【lịch thi đấu bóng đá c1 châu âu】Ngành Tài chính kiên định siết chặt kỷ luật tài chính
Nhu cầu chi quá lớn
Còn nhớ tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 của ngành Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đinh Huệ đã biểu dương "một số điểm sáng" của Ngành, trong đó nhấn mạnh đến việc điều hành chính sách tài khoá chủ động, chặt chẽ; công tác thu, chi NSNN được đảm bảo và kỷ luật, kỷ cương tài chính được tăng cường...
Nhìn lại những năm gần đây, khi tăng trưởng kinh tế cơ bản không đạt so với mục tiêu đề ra, đã khiến bội chi tăng cao. Bội chi cao có nhiều nguyên nhân: Do tốc độ tăng chi cao hơn thu và tỷ lệ huy động vào NSNN từ thuế, phí trên GDP đang giảm nhanh so với giai đoạn trước; ngoài ra, còn có nguyên nhân từ nợ công tăng nhanh, chi thường xuyên cao, còn lãng phí trong sử dụng ngân sách...
Tại các buổi thảo luận của Quốc hội liên quan đến vấn đề tài chính- ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng không hề né tránh, mà phân tích trên tổng thể cân đối ngân sách. Theo Bộ trưởng, những năm qua thu ngân sách luôn đạt và vượt dự toán Quốc hội giao. Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi phát triển đất nước, yêu cầu chi là rất lớn, nhất là chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chương trình nông thôn mới, khắc phục hậu quả thiên tai… Nhu cầu chi quá lớn so với khả năng thu của NSNN, nên thắt chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách là đòi hỏi cực kỳ cấp thiết trong thời điểm hiện nay và những năm tiếp theo, nhất là trong bối cảnh bội chi cao, nợ công đang sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP.
Cuối năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/T.Ư về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Bộ Tài chính hiện đang thực hiện quyết liệt các biện pháp cơ cấu lại ngân sách. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh siết chặt chi tiêu, đặc biệt là chi thường xuyên. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, để tái cơ cấu lại ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công, các giải pháp trên sẽ thực hiện đồng bộ với việc thực hiện khoán chi, tinh giản bộ máy, đẩy mạnh cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập… trong trước mắt và những năm tiếp theo.
Siết chặt chi tiêu đi liền chống thất thu
Chi ngân sách hiện nay vẫn tập trung chủ yếu chi cho con người và an sinh xã hội. Chi an sinh xã hội (không kể tiền lương) tăng rất cao so với tốc độ tăng thu ngân sách làm cho bức tranh ngân sách xấu đi và trở nên khó khăn hơn. Dẫn chứng tại Quốc hội, người đứng đầu ngành Tài chính từng cho biết, nếu như năm 2011 chúng ta mới có 11 nhóm ngân sách về an sinh xã hội thì đến 2016 đã tăng lên 21 nhóm, dẫn đến số chi ngân sách tăng cao.
Không còn cách nào khác, phải siết chặt kỷ luật ngân sách, trong đó quản lý chặt trong chi tiêu và chống thất thu ngân sách. Ngành Tài chính thời gian qua, cùng với việc không ngừng tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, chống nợ đọng thuế, còn quản chặt điều hành chi ngân sách theo dự toán Quốc hội thông qua. Không một khoản chi nào ngoài dự toán, trừ những trường hợp phát sinh, cấp bách, mà cần phải chi đảm bảo đời sống của nhân dân. Đồng thời, cắt giảm những khoản chi không cần thiết; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi ngân sách. Đây cũng là một trong những giải pháp được ngành Tài chính đề ra từ nay đến cuối năm.
Không thể phủ nhận rằng, trong cân đối chi ngân sách, chi thường xuyên hiện nay quá cao, trong khi chi cho đầu tư phát triển chưa tương xứng. Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội từng cho rằng, công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn tình trạng sử dụng sai nguồn kinh phí; sử dụng nguồn dự phòng, nguồn tăng thu, nguồn cải cách tiền lương, nguồn bổ sung có mục tiêu... để bổ sung chi thường xuyên sai quy định.
Kiểm soát chặt các khoản chi, trong đó có chi thường xuyên là nhiệm vụ thường xuyên của Kho bạc Nhà nước (KBNN) các cấp. Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN được triển khai chặt chẽ. Ước tính đến ngày 31/7/2017, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát đạt 419.527 tỷ đồng, đạt 46,5% so với dự toán (dự toán chi thường xuyên năm 2017 là 902.880 tỷ đồng). Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện ước khoảng 10.256 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 10,8 tỷ đồng.
Từng kiến nghị nhiều lần tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần phải có sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành để tiết giảm biên chế- cái gốc của việc chi thường xuyên tăng cao, gây mất cân đối ngân sách. Cùng với đó, thắt chặt các khoản chi lễ hội, khánh tiết… theo hướng tiết kiệm, hiệu quả; đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Có như vậy mới kéo giảm được chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.
Kế hoạch dài hạn
cho chi tiêu công
Vào cuối năm 2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020, trong đó xác định từng bước cơ cấu lại thu, chi NSNN; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; giảm mạnh và kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia.
Mục tiêu cụ thể được Nghị quyết xác định: Phấn đấu tổng thu NSNN cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 6.864 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1,65 lần so với giai đoạn 2011-2015; bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN không thấp hơn 23,5% GDP, trong đó thuế, phí, lệ phí khoảng 21% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 84-85% tổng thu NSNN. Đồng thời, từng bước cơ cấu lại chi theo hướng tích cực. Tổng chi cả giai đoạn khoảng 8.025 nghìn tỷ đồng, trong đó, tăng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25-26% tổng chi; giảm chi thường xuyên xuống dưới 64%...
Có thể nói, Kế hoạch Tài chính quốc gia 2016-2020 là "kim chỉ nam" cho công tác chi tiêu của quốc gia trong 5 năm tới. Trên thực tế, Việt Nam vẫn có Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm, được xây dựng ở cả cấp Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, các kế hoạch này nội dung về tài chính chưa cụ thể, vì vậy giảm tính khả thi. Do đó, Kế hoạch Tài chính quốc gia 2016-2020 là một kế hoạch dài hơi, góp phần chủ động hơn trong cân đối ngân sách. Để thực hiện kế hoạch này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm.
Tương tự như vậy, đối với đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách, cùng với việc đẩy nhanh giải ngân vốn, việc siết chặt kỷ luật đầu tư công được đặt ra. Minh chứng là cùng với ban hành Kế hoạch Tài chính trung hạn 2016-2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2016-2020. Nhu cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ vốn ngân sách hiện rất lớn, nhưng nợ công đã sát trần nên mức vốn đầu tư phải giới hạn lại, nhằm đảm bảo an toàn nợ công của quốc gia. Theo Bộ Tài chính, phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 nếu thực hiện tốt sẽ giảm tình trạng bố trí vốn đầu tư dàn trải, giúp tập trung vốn đầu tư, buộc các bộ ngành, địa phương thực hiện theo kế hoạch, tạo hiệu quả trong bố trí vốn đầu tư.
Một cái nhìn tổng thể cho bức tranh cân đối ngân sách, cũng như đầu tư công trong giai đoạn tới, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đây là hướng đổi mới hết sức tích cực, chủ động. Tổng mức thu- chi cho cả giai đoạn được đề ra, sẽ là “ngưỡng” để các bộ, các địa phương nhìn vào để “liệu cơm gắp mắm”. Kế hoạch giao vốn, phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách được công khai, minh bạch sẽ xóa bỏ cơ chế "xin-cho", cũng như góp phần bố trí vốn đầu tư công hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí. Đây là mục tiêu Chính phủ hướng tới trong điều hành, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn