【ti so as roma】Triển khai Thông tư 08 về quản lý giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi
Khách hàng chọn mua sữa bình ổn giá tại Siêu thị Co.op Mart Thanh Hà. (Ảnh: Lan Phương/TTXVN)
TheểnkhaiThocircngtưvềquảnlyacutegiaacutesữachotrẻemdướituổti so as romao ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, để hướng dẫn cụ thể việc triển khai quy định về quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong toàn ngành công thương, Bộ Công Thương đã xây dựng Thông tư về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Trong quá trình xây dựng Thông tư, Bộ Công Thương đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan và làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Cùng với đó, đánh giá việc triển khai trong thời gian qua và dựa trên quan điểm quản lý mặt hàng nhưng vẫn tôn trọng quyền của doanh nghiệp, tôn trọng các quy luật của thị trường, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tập trung vào mục tiêu chính trong định hướng quản lý là bảo đảm hài hòa quyền lợi của người tiêu dùng cũng như của doanh nghiệp để đưa ra định hướng quản lý giá đối với sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Định hướng này đã được cụ thể hóa trong các quy định của Thông tư số 08/2017/TT-BCT ngày 26-6-2017.
Bà Lê Thị Hồng, Phó Trưởng phòng Cân đối cung cầu hàng hóa, Vụ Thị trường trong nước cho biết, so với các quy định trước đây Thông tư 08/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương có sự đổi mới qua việc tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp đối với hàng hóa của mình và chịu trách nhiệm đối với mức giá kê khai theo đúng chế độ hoạch toán kế toán hiện hành. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ giám sát và kiểm tra việc kê khai, đăng ký và thực hiện giá bán.
Không những thế, Thông tư còn tập trung vào việc quản lý giá bán lẻ hàng hóa do đây mới là mức giá mà người tiêu dùng được tiếp cận và cũng chính là mục tiêu quản lý của nhà nước đối với giá các mặt hàng nhạy cảm.
Cùng với đó, để phù hợp với thực tế nhưng vẫn bảo đảm sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Công Thương đã quy định cho phép doanh nghiệp kê khai các mức giá phù hợp với địa bàn phân phối theo khu vực địa lý nhất định.
Ngoài ra có thể theo đặc thù hoạt động phân phối đặc biệt như đối với các loại hình phân phối có chi phí bán hàng cao thì thương nhân bán lẻ có thể kê khai giá bán lẻ của mình với cơ quan chức năng theo phân cấp nhưng phải giải trình đẩy đủ, cụ thể chi phí phát sinh này.
Bên cạnh việc quản lý giá bán của hàng hóa, bà Lê Thị Hồng cho biết thêm, Bộ Công Thương cũng yêu cầu doanh nghiệp khai báo về hệ thống phân phối sản phẩm để giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát việc thực hiện giá bán trên thị trường.
Hơn nữa, Bộ Công Thương cũng gắn trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với chất lượng và giá hàng hóa của mình đến người tiêu dùng cuối cùng.
Trong phạm vi điều chỉnh giá bán với biên độ nhỏ (dưới 0,5%) Bộ Công Thương vẫn để doanh nghiệp được giữ quyền chủ động về việc thay đổi giá nhưng vẫn có sự giám sát thông qua việc doanh nghiệp gửi thông báo điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước theo phân cấp để các cơ quan này nắm được thông tin đầy đủ, liên tục đối với giá hàng hóa.
Đại diện Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng (NFG) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Matthew Garland hoan nghênh Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành Thông tư 08 quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo định hướng nhà nước quản lý dựa trên các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
Ông Matthew Garland nhấn mạnh, Thông tư 08 đề ra một hướng quản lý mới, theo đó, tập trung vào quản lý hệ thống phân phối và giá bán lẻ cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Vì thế, Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng của EuroCham rất ủng hộ cách tiếp cận mới này và hi vọng khi áp dụng Thông tư 08 vào thực tiễn sẽ đảm bảo được sự minh bạch của thị trường, lợi ích của người tiêu dùng và sự tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp cũng như các nguyên tắc cơ bản khác của nền kinh tế thị trường.
Theo ông Matthew Garland, đây là một bước đi đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực vận động để Liên minh châu Âu công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Trong thời gian triển khai Thông tư 08 sắp tới, Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng của EuroCham cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý để thực hiệnThông tư này.
Một thị trường cạnh tranh lành mạnh và môi trường pháp lý minh bạch, ổn định sẽ là những yếu tố then chốt để các doanh nghiệp trong Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng của EuroCham tiếp tục mang đến cho trẻ em và người dân Việt Nam những sản phẩm dinh dưỡng đa dạng và chất lượng cao, góp phần đạt được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Tổng bí thư thăm Nga: Làm sâu sắc toàn diện quan hệ song phương
- ·Tháng 7, cả nước xuất siêu 74 triệu USD
- ·Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán 3,2 tỷ đồng chi từ ngân sách
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Khó ban hành định mức kinh tế
- ·Hai Nghị định của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 9/2018
- ·Chỉ khoán gọn xe công khi đi công tác thường xuyên
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Dự báo xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản công
- ·Ngân sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tự nguyện
- ·Việc đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ manh nha
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã xuất cấp 120.428 tấn gạo trong năm 2018
- ·Lật xuồng tự chế, thanh niên bơi ra cứu 2 bạn nhưng cả 3 cùng tử vong
- ·Nhóm quản lý karaoke từ Đồng Nai lên TP.HCM chém người
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Thủ tướng phát lệnh thông xe tuyến cao tốc Hạ Long