会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo thanh hóa】Giảm thuế, tăng lương hỗ trợ kích cầu tiêu dùng!

【soi kèo thanh hóa】Giảm thuế, tăng lương hỗ trợ kích cầu tiêu dùng

时间:2025-01-10 06:23:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:220次
Giảm thuế, tăng lương hỗ trợ kích cầu tiêu dùng
Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng giảm giá hàng hóa sau động thái giảm thuế giá trị gia tăng 2% của Quốc hội và Chính phủ. Ảnh: TL

Giảm thuế, doanh nghiệp sẵn sàng giảm mạnh giá hàng hóa

Theo khảo sát trên thị trường, mặc dù mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng có hiệu lực từ 1/7/2023, nhưng giá cả tại thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phố không có tình trạng tăng giá đột biến. Nguyên nhân được các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp lý giải là do từ đầu năm 2023 tới nay, nền kinh tế khó khăn, sức mua của người tiêu dùng yếu.

Tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại lớn, giá các mặt hàng vẫn duy trì ổn định, thậm chí hưởng ứng việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8% vừa được Quốc hội phê chuẩn, nhiều siêu thị đã đưa ra chương trình giảm giá sản phẩm, nhằm chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng.

Việc Quốc hội, Chính phủ tiếp tục giảm thuế GTGT, lãnh đạo Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, đơn vị đã sẵn sàng chương trình giảm giá cho hàng nghìn sản phẩm tại hệ thống bán lẻ với 800 điểm bán trên toàn quốc ngay sau khi chính sách giảm thuế có hiệu lực. Theo đó, hàng nghìn sản phẩm trên toàn hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op sẽ được giảm giá trung bình từ 22% đến 62%, gồm cộng gộp mức giảm giá thông thường và cộng thêm giảm 2% thuế GTGT.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc Vận hành chuỗi Co.opmart cho biết, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 2.000 sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm tươi sống, chủ yếu là các loại thịt và rau củ quả giảm trung bình 22%; thực phẩm công nghệ gồm các loại nước giải khát, các loại sữa giảm trung bình 32%. Ngoài ra, còn các sản phẩm thời trang may mặc thiết kế trang nhã giảm trung bình 42%; các mặt hàng đồ dùng gia đình gồm các loại nồi, chảo, bình đun siêu tốc giảm trung bình 62%.

Về tình hình thị trường, theo bà Nguyễn Thuỳ Dương - Phó Tổng giám đốc Hệ thống siêu thị BRG, hệ thống siêu thị chưa nhận được thông tin nào của các nhà cung cấp báo giá tăng hay thay đổi giá cung cấp. Giá bán các mặt hàng thiết yếu tại siêu thị được giữ ổn định, cùng với đó, để kích cầu tiêu dùng, mỗi tháng siêu thị thực hiện 2 lần khuyến mại nhiều hàng hoá như gạo, dầu ăn, nước mắm, hoá mỹ phẩm, thực phẩm giảm giá sâu…

Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, để có biện pháp ứng phó hiệu quả

Trong 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế nước ta đã vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi với tăng trưởng GDP 6 tháng tăng 3,72%, lạm phát được kiểm soát (CPI bình quân 6 tháng tăng 3,29% so với cùng kỳ). Để kiểm soát lạm phát năm 2023 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra không tăng quá 4,5%, ông Đỗ Thắng Hải cho rằng, các bộ, ngành và địa phương bên cạnh việc thực hiện các giải pháp vĩ mô, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới; kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Theo bà Nguyễn Thùy Dương, thuế GTGT giảm 2% từ ngày 1/7 áp dụng với một số loại hàng hóa cũng sẽ giúp giảm giá hàng hóa, từ đó góp phần kích thích sức mua tăng lên. Ông Nguyễn Anh Phương - Trưởng phòng Điều hành vùng khu vực miền Bắc – Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam cho biết, việc được giảm 2% thuế GTGT sẽ trực tiếp làm giảm giá thành cuối cùng khách hàng phải trả, đồng thời cũng giúp việc tiêu thụ sản phẩm tăng lên.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra để bình ổn thị trường

Theo các chuyên gia kinh tế, việc lương cơ bản tăng và giảm nhiều loại thuế, phí kỳ vọng sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, vẫn phải hết sức quan tâm đến việc kiểm soát giá để cuối năm 2023 đạt mục tiêu CPI không tăng quá 4,5%.

Đồng thuận với đánh giá nêu trên, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho rằng, dù Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát 6 tháng đầu năm, song ở nửa cuối năm 2023, áp lực tăng giá hàng hóa vẫn còn lớn, khi giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao.

Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, giá dịch vụ do nhà nước quản lý cũng thực hiện điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục sẽ tác động mạnh tới CPI.

“Việc tăng lương kể từ ngày 1/7/2023 sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ khác trong gia đình tăng theo. Mức tiêu dùng của ta đang thấp và luôn đảm bảo được nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nên việc tăng lương có thể làm tăng giá hàng hoá nhưng mức tăng sẽ không đột biến” - bà Oanh nhận định.

Ở góc độ quản lý nhà nước, tại phiên họp của Tổ điều hành thị trường trong nước diễn ra ngày 30/6, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bối cảnh nhiều lĩnh vực của nền kinh tế suy giảm, mức tăng của thị trường trong nước và việc đảm bảo cung cầu, giá cả hàng hoá thời gian qua cho thấy, đây là một trong những điểm sáng của nền kinh tế.

Trong các tháng còn lại của năm 2023, để duy trì tăng trưởng thị trường nội địa, ông Đỗ Thắng Hải lưu ý, các địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để đảm bảo có nguồn hàng dồi dào, ổn định giá cả hàng hoá, đặc biệt là thời điểm tháng 7/2023 khi đến kỳ tăng lương cơ bản. Lực lượng quản lý thị trường cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để bình ổn thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa”.

Ở góc độ địa phương, đại diện Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong bối cảnh người tiêu dùng còn nhiều khó khăn, sức mua thấp, các hoạt động kích cầu được kết hợp với các tổ chức tín dụng để tạo cơ hội cho người tiêu dùng được giảm giá nếu thanh toán trực tuyến. Cùng với đó,

TP. Hồ Chí Minh vẫn triển khai các chương trình kết nối nông sản vào hệ thống các siêu thị để hỗ trợ các địa phương tiêu thụ nông sản. Đồng thời, từ ngày 15/6, TP. Hồ Chí Minh đã kích hoạt chương trình khuyến mại tập trung kéo dài 3 tháng.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường trong nước

Nhằm hạn chế tác động của việc tăng giá theo lương từ ngày 1/7/2023, theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, trong 6 tháng cuối năm 2023, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặn chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020 và Đề án giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2030; chương trình xúc tiến thương mại quốc gia xúc tiến sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng hiệu quả.

Nhìn chung, từ nay đến cuối năm 2023 nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi...) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp.

Thương mại điện tử tiếp tục trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần tiêu thụ hiệu quả hàng hóa, nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp. Các kênh phân phối hàng hóa thông suốt và nguồn cung đảm bảo, sẽ góp phần đáng kể cho việc bình ổn giá thị trường, hạn chế tối đa việc lợi dụng tăng lương để tăng giá hàng hóa đột biến.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
  • Miễn giảm phí sử dụng đường bộ với các đơn vị kinh doanh vận tải
  • Siết chặt hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý
  • Các ca nhiễm Covid
  • 35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
  • Dự báo thời tiết hôm nay 11/8:  Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn cục bộ
  • Quảng Ngãi cũng có bệnh nhân Covid
  • Lâm Đồng trả lời đề xuất điều chỉnh quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm
推荐内容
  • Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 tăng 27,8% so với cùng kỳ
  • Chuyển biến mới tại dự án Crystal Holidays Harbour 3.600 tỷ ở Quảng Ninh
  • Giá đất “nhảy múa”, nhà đầu tư có nên “lướt sóng” cuối năm
  • Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
  • Việt Nam thành tâm và tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN