại học Kinh tế Quốc dân hiện có chương trình đào đạo Thạc sỹ điều hành cao cấp dành cho các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao.
Với việc thực hiện tự chủ, nhà trường có thể làm được những việc như tổ chức riêng chương trình đào tạo cho 1 doanh nghiệp mà gọi nôm na là đào tạo theo đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cùng khung chương trình như thế nhưng với doanh nghiệp A cần đào sâu vào lĩnh vực này, doanh nghiệp B cần tìm hiểu kỹ về lĩnh vực kia… với yêu cầu đó, nhà trường sẽ xây dựng bài giảng đáp ứng đúng yêu cầu ấy, sát với thực tiễn mà đơn vị, doanh nghiệp đó cần.
PV:Đào tạo sau ĐH là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. ĐH Kinh tế Quốc dân có thêm giải pháp gì để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo sau ĐH không, thưa ông?
-Ông Lê Trung Thành:Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật các chương trình hiện đại trên thế giới, hoạt động đào tạo sau đại học của nhà trường sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, người học; chương trình đào tạo, các học phần cũng sẽ gắn kết hơn nữa với thực tế kinh tế, quản lý và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.
PV:Xin cảm ơn ông!
Vân Hà (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Gã trai 20 tuổi ở Quảng Ninh chém tới tấp bố mẹ bạn gái
- ·Tin pháp luật số 221, án mạng rúng động làng quê sát ngày Quốc khánh
- ·Bắt Lâm 'le'
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực trong tháng 8/2022
- ·Hướng dẫn mới về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- ·Thống nhất phân loại hàng dùng trong hệ thống ABS và hệ thống ESP/ESC
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Rủ nhau đi bắn gà, người đàn ông ở Đồng Nai trúng đạn tử vong
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Thống nhất phân loại hàng dùng trong hệ thống ABS và hệ thống ESP/ESC
- ·Vụ địa ốc Alibaba, cha mẹ Nguyễn Thái Luyện có liên quan
- ·Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người mắc Covid
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Cần sớm ban hành Biểu thuế suất thuế thông thường phù hợp với AHTN 2022
- ·Chồng Bí thư xã ở Nghệ An nghi bị đánh tử vong do ghen tuông
- ·Tiền thuế nộp thừa quá thời hạn 10 năm sẽ không được hoàn
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Ham vào khách sạn 'phục vụ' quý bà, nhiều thanh niên dính bẫy lừa