【meo cuoc】Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế
Chất lượng thấp
Báo cáo của WB đánh giá,ângcaochấtlượngbáocáotàichínhtheochuẩnmựcquốctếmeo cuoc gần 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) phù hợp với thông lệ quốc tế với việc đã ban hành và triển khai áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tuy nhiên chất lượng BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng tại Việt Nam hiện chưa nhất quán với các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Bà Trần Phương Mai, chuyên gia Quản lý tài chính cao cấp WB cho rằng, VAS chưa được cập nhật theo sự phát triển của chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) đã ảnh hưởng tới chất lượng các BCTC ở Việt Nam. Bên cạnh đó, BCTC của một số tổ chức tài chính và DNNN thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội khi lập và trình bày được ưu tiên tuân thủ các quy chế tài chính đặc thù ngành do Chính phủ ban hành hơn là các chuẩn mực kế toán. Cơ chế giám sát và thực thi việc tuân thủ chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa đầy đủ, do cơ quan nhà nước mới chỉ chú trọng hơn vào khâu nghiên cứu, ban hành chế độ kế toán, chưa có nhiều điều kiện thực hiện kiểm tra, giám sát tính tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán. Bà Mai cho rằng, điều này dẫn tới các BCTC được lập khó so sánh với BCTC của các quốc gia khác.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nhiều đơn vị có lợi ích công chúng hiện đang được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nước có năng lực và nguồn lực hạn chế hơn so với các DN kiểm toán là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Các công ty kiểm toán trong nước thường gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ và thiếu hỗ trợ chuyên môn từ các hãng kiểm toán quốc tế. Đây là những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (ISA) và các Chuẩn mực Quốc tế về Kiểm soát Chất lượng, đặc biệt là khi kiểm toán ở các đơn vị có lợi ích công chúng có độ phức tạp cao. Các tiêu chí xác định công ty kiểm toán đủ tiêu chuẩn kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng hiện tại đang tập trung vào định lượng hơn là chất lượng quy trình kiểm toán.
Ở góc độ cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng nhận định, vai trò của kiểm toán độc lập khi thực hiện kiểm toán BCTC cho DN niêm yết hiện còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, Quyết định 87/QĐ-UBCK có hiệu lực từ ngày 1/4/2017 đã quy định nếu BCTC có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán thì chứng khoán đó sẽ bị loại ra khỏi danh sách được ký quỹ. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ nhà đầu tư, tuy nhiên nó cũng dẫn đến tình trạng một số công ty kiểm toán đã thay đổi ý kiến từ ngoại trừ chuyển sang ý kiến nhấn mạnh. “Tuy đây chưa phải là vấn đề phổ biến nhưng các công ty kiểm toán cũng cần lưu ý để đảm bảo mức độ tin cậy của các BCTC” – bà Đào nhấn mạnh.
Hướng đến IFRS là yêu cầu tất yếu
Từ những tồn tại kể trên, các chuyên gia WB cho rằng, Việt Nam nên áp dụng đầy đủ IFRS cho các đơn vị có lợi ích công chúng. BCTC cho mục đích chung nên tuân thủ hoàn toàn với VAS được cập nhật theo những thay đổi của IFRS. Đặc biệt, cần giải quyết thấu đáo vấn đề về cạnh tranh làm giảm mức phí kiểm toán. Đây là vấn đề quan trọng đối với quản trị DN và tính bền vững của nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các hiệp hội nghề nghiệp cần có các quy định cụ thể nhằm xây dựng được ý thức cho tất cả các công ty kiểm toán và các bên liên quan về giá trị của quy trình kiểm toán độc lập để đảm bảo độ tin cậy của BCTC DN, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Đứng ở góc độ nhà quản lý thị trường chứng khoán, bà Trần Anh Đào cho rằng, hướng đến IFRS là yêu cầu tất yếu để phát triển thị trường chứng khoán. Hiện thị trường chứng khoán đang nỗ lực để chuyển từ nhóm thị trường cận biên lên nhóm thị trường mới nổi. Đây là một trong những mục tiêu hướng đến năm 2020 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như toàn bộ các thành viên trên thị trường. Trong các tiêu chuẩn của MSCI để nâng hạng thì việc áp dụng IFRS là tiêu chuẩn bắt buộc. Do đó, cần nhanh chóng có lộ trình áp dụng IFRS vào thị trường. Theo bà Đào, trước tiên nên áp dụng IFRS cho các công ty vốn hoá lớn trước sau đó mới đưa ra áp dụng đại trà với các công ty đại chúng và công ty có lợi ích công chúng.
Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM: Với tầm quan trọng như vậy, việc kiểm toán BCTC là một yêu cầu bắt buộc đối với các DN niêm yết khi thực hiện đưa hàng hóa lên thị trường chứng khoán. Mục đích của việc kiểm toán BCTC là để tăng độ tin cậy của BCTC đưa ra cho công chúng đầu tư đồng thời cơ quan quản lý cũng kỳ vọng các công ty kiểm toán sẽ là những người hướng dẫn các nghiệp vụ, quy định cho các công ty niêm yết để thực hiện. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Hải quan Kiên Giang thông báo 2 DN chây ỳ nợ thuế
- ·Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Lãnh 16 năm tù vì tàng trữ hơn 550g ma túy
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Giải thưởng “Ứng dụng giao dịch chứng khoán sáng tạo nhất 2023” gọi tên VPBankS
- ·Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam, Pháp
- ·Hà Nội: Phát hiện cơ sở kinh doanh khí cười với hơn 100 bình lớn, nhỏ
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Chứng khoán phái sinh: Đà tăng chững lại, các hợp đồng đóng cửa phân hóa nhẹ
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Tập trung cải cách thủ tục, nuôi dưỡng nguồn thu
- ·Lốp ô tô NK có thuế từ 10 đến 25%
- ·Gắn Dân vận khéo với “Ngày Chủ nhật xanh”
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Những mảnh ghép hoàn hảo
- ·Hé lộ thời điểm Mason Greenwood tái xuất MU
- ·Bí thư Thị ủy Hương Thủy thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ khuyết tật
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Chứng khoán hôm nay (23/2): Lực bán tăng cuối phiên, VN