【lịch thi đấu bóng đá la liga tây ban nha】Triển vọng từ cây nhàu
(CMO) Quyết tâm khởi nghiệp, anh Khưu Văn Chương (ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) thành công trong việc sản xuất nước cốt từ trái nhàu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dám nghĩ, dám làm
5 năm trước, anh Chương từ bỏ công việc trong một tập đoàn viễn thông đầy hấp dẫn để về quê khởi nghiệp bằng việc làm ý nghĩa hơn. Sau hơn 1 năm tìm hiểu, anh quyết định làm kinh tế bằng việc sản xuất ra sản phẩm từ trái nhàu, chính là nước cốt nhàu. Trước đó, gia đình anh có truyền thống làm nước cốt nhàu nhưng chỉ để sử dụng trong gia đình, giúp giảm đau nhức. Anh Chương cho biết: “Tôi lên mạng tìm hiểu, thấy nước cốt nhàu rất nhiều công dụng chứ không phải chỉ dừng lại ở việc trị đau nhức, đặc biệt tốt cho sức khoẻ. Ở nước ngoài họ sản xuất bán giá rất cao, trong khi địa phương mình cây nhàu dễ trồng, tại sao không tận dụng để làm kinh tế”.
Nói là làm, anh cải tạo 5 ha đất trước đây nuôi tôm quảng canh để trồng 15.000 gốc nhàu vì muốn sản phẩm mình làm ra luôn đạt chất lượng, không dùng chất hoá học nên anh tự trồng nhàu để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch.
Vườn nhàu của anh Khưu Văn Chương trên 15.000 gốc, cung cấp hàng chục tấn trái nhàu mỗi năm. |
Với lợi thế đất đai màu mỡ, nhàu lại là loại cây dễ trồng nên không bao lâu nhàu đã cho trái. Sau khi có được nguồn nguyên liệu, anh Chương bắt tay vào sản xuất. Quy trình sản xuất ra thành phẩm nước cốt nhàu trải qua nhiều công đoạn. Những trái nhàu vừa chín tới sẽ hái xuống, sau đó rửa sạch, để ráo nước, cho vào thùng có dung tích lớn để ủ trong vòng 3 tháng (có thể ủ lâu hơn để giảm vị nồng chát trong hột nhàu, ra nhiều nước cốt hơn). Cuối cùng là công đoạn lấy nước cốt nhàu, dùng màng lược để lọc các chất cặn bã. Để người tiêu dùng dễ sử dụng, anh cho vào một ít đường phèn, sau đó đóng chai và cho ra thị trường.
Có sẵn kiến thức về công nghệ thông tin, anh Chương tự thiết kế bao bì để đóng gói sản phẩm. Chất lượng tốt, mẫu mã lại đẹp mắt nên sản phẩm tung ra thị trường được nhiều người tin dùng. Mỗi tháng cơ sở của anh cho ra thị trường trên dưới 300 chai, với giá bán 450.000 đồng/chai dung tích 750 ml”.
Công việc này giúp anh thu về lợi nhuận trên dưới 40 triệu đồng mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí. Không những làm giàu cho bản thân, mà anh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động ở địa phương với công đoạn chăm sóc và thu hoạch nhàu.
Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm
Sau 2 năm thành công với sản phẩm nước cốt nhàu được mọi người tin tưởng sử dụng, anh Chương đã đăng ký thương hiệu độc quyền. Sản phẩm nước cốt nhàu của cơ sở sản xuất gia đình anh ngày càng chứng minh sức hút khi thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn. Anh Chương cho biết: “Ban đầu tôi chỉ giao hàng ở TP Hồ Chí Minh, hiện tại các tỉnh khác cũng đã biết đến và đặt hàng nên tôi xuất hàng mỗi ngày”.
Tuy nhiên, để tìm đầu ra ổn định, lâu dài, anh Chương tìm hiểu sâu hơn về loại cây này và nhận ra đây là loại dược liệu quý, không những bồi bổ sức khoẻ mà còn điều trị một số loại bệnh, được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Anh đang nung nấu ý định tung ra thị trường quốc tế: “Tôi có vài người thân ở nước ngoài, họ cho biết sản phẩm nước cốt nhàu bán rất chạy. Sắp tới, tôi sẽ cho ra nhiều loại như nước cốt nhàu nguyên chất, nước cốt nhàu ít đường và nhiều đường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu”.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, anh Chương lắp đặt dây chuyền sản xuất bằng máy tự động để hạn chế sức người. Anh Chương cho biết, sau khi mở rộng quy mô, nguồn nguyên liệu trái nhàu sẽ không đủ nên anh thoả thuận với nhiều hộ ở địa phương cải tạo đất trồng nhàu và anh sẽ bao tiêu sản phẩm. Anh Chương chia sẻ: “Với những công dụng mà trái nhàu mang lại, tôi muốn giá trị của nó được nhiều người biết đến hơn. Tương lai, tôi mong nước cốt nhàu sẽ thay thế những thức uống độc hại khác để sức khoẻ con người ngày một tốt hơn”.
Đánh giá về mô hình sản xuất nước cốt nhàu của anh Chương, Phó chủ tịch UBND xã Lợi An Võ Văn Lạc cho biết: “Đây là mô hình tuy mới ở địa phương nhưng hiệu quả kinh tế cao, mang lại lợi ích cho tập thể khi góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi. Thời gian tới, cơ sở sản xuất mở rộng quy mô sẽ đảm bảo tính bền vững cho cây trồng. Nước cốt nhàu là một trong những sản phẩm chúng tôi chọn đăng ký sản phẩm OCOP của địa phương sắp tới"./.
Phương Thảo
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Tạm giữ hình sự giám đốc kinh doanh tài chính chuyên cho vay nặng lãi
- ·Hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp Việt hoạt động tại Myanmar
- ·Khởi động chương trình minh bạch hóa doanh nghiệp
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên biểu diễn tại Lễ hội Hoa phượng đỏ
- ·Nhóm thiếu niên chạy xe máy tốc độ cao, vác hung khí diễu phố Hà Nội
- ·Nữ Chủ tịch tập đoàn thừa nhận là chủ mưu, nói về quan hệ với lãnh đạo Cần Thơ
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Trộm cắp trong ký túc xá đại học, đối tượng lọt vào camera
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Khởi tố thêm 5 bị can trong vụ đưa, nhận hối lộ ở Bình Thuận
- ·Điều tra vụ hỗn chiến lúc nửa đêm khiến 3 người thương vong
- ·Doanh nghiệp đang “bế tắc về công nghệ”
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Co.opmart: Giảm giá mạnh 5 nhóm hàng thiết yếu
- ·Phá nhanh vụ bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản
- ·DN châu Âu đánh giá cao Hệ thống VNACCS/VCIS
- ·5 phút sáng nay 4
- ·Tháng 4, còn nhiều DN ngừng hoạt động