【bxh cúp c1 châu á】Sốt ruột vì nguồn lực xã hội bị chôn vào thị trường bất động sản
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếVũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. |
Tiếp tục phiên họp thứ 33,ốtruộtvìnguồnlựcxãhộibịchônvàothịtrườngbấtđộngsảbxh cúp c1 châu á chiều 15/5 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Theo đánh giá của Thường trực Uỷ ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, lãng phí, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.
Như, còn nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự ánchậm do đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường; các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa được giải quyết dứt điểm. Còn 404/908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng với diện tích là 18.308/28.155 ha chưa được xử lý, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh nêu con số.
Ông Mạnh cũng đề cập lãng phí trong triển khai các dự án đầu tưbất động sản. Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc về pháp lý triển khai dự án trong đó có quy định về phương pháp định giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ chế phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư, thu hồi đất; doanh nghiệpkhó khăn trong việc huy động dẫn đến nhiều dự án phải giãn tiến độ, dừng triển khai; khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023.
Việc xử lý các dự án, cụm dự án theo Nghị quyết số 74/2022/QH15, theo Thường trực Ủy ban là chưa đạt yêu cầu. Mới có phương án xử lý đối với 17/51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 11/13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; 14/19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí; 501/880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói, nhiều công trình quan trọng quốc gia đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tiến độ triển khai tích cực. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều công trình bị chậm, qua giám sát cho thấy nhiều dự án thu hồi đất không đạt, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình, không đạt tiến độ Quốc hội giao, không cẩn thận còn làm ảnh hưởng đến các giai đoạn tiếp theo.
“Công tác chuẩn bị đầu tư chất lượng chưa tốt, dẫn đến một số công trình mới hoàn thành đưa vào vận hành đã phải sửa đổi, điều chỉnh ngay. Cần rút kinh nghiệm vấn đề này, xây nhà mới tiền bỏ ra ít thôi, nhưng sửa chữa chắp vá thì tiền tăng lên rất nhiều, như thế gọi là lãng phí”, ông Thanh phân tích.
Cụ thể hơn, Chủ nhiệm Thanh nêu, cao tốc An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng tiến độ chậm do thiếu vật liệu, vấn đề này mà không khắc phục thì sẽ đội vốn ở dự án này cũng như các dự án quan trọng quốc gia khác.
Hay dự án Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội công tác chuẩn bị chưa tốt, chi phí thu hồi đất, bồi thường tái định cư qua kiểm toán cho thấy Hưng Yên, Bắc Ninh tăng nhiều nghìn tỷ là vấn đề cần quan tâm. Việc này, theo ông Thanh cần khắc phục vì sau này sẽ đội vốn và khi ấy lại phải bỏ tiền ra xử lý.
Vẫn theo Chủ nhiệm Thanh thì tạ báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế cũng rất quan tâm đến việc đầu cơ bất động sản. Người có tiền mà cứ mua bất động sản để đấy, trong khi người có nhu cầu không tiếp cận, không mua được, trong khi tiền cứ chảy vào đó không đưa vào lao động, sản xuất.
“Chúng tôi đề nghị phải có giải pháp xử lý, không thì nguồn lực xã hội, của đất nước bị chôn vào thị trường bất động sản”, ông Thanh nói.
Liên quan đến vấn đề này, báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế, xã hội do Ủy ban Kinh tế chủ trì nêu rõ, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội.
Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối. Giá đất nền có dấu hiệu tăng trở lại ở các thành phố lớn, thậm chí tăng giá cao cục bộ do đầu cơ gây ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của người dân, người lao động.
Uỷ ban Kinh tế cho rằng, xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, tình trạng đầu cơ đất đai dẫn đến hệ lụy người có nhu cầu thực (để ở, để sản xuất, kinh doanh) không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang (do bị đầu cơ). Nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị “chôn” vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ, người nghèo đang phải chi trả nhiều hơn cho nhu cầu về nhà ở, khiến tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng trầm trọng.
Do đó, có ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Chúng tôi đã cảnh báo thiếu điện cách đây 2 năm
- ·Chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Mốc mới trong quan hệ hai nước
- ·Hài hòa lợi ích trong giá điện
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·250 doanh nghiệp Hải Phòng thiệt hại tới 1.600 tỷ đồng do bão số 3
- ·Tránh xa nạn cờ bạc trong mùa dịch
- ·Bắt được 2 đối tượng cướp trên 200 triệu đồng
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Thủ tướng: Khơi thông mọi nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong định giá đất
- ·Việt Nam và Singapore chuẩn bị tốt cho chuyến thăm của Thủ tướng Lý Hiển Long
- ·Để đất nước giàu mạnh phải trông chờ vào đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Việt Nam là một trong những điểm sáng phục hồi kinh tế của khu vực
- ·Phê duyệt thành lập Công ty vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia
- ·Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland và Pháp
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Khởi tố 7 đối tượng thao túng thị trường chứng khoán