【đội hình al feiha gặp al ittihad】Kinh tế Việt Nam cơ bản vượt tác động của đại dịch COVID
Kinh tế Việt Nam cơ bản vượt tác động của đại dịch COVID-19,ếViệtNamcơbảnvượttácđộngcủađạidịđội hình al feiha gặp al ittihad đang tăng trưởng mạnh
Khẳng định những kết quả đạt được năm 2022 là khả quan, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh đồng thời nhấn mạnh, cần nhận diện khó khăn thách thức mà nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt để kịp thời có những quyết sách, phương án ứng phó, bảo đảm sự phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn trong những năm tới…
Với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức", phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 đã chính thức khai mạc chiều nay, 17/12.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
Khai mạc Diễn đàn, Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh cho biết, trong bối cảnh khó khăn thách thức của năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có.
“Việc kinh tế Việt Nam năm 2022 không bị suy thoái trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng chống chịu khá tốt của nền kinh tế…", ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Sau thời gian 2 năm tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế", năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện; các cân đối lớn luôn được đảm bảo, nền tảng vĩ mô ổn định, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, bất ổn, nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.
Theo đó, kinh tế Việt Namdự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạotăng 8,9%; tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng tới 17,5%...
Năm 2022, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp, trong đó có các chính sách miễn giảm thuế, phí..., tuy nhiên, tổng thu ngân sách đến hết tháng 11/2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
“Những chỉ số này cho thấy tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, khu vực doanh nghiệp đã phản ứng hiệu quả trước các cơ hội mở ra sau đại dịch và nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh cho thấy niềm tin vững chắc của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng kinh tế Việt Nam trong những năm tới…", Trưởng ban Kinh tế tW Trần Tuấn Anh nhận định.
Vui mừng và tự hào với những kết quả đạt được, Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh lưu ý, chúng ta cần nhận thức được những khó khăn thách thức lớn đặt ra, thậm chí lớn hơn trước mà nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt để kịp thời có những quyết sách, phương án ứng phó là những tiền đề quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn trong những năm tới.
Đó là sự suy yếu nhanh chóng của tổng cầu thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp lên các đơn hàng sản xuất trong nước; chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lần đầu tiên chỉ đạt 47,4 điểm, giảm dưới ngưỡng trung bình 50 điểm sau 13tháng liên tiếp ở mức cao. Hệ lụy là ở một số lĩnh vực người lao động đã bị mất việc làm.
So với cùng kỳ 2021, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp khai khoáng tháng 11/2022 giảm 10%, ngành sản xuất giường tủ bàn ghế giảm 6,2%... Cán cân thương mại dịch vụ vẫn đang bị mất cân đối ngày càng lớn.
Tỷ giá và lãi suất trong mấy tháng gần đây có những bước tăng đột biến phản ánh mức độ căng thẳng thanh khoản trên thị trường tài chính ngân hàng. Giải ngân đầu tư công thấp, 11 tháng ước chỉ đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
“Điều này tạo nên nghịch lý nền kinh tế thì thiếu vốn trong khi nguồn lực khá lớn của nhà nước lại không thể đưa vào lưu thông trong nền kinh tế…”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Theo Trưởng ban Kinh tế TW, những bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế cùng với bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi, có nhiều vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ... đang đặt ra thách thức gay gắt đối với ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng và các vấn đề an sinh xã hội trong nước; tác động trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển cả trước mắt và dài hạn.
“Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải làm gì để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế để hạn chế tối đa các rủi ro và bất ổn cho nền kinh tế. Nhận diện đúng các cơ hội, những khó khăn thách thức và đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp là điều kiện cần để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội XIII cũng như các Nghị quyết của Đảng đã đề ra…”, Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Tại phiên toàn thể cấp cao, đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ VinaCapital đã có bài phát biểu gợi ý chính sách cho Việt Nam…
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Thị trường vàng châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần
- ·Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí 'bí kíp' tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội
- ·Bất động sản công nghiệp vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Ngân hàng lớn nhất Đan Mạch bị nghi dính đến bê bối rửa tiền
- ·Em vợ bán đất giùm, tôi mất trắng khoản tiền lớn
- ·Bí mật khủng khiếp bên trong chiếc ga giường của bạn
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Giữ vững chữ "tín" để ổn định xuất khẩu nông sản sang EU
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Tập đoàn Panasonic quyết định chuyển trụ sở khỏi Anh
- ·Cơ hội mở rộng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh sang Israel
- ·Ông bố ở Bắc Ninh chi 200 triệu đồng 'biến' ô tô cũ thành xe tăng độc đáo
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Lạ lùng đàn ông đua nhau đi tiêm tai 'Phật Di Lặc'
- ·Tôi mất tự tin kể từ khi chồng nói anh ngoại tình vì bị hấp dẫn giới tính
- ·IMF: Châu Á bị tổn hại do căng thẳng thương mại leo thang
- ·Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- ·Ngày cá tháng tư 2022 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 1/4
- Đổi mới xúc tiến thương mại
- Quay đầu giảm, giá xăng RON95
- Bế mạc Giải quần vợt ngành Du lịch Việt Nam lần XIX
- Bình Phước: Nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư trong năm 2023
- Đại hội thể dục
- Phát triển cây ăn trái trở thành thế mạnh
- Truyền cảm hứng cho người nông dân để phát triển kinh tế
- Lực đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu
- Đồng Xoài: Quý 1, thu ngân sách đạt 228 tỷ 578 triệu đồng
- Trên 110 võ sinh thi thăng cấp đai môn võ Taekwondo