【bxh đức 2】Trái đất từng rung chuyển 9 ngày vì sông băng sụp đổ
Sự kiện này xảy ra vào tháng 9 năm ngoái,áiđấttừngrungchuyểnngàyvìsôngbăngsụpđổbxh đức 2 khi các nhà khoa học ghi nhận các tín hiệu địa chấn kéo dài đến 9 ngày nhưng không thể xác định được nguyên nhân.
Mô phỏng máy tính sạt lở sông băng tạo nên sóng thần bên trong vịnh Dickson. (Nguồn: Live Science)
Live Sciencedẫn báo cáo của các nhà khoa học thuộc Cục Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) cho biết, nhóm nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân dẫn đến việc Trái đất rung chuyển trong suốt 9 ngày vào tháng 9/2023.
Cũng theo báo cáo này, hiện tượng địa chất này đến từ cơn sóng thần cao đến 200 m bên trong một hẻm núi sau khi một sông băng sụp đổ.
Cơn sóng khổng lồ cao xô đẩy tới lui bên trong vịnh Dickson ở Đông Greenland trong 9 ngày liền. Chuyển động của nó làm cho sóng địa chấn dội qua lớp vỏ hành tinh.
Nhóm nghiên cứu GEUS ban đầu khá bối rối trước tín hiệu này. Nhưng quá trình tìm hiểu bằng vệ tinh và ảnh mặt đất cuối cùng truy ra nguồn gốc hoạt động địa chấn nằm ở hẻm núi bị mất ổn định do biến đổi khí hậu và bên dưới sông băng tan dần do dòng nước biển ấm.
"Khi chúng tôi bắt đầu tìm hiểu hiện tượng địa chấn này, mọi người đều băn khoăn và không ai có đưa ra được nguyên nhân tạo ra các tín hiệu địa chấn", tiến sĩ Kristian Svennevig, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. Ông cũng nói thêm các giả thuyết ban đầu đều chỉ ra hiện tượng này có thể liên quan đến sự sạt lở của một núi băng hoặc sông băng.
Sau khi các trạm theo dõi địa chấn thu được tín hiệu vào tháng 9 năm ngoái, hai khía cạnh của tín hiệu khiến các nhà khoa học xác định được nguyên nhân.
Đầu tiên,khác với động đất tần số cao, nó dao động với quãng 92 giây giữa các đỉnh.
Thứ hai,nó kéo dài nhiều ngày mới kết thúc. Nhóm nghiên cứu mau chóng nghĩ đến việc sông băng sạt lở trong vịnh, nhưng để hiểu rõ tín hiệu ra đời như thế nào, họ kết hợp đo thực địa, ảnh vệ tinh và mô hình siêu máy tính để dựng lại những gì xảy ra.
Nghiên cứu sau đó cho thấy đây là một sạt lở lớn và tạo ra sóng thần xô đẩy qua vùng vịnh hẹp ở Dickson.
Vụ sạt lở sông băng tạo ra sóng thần khổng lồ là hệ quả của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu làm tan băng quanh vùng cực ở tốc độ ngày càng nhanh. Trong trường hợp tại vịnh Dickson, sóng thần làm 25 triệu m3 đá và băng (tương đương 10.000 bể bơi Olympic) rơi xuống biển.
Không ai bị thương do vụ sụp đổ nhưng sóng thần phá hủy cơ sở hạ tầng trị giá 200.000 USD ở một trạm nghiên cứu vắng người trên đảo Ella gần đó. Các nhà nghiên cứu cho biết tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu có thể gây ra sạt lở nghiêm trọng hơn quanh vùng cực.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện về nguồn gốc sóng địa chấn của họ sẽ truyền cảm hứng cho những người khác xem xét ghi chép địa chấn về các sự kiện tương tự, giúp họ nhận biết điều kiện chính xác dẫn tới sạt lở có sức tàn phá lớn ở vùng cực.
Trà Khánh(Nguồn: Live Science)(责任编辑:Cúp C2)
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Nhật rung chuyển bởi động đất 7,3 độ, có sóng thần
- ·Italy thắp sáng cây thông Noel lớn nhất thế giới
- ·Liên minh châu Âu chia rẽ về việc trừng phạt Nga
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Nước Mỹ sẽ ra sao khi chính phủ đóng cửa?
- ·Chùm ảnh 5 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới
- ·Mọi bằng chứng cho thấy MH370 đã rơi xuống biển
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Máy bay quân sự Trung Quốc rơi khi đang diễn tập
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Phiên tòa quyết định tương lai nước Ý
- ·Chìm phà chở 450 người ngoài khơi Hàn Quốc
- ·Vén màn bí mật che giấu chuyến bay mất tích MH370
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Điều gì sẽ tiếp diễn tại Ukraine?
- ·Malaysia không tìm thấy mảnh vỡ mà vệ tinh TQ chụp được
- ·Căng thẳng tại Ukraine: Phương Tây kêu gọi Nga đối thoại
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Sau Chile, động đất tiếp tục tấn công sang Panama