【thứ hạng của young boys】Khai thác bền vững giá trị từ cây dừa
Khai thác EVFTA để gia tăng giá trị bền vững cho nông sản xuất khẩu Nhiều giải pháp khai thác giá trị tỷ đô từ cây dừa Ngành dừa phấn đấu trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn |
Các sản phẩm chế biến sâu từ dừa của Betrimex tại một hội chợ quốc tế. Ảnh: TL |
Cộng sinh dưới tán dừa
Những ngày cuối năm, trên nhiều tuyến đường của huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, những chuyến xe hối hả chở dừa từ các nhà vườn tới điểm tập kết để giao cho nhà máy chế biến.
Ông Nguyễn Văn Khinh (ấp 8, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm) – thành viên HTX Nông nghiệp công bằng Hưng Lễ cho cho biết, từ ngày liên kết với Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), giá dừa luôn ở mức ổn định, nhờ đó cuộc sống của gia đình ông cũng thoát khỏi cảnh bấp bênh. “Có thời điểm giá dừa rớt xuống chỉ còn 30.000 đồng/chục, nhưng công ty vẫn giữ giá mua 50.000 đồng/chục” – ông Khinh nhớ lại. Hiện tại, với mức giá thu mua trên 70.000 đồng/chục, bình quân mỗi tháng gia đình ông Khinh có thu nhập hơn 10 triệu đồng từ 1,2 ha dừa hữu cơ liên kết với Betrimex.
Bà Nguyễn Thị Trúc Liên, Giám đốc Khối nguyên liệu của Betrimex cho biết, hiện công ty đang liên kết với nông dân tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh để thu mua dừa làm nguyên liệu chế biến ra nhiều dòng sản phẩm như nước dừa đóng hộp, sữa dừa, nước cốt dừa đóng hộp, dầu dừa... Trong đó chỉ riêng dừa hữu cơ là 30.000 nông hộ với diện tích 10.200 ha, bình quân mỗi năm thu mua khoảng 144 triệu trái dừa hữu cơ. Ngoài ra, với nguồn dừa chưa đạt chuẩn hữu cơ, Betrimex thực hiện thu mua thông qua hệ thống thương lái với sản lượng khoảng 166 triệu trái/năm.
Không riêng Betrimex, liên kết với nông dân để ổn định nguồn nguyên liệu dừa cho hoạt động sản xuất, chế biến cũng là cách thức mà nhiều DN khác trong ngành dừa như Beinco, Lương Quới… đã triển khai rất hiệu quả trong nhiều năm qua. Cũng chính nhờ điều này, nông dân trồng dừa dường như luôn đứng ngoài những cơn sóng gió rớt giá, giải cứu đã quét qua với nhiều loại nông sản khác. Từ chỗ chỉ tiêu thụ quả tươi và làm nguyên liệu cho một số món ăn, qua dây chuyền chế biến hiện đại của DN, rất nhiều sản phẩm chế biến sâu từ trái dừa đã được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đã đạt tới 940 triệu USD. Trong năm nay, do tình hình kinh tế tại các thị trường lớn rơi vào khó khăn, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm từ dừa bị sụt giảm đáng kể. Nhưng theo đánh giá của Hiệp hội Dừa Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dừa sẽ sớm đạt con số 1 tỷ USD.
Bảo vệ nguyên liệu cho sản xuất trong nước
Nhìn lại những năm qua, có thể thấy sự phát triển của ngành dừa hầu hết dựa vào sự chủ động của các DN. DN nhìn thấy thị trường, nhìn thấy cơ hội và tự tìm đến để liên kết với nông dân. Những "cái bắt tay" cứ lặng lẽ hình thành dưới những tán dừa xanh mát, góp phần mang lại sự bình yên suốt thời gian qua của cộng đồng xứ dừa.
Hiện tại, theo đánh giá của các DN, dư địa cho ngành dừa hiện vẫn còn rất lớn, do vẫn còn nhiều giá trị từ cây dừa chưa được khai thác. Tuy nhiên, việc biến những tiềm năng này thành giá trị thực sự cho người nông dân và DN lại phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt khi Mỹ đã cho phép nhập khẩu chính ngạch trái dừa tươi của Việt Nam và Trung Quốc cũng đang xây dựng nghị định thư về nhập khẩu dừa từ Việt Nam. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, nếu không có những chính sách kịp thời và phù hợp, không những không có thêm những nhà máy chế biến dừa mới được xây dựng, mà ngay cả những nhà máy hiện hữu cũng có thể sẽ rơi vào cảnh đói nguyên liệu và khó duy trì.
Vậy, các DN ngành dừa cần được hỗ trợ gì? Bà Trần Quế Trang, Tổng giám đốc Betrimex cho biết, dù Betrimex đã liên kết trực tiếp với nông dân trên diện tích 10.000 ha dừa hữu cơ, nhưng so với gần 200.000 ha dừa của cả nước, diện tích liên kết này vẫn không thấm vào đâu. Với phần nguyên liệu ngoài diện tích liên kết, Betrimex vẫn phải thu mua thông qua hệ thống thương lái, nên giá cả có thời điểm bị biến động rất lớn, gây khó khăn cho DN. Việc làm trực tiếp với nông dân sẽ giúp ổn định giá và truy xuất được nguồn gốc theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, để làm được điều này thì cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, bởi nếu chỉ dựa vào DN thì sẽ không đủ sức.
Bên cạnh đó, bà Trang cũng kiến nghị Nhà nước cần có chính sách hạn chế xuất khẩu dừa nguyên liệu dưới dạng thô và sơ chế để bảo vệ ngành chế biến trong nước và thu hút đầu tư thêm các nhà máy mới trong lĩnh vực này. Theo bà Trang, khi không xuất khẩu sản phẩm thô, các DN FDI sẽ buộc phải mở nhà máy tại Việt Nam để có nguyên liệu cho chế biến. Trong khi đó, với nguyên liệu sơ chế, các cơ sở sản xuất ra sản phẩm này cũng chỉ ở mức thô sơ, đơn giản, không mang lại giá trị gia tăng cao, thậm chí còn có nguy cơ để lại những hệ lụy về môi trường. “Các chính sách cần hướng tới việc sản xuất ra được sản phẩm cuối cùng để đưa đến tay người tiêu dùng, khi đó mới mang lại giá trị gia tăng cao” – bà Trang nhấn mạnh.
Ông Cao Bá Đăng Khoa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cũng cho biết, ngành dừa Việt Nam hiện có hơn 50 sản phẩm từ dừa và sản phẩm liên quan đến dừa đang được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia. Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Qua theo dõi diễn biến các sản phẩm ngành dừa và sản phẩm liên quan đến dừa được xuất khẩu sang thị trường các nước, ông Khoa cho biết, xuất khẩu trái dừa tươi chỉ chếm 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dừa, nhưng lại là mặt hàng dễ gây hiệu ứng truyền thông, khẳng định thương hiệu cho sản phẩm dừa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Do đó, ông Khoa cho rằng, khi đàm phán Nghị định thư xuất khẩu trái dừa tươi sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khác, cần quy định rõ mã ngành và tiêu chuẩn để phân loại dừa tươi uống nước và dừa nguyên liệu. Trong đó, cần hạn chế hoặc ngăn chặn việc xuất khẩu dừa nguyên liệu - vốn đang là nguyên liệu chính cho nhiều DN chế biến sâu trong nước, giúp tăng giá trị trái dừa, tạo việc làm cho người lao động các địa phương. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu, giảm lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến sâu đã có thương hiệu trên thị trường thế giới, không tạo được môi trường khuyến khích DN đầu tư nhà máy chế biến sâu.
Nói thêm về chuỗi giá trị của ngành dừa, bà Trang cho biết, hiện Betrimex mới chỉ khai thác hiệu quả phần cơm dừa và nước dừa, trong khi các phụ phẩm như xơ dừa, sọ dừa phải bán cho các cơ sở sơ chế, chế biến với hiệu quả không cao. “Hiện nhu cầu trên thị trường đối với các sản phẩm này đã có, công ty cũng biết cách nào để khai thác tốt các phụ phẩm này, nhưng vấn đề là phải có chính sách khuyến khích để DN có thể yên tâm mạnh dạn đầu tư” – bà Trang cho biết.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Kiểm tra kiến thức pháp luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ để phục hồi điểm giấy phép lái xe
- ·Sôi nổi Hội thao các câu lạc bộ mô tô Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh lần 1 năm 2024
- ·Bao Phương Vinh giúp billiards Việt Nam lần đầu vô địch thế giới nội dung đồng đội
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Lãnh đạo Hải Phòng tới Hàn Quốc, trực tiếp mời doanh nghiệp mở rộng đầu tư
- ·Từ 25/12, xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại di động
- ·Giải vô địch taekwondo mở rộng TP.Tân Uyên năm 2024 kết thúc tốt đẹp
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Soi quy mô 16 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·TP.HCM tăng trưởng chậm: Ba cái thiếu của người khổng lồ chân đất sét
- ·Thu hút FDI vào Hà Nội tăng đột phá, quý I/2023 gần bằng cả năm 2022
- ·Lotte E&C tạm “buông” dự án nâng cấp đường sắt Yên Viên
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút các dòng vốn đầu tư mới
- ·Lâm Đồng đề xuất 440 tỷ đồng sửa chữa công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp
- ·Quy định mới về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường cao tốc Tuyên Quang